Ảnh Đế Xuyên Sách Làm Đệ Nhất Mỹ Nam

Chương 13: Vân Kỳ thịnh thế




Tin thắng trận liên tiếp báo về. Chỉ trong một tháng, quân đội Thiên Vân chia làm 3 hướng với dự dẫn dắt của tứ đại nguyên soái Vân Quốc, đã san bằng hai nước lân bang là Hoàng Thạch và Bạch Thủy, khiến các quốc gia khác kiêng nể, run sợ. Gần nhất có Yến quốc cũng phải chịu thất bại nặng nề, mất đi ba thành lớn: Kim Dương, Ngọc Thanh, và Phong Các. Bị đẩy vào tình thế nguy nan.
Thiên Vân Quốc trước đây là một nước nhỏ, nhưng từ sau khi Quân Vân Kì lên ngôi đã trở mình biến thành một vương triều hùng mạnh và thịnh vượng.
Được mệnh danh là “Vân Kỳ thịnh thế”.
Quân Vân Kỳ, khi còn là thái tử, không chỉ nổi danh với tài năng lãnh đạo xuất chúng mà còn bởi sự anh dũng và quyết đoán trên chiến trường.
Dưới sự dẫn dắt của Quân Vân Kỳ, quân đội Thiên Vân Quốc đã liên tiếp giành thắng lợi, mở rộng bờ cõi và tạo dựng nên một triều đại hùng mạnh. Sát cánh cùng với nhà vua trẻ là bốn vị nguyên soái dạn dày kinh nghiệm Hàn Cảnh, Triệu Vũ, Lý Phong, và Tôn Hạo lập nên những chiến công vang dội, bách chiến bách thắng.
Hàn Cảnh, vị nguyên soái đứng đầu, được mệnh danh là “Thần Tướng” của Thiên Vân Quốc. Với khí chất uy nghiêm và tài năng võ nghệ vô song, Hàn Cảnh đã nhiều lần cứu quốc gia khỏi nguy nan. Trong trận chiến tại Bình Nguyên, khi quân địch tràn vào như thác lũ, Hàn Cảnh một mình dẫn đầu đội quân tinh nhuệ, phá vỡ vòng vây và tiêu diệt hơn ngàn quân địch chỉ trong một đêm. Chính chiến công này đã giúp Thiên Vân Quốc giữ vững biên giới phía Tây và đánh bại kẻ thù, chiếm lại thành Bình Nguyên.
Triệu Vũ, mệnh danh là "Thiên Lôi Tướng Quân", nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và khả năng tấn công bất ngờ. Trong cuộc chiến tại thành Long Dương, đã dẫn đội quân tinh nhuệ bất ngờ tập kích, tiêu diệt hoàn toàn quân địch trong một đêm bão tố, khiến cả vùng đất địch khiếp sợ và tôn vinh như hiện thân của cơn thịnh nộ trời xanh.
Lý Phong, được gọi là "Phong Vân Thượng Tướng", với chiến lược tinh vi và khả năng điều binh khiển tướng tuyệt vời, đã đánh bại quân đội của hai nước đối địch tại thành Thiên Hòa. Lý Phong đã chỉ huy binh lính dùng mưu kế, lừa quân địch vào bẫy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch mà không cần một trận chiến đẫm máu.
Tôn Hạo, với danh hiệu "Thiên Uy Đại Tướng", nổi tiếng với sức mạnh và sự kiên cường trên chiến trường. Tại trận đánh bảo vệ thành Nam Phong, Tôn Hạo đã dẫn quân chống lại đợt tấn công dữ dội từ quân địch, giữ vững thành trì và bảo vệ an ninh cho hàng vạn dân chúng.
Trong đại điện Thiên Vân Quốc.
Quân Vân Kỳ ngồi trên ngai vàng mặc long bào thêu hình rồng uốn lượn tinh xảo, phong thái uy nghi, tướng mạo khôi ngô, sắc sảo. Đôi mắt sắc bén như chim ưng, ngũ quan anh tuấn, cương nghị, toát lên khí chất của một quân vương. Bờ vai rộng, thân hình vạm vỡ, từng cử động đều oai hùng, ánh mắt xoáy thẳng vào từng quan đại thần khiến ai nấy đều kính sợ.
Tiếng xì xào của các quan vang vọng khắp đại điện, Các quan đại thần đang bàn bạc về việc Thiên Yến cầu hòa. mỗi người đều đưa ra ý kiến của mình về điều kiện hòa đàm. Quân Vân Kỳ lắng nghe, ánh mắt sắc bén quét qua từng người, tạo ra áp lực vô hình.
Quân Vân Kỳ quay sang quan đại thần Ôn Địch, người từng đi sứ sang Thiên Yến.
"Ôn đại nhân, ngươi nghĩ sao về việc này?"
Ôn Địch bước ra, cúi người cung kính.
"Bệ hạ, Thiên Yến hiện đang ở thế yếu, việc cầu hòa là điều tất yếu. Thần ngu ý cho rằng, điều kiện cầu hòa cho Yến quốc là dâng cho Thiên Vân ba thành trọng yếu: Thanh Sơn, Bạch Hà, và Hồng Ngọc. Cùng với đó, họ phải cống nạp hàng năm một vạn lượng vàng, hai ngàn tấm lụa thượng hạng, mười ngàn đấu gạo loại nhất, năm trăm viên ngọc trai, năm ngàn thạch muối, hai ngàn xấp vải gấm, năm ngàn hộc ngọc lục bảo, mười ngàn cân đồng, ba trăm thùng dầu thông, hai ngàn cân hương liệu."
Quân Vân Kỳ gật đầu, tỏ vẻ hài lòng với sự tham mưu của Ôn Địch.
"Trẫm đồng ý với khanh. Cần phải để cho Thiên Yến hiểu vị trí của mình đang ở đâu, muốn liên minh với Thiên Vân Quốc cần tỏ rõ sự thành kính và thần phục."
Các quan đại thần đồng loạt cúi đầu tán thưởng, không khí trong đại điện trở nên trang nghiêm. Quân Vân Kỳ đứng dậy, ánh mắt quét qua mọi người, giọng nói trầm hùng vang lên:
"Hãy truyền lệnh của ta, Thiên Vân Quốc đồng ý đàm phán cầu hòa cùng Thiên Yến quốc”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.