Ăn Bám Chính Xác Mở Ra Phương Thức

Chương 185: Thẩm lão sư, lại hát một lần nữa đi




Tiếng hát của hắn rất từ tính, rất chậm rãi, như thể chỉ đang thuận tiện gảy một khúc nhạc, hát một khúc ca để giết thời gian, nhưng lại khiến trong lòng mọi người ngồi đây cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, phảng phất như tiết trời đầu hạ oi ả mà được nhấp một hớp bia ướp lạnh, từ trong ra ngoài đều thấy thư sướng.
"Tốt lắm!"
Quách Đắc Cương đứng ở bên cánh gà, thấp giọng khen ngợi. Tôn Diệu đứng cạnh ông cũng theo bản năng giơ ngón tay cái lên.
Cái gọi là ‘trong nghề xem môn đạo’ chính là như thế, so với khán giả bên dưới, cảm xúc của hai người Quách Đắc Cương càng sâu lắng hơn.
Loại ca từ thái bình mà Thẩm Ngôn đang biểu diễn kỳ thật cũng được xem là hát khúc, đương nhiên gọi là hát hí khúc cũng không sai.
Chủ yếu vận dụng yếu tố "Tam cổ tam tân" (Ba cũ ba mới): Từ phú cổ, văn hóa cổ, giai điệu cổ, cách hát mới, cách phối mới, khái niệm mới.
Tuy hình thức sáng tác của dòng nghệ thuật cổ này khá đa dạng, nhưng tựu chung đều có một điểm giống nhau, đó là lấy bối cảnh từ các điển cố, điển tích, văn học cổ đại của Hoa Hạ rồi dùng âm nhạc hiện đại hát nên hương vị cổ điển.
Phong cách ca khúc thì lại thường phỏng theo cách diễn tấu của phương Đông, sử dụng một số nhạc khí đặc trưng của âm nhạc phương Đông như đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn cầm..., âm điệu uyển chuyển réo rắt, mang lại mỹ cảm của Phương Đông cho người nghe.
Cách gọi tuy khác biệt nhưng trên bản chất đều là cùng một loại hình nghệ thuật, thậm chí cả kinh kịch cũng có thể gọi chung là hát hí khúc.
Mà hát hí khúc và hát nhạc pop, nhạc dance… bình thường có sự khác biệt rất lớn, cái loại trước yêu cầu nghệ sĩ phải sử dụng cuống họng cao hơn rất nhiều lần.
Nếu đã từng có dịp nghe những danh gia biểu diễn kinh kịch, ngươi mới chân chính cảm nhận được việc dùng cuống họng ngân vang một đoạn hí khúc có thể khiến người nghe tê dại cả da đầu như nào.
Sở dĩ có yêu cầu cao đối với nghệ sĩ kinh kịch như vậy, lý do chủ yếu là bởi vì hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ.
Hát hí khúc là nghệ thuật lưu truyền từ thời Hoa Hạ rất nhiều năm trước, xã hội lúc ấy không giống như hiện tại, khi đó làm gì đã có âm hưởng, có phối nhạc, có công cụ chỉnh giọng….
Lúc ấy muốn hát hí khúc thì nhạc khí dùng để đệm đàn kỳ thật đều rất đơn giản, thật sự chỉ xem là làm nền cho nghệ sĩ mà thôi. Việc hát tốt hay không tốt, liền đơn thuần phải dựa vào cổ họng của các diễn viên đến quyết định.
Dưới tình huống như vậy, kỹ năng không tốt thì làm gì có nghệ sĩ nào dám can đảm đứng lên biểu diễn? Cho nên nghệ sĩ thời xưa quả thật đều là người có tài, không giống bây giờ, hát không được thì đã có công cụ chỉnh giọng hỗ trợ.
Hơn nữa, hồi đó hát hí khúc trên cơ bản làm gì có sân khấu chuyên nghiệp như thời nay, phần lớn thời điểm đều là kê một cái sàn cao cao, diễn ở bên trong trà lâu hoặc là diễn ở ngoài trời.
Mà hai loại địa phương nói trên thì có nơi nào mà không cực kỳ ầm ĩ, tiếng người, tiếng cười nói lúc nào cũng vang vang? Muốn bảo khán giả bên dưới im lặng để người nghệ sĩ bắt đầu cất tiếng ca, kia trên cơ bản là chuyện không thể nào.
Cho nên mới nói cuống họng của người nghệ sĩ khi đó càng thêm quan trọng. Bắt buộc bọn họ phải có một chất giọng thật trong trẻo, thật ngân vang, có như vậy thì giữa chốn ồn ào đông đúc ấy mới có thể thu hút sự chú ý của người xem, buộc bọn họ phải nhìn về phía mình, có làm được như vậy thì mới có thể được chủ đoàn chi trả tiền công.
Cuống họng của Thẩm Ngôn không thể nghi ngờ là cấp cao nhất, giống như tiếng trời, sạch sẽ trong trẻo mà không mất đi chất ngân vang.
Những ca từ tiểu khúc qua miệng hắn cứ thế bách chuyển thiên hồi, quấn lương không dứt.
“Ô kìa, thế nhưng Đại Liên hai má hồng đào, hẹn gặp chàng khi trời ngả về Tây.
Chuyện tình nàng Đại Liên nhỏ nhắn nhẹ nhàng mà chầm chậm như nước sông Thanh Thủy dịu dàng trôi.
Chỉ là, rốt cục trời cười ta vọng tưởng, hay là cười nhân gian lạnh lùng đây...
Muốn trọn tình với chàng, thật khó!
Nàng Đại Liên bối rối cười khổ. Liệu chàng sẽ oán trách ta, hay liệu rằng chúng ta sẽ có một ngày gặp lại?
Dưới trời thu sâu thẳm, sông Thanh Thủy vẫn lững lờ trôi. Tiếc là, đã vắng đi bóng hình ai nhuộm sắc nước.”
Sân khấu của Đức Vân Xã vốn rộng rãi như vậy, nhưng giờ phút này lại chỉ lẻ loi trơ trọi một cái ghế, một người thanh niên mặc trường bào bạch sắc, ngồi nghiêm chỉnh trên ghế đơn, tay ôm ấp cây tam huyền cầm, hai mắt nhắm lại, phiêu phiêu tiếng hát vút cao làm say đắm lòng người.
Tràng diện nhìn qua thì có một chút quạnh quẽ, đã lâu lắm rồi ở sân khấu Đức Vân Xã này mới có một tiết mục mà bên dưới khán đài im phăng phắc, chẳng ai cười rộ lên, chẳng có tiếng khán giả nào hưng phấn tương tác với nghệ sĩ, thế nhưng không một người nào ở đây lại cho rằng tiết mục này thất bại mất rồi.
Toàn bộ kịch trường lặng ngắt như tờ, bởi vì tâm trí của mọi người đều đã bị chàng trai trẻ trên sân khấu hấp dẫn.
Phảng phất như thể Thẩm Ngôn đã đưa bọn họ xuyên về hơn một trăm năm trước, phảng phất như thể bọn họ thấy được một nghệ nhân tay ôm cây đàn, miệng xướng thanh khúc ca, đẹp đẽ vô ngần chẳng khác gì từ trong tranh bước ra ngoài đời thật.
"Đây chắc chắn là tiết mục trình diễn an tĩnh nhất của Đức Vân Xã chúng ta từ khi thành lập đến giờ."
Tôn Diệu đứng trước mặt Nhạc Vân Bằng, nhỏ giọng nói với anh ta.
Nhạc Vân Bằng vẫn đang say mê cuốn theo lời hát của Thẩm Ngôn, nghe xong phải mất một lúc sau mới bừng tỉnh lại, theo bản năng gật gật đầu, khẽ cảm thán nói: "Khúc ca này của Thẩm lão sư quả nhiên rất tuyệt."
Tôn Dược cũng gật đầu tán thưởng: "Đúng là năng khiếu trời sinh, có muốn ganh tỵ cũng không được."
Một tiểu khúc « Thám Thanh Thủy Hà » cứ thế được Thẩm Ngôn hát qua hai lượt, đến cuối cùng khi một tiếng rung dây đàn ngân lên, cũng là lúc giọng hát của hắn nhỏ dần rồi ngừng hẳn.
Nguyên bản kịch trường vốn đang an tĩnh lập tức sôi trào, tựa như người đầu bếp đổ thêm nước vào trong chảo dầu đang sôi ùng ục. Trong nháy mắt, tiếng vỗ tay cùng âm thanh huyên náo vang vọng không khác gì tiếng sấm, dường như bọn họ đang ngại tiếng hét của mình còn chưa đủ lật tung được nóc phòng lên vậy.
"A a a a, Thẩm lão sư, em yêu anh!"
"Thẩm lão sư, quá tuyệt vời, em còn muốn được nghe thêm lần nữa!"
"Thẩm lão sư, anh đẹp trai quá đi!!!!”
“Thẩm lão sư, em nhất định phải sinh tiểu bảo bảo cho anh."
"A a a a a, Thẩm lão sư rất đẹp trai a!"
“Chồng ơi, anh hát quá hay.”
"..."
Trong tiếng vỗ tay vang vọng như sấm ấy, còn có người lớn tiếng thét lên, nữ nhân chiếm đa số. Ngay cả Địch Lệ Nhiệt Ba cũng hào hứng tham gia náo nhiệt, đứng dậy lanh lợi hò hét không khác gì các fan cuồng bên dưới.
Thẩm Ngôn chậm rãi đứng dậy, ánh mắt nhìn thoáng qua chỗ mấy người Địch Lệ Nhiệt Ba, Dương Mật các nàng bên dưới, nháy mắt mỉm cười với bọn họ một cái, sau đó mới mở miệng nói chuyện với đông đảo khán giả: "Tuy rằng tôi đã dự đoán mọi người sẽ rất hứng thú với tiểu khúc mới rồi, nhưng thực tế cảm nhận được tiếng vỗ tay cùng sự nhiệt tình của mọi người vẫn khiến tôi rất cảm động và vui vẻ, đa tạ quý vị đã ủng hộ.”
"Ba ba ba ba~!" Thẩm Ngôn vừa dứt lời, tiếng vỗ tay lại ào ào vang lên.
"Thẩm lão sư, lại hát một lần nữa đi!"
“Đúng vậy, Thẩm lão sư, mau hát thêm bài nữa đi.”
"Thẩm lão sư, lại hát một lần đi mà!"
Vô số âm thanh ồn ào kêu gọi hắn biểu diễn thêm một tiết mục nữa vang lên.
Mới bắt đầu thì vẫn còn tương đối lộn xộn, mạnh ai nấy hét, nhưng rất nhanh mọi người liền trở nên ăn ý hô hào đều nhịp, một bên lớn tiếng hô “Lần nữa! Lần nữa! Lần nữa!”, một bên thì vỗ tay theo tiết tấu.
Quách Đắc Cương muốn còn vui vẻ hơn cả Thẩm Ngôn đang đứng bên ngoài, ông ấy quay sang hào hứng nói với Tôn Diệu: "Chúng ta còn chưa có được đãi ngộ như vậy đâu, cái này nào giống với sân khấu kịch nghệ, trông còn giống với sân vận động tổ chức concert của các idol hơn đấy.”
Tôn Diệu ha ha cười lớn, "Cái này phải gọi Thẩm Ngôn là thần tượng của sân khấu kịch, dĩ nhiên không giống với mấy người chúng ta rồi. Quả nhiên hậu sinh khả úy."
- -----
Chương sau: Tiêu Sái Mà Đến, Tiêu Sái Mà Đi

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.