Ánh Sáng Nơi U Tối

Chương 105: Cuộc sống ở Đại Học




Tháng chín, Tịch Ngưng chính thức bước vào lớp mười hai.
Ngôi trường học vẫn thế, bạn bè sau khi thấy sự trở lại của cô vẫn rất nhiệt tình đón chào cô quay lại, một năm học cũng vì những người bạn này mà cô đã vui vẻ lên không ít.
Tịch Ngưng từ cấp một đến cấp ba đều ngồi cùng bàn với người bạn thân của mình, Shiloh.
Bây giờ cô vẫn ngồi cạnh với cô ấy.
Mọi thứ trở về với quỹ đạo ban đầu.
Trường cô thành phần tomboy không ít, trong lớp cũng xuất hiện vài bóng hình hệt như con trai, Shiloh có sở thích chơi bóng rổ và bóng chuyền, lại cắt tóc ngắn, nếu không biết thật sự sẽ nghĩ cô ấy chính là con trai.
Tháng 12, cuối năm.
Tịch Ngưng đã quen dần với cuộc sống như trước đây, mặc dù có nhiều lúc vẫn thường xuyên thất thần mà ngồi một chỗ yên lặng thật lâu, sau đó cũng lén lút lau nước mắt.
Cô không thể phủ nhận…
Cô thật sự rất nhớ Mộ Nghiêm.
Nhưng mà…
Bỏ đi.
Không nhắc là tốt nhất.
Thế là cô bước vào thư phòng, ở thư phòng có tổng cộng bốn chiếc tủ, một bàn học và một bộ ghế sofa. Hai kệ sách và hai tủ kính dùng để đựng huy chương và bằng khen, chính giữa là chiếc bàn học bằng gỗ cây của cô.
Trên đó có laptop và vài quyển sách tập khác nhau.
Gần đến kì thi cuối năm nên trường cho nghỉ hẳn một tuần để ôn tập.
Tịch Ngưng mở đèn lên, vì không muốn bản thân suy nghĩ linh tinh nên lại lấy sách luyện đề nâng cao ra làm.
Nhà Shiloh nằm bên cạnh khu đất cách nhà cô không xa.
Lúc này mẹ của Shiloh bước vào trong phòng, đem cho con gái mình một dĩa trái cây vừa mới gọt.
Bà ấy là người gốc Mỹ, tính cách vui vẻ ôn hoà, thấy con gái vẫn còn làm bài tập, nhìn đồng hồ rồi nhíu mày.
Khiển trách Shiloh:’‘Cục cưng, sao giờ này vẫn còn học. Đã một giờ sáng rồi.’’
Shiloh nhìn mẹ, lại chỉ ra ngoài cửa sổ.
Bà dù vẫn nghi hoặc nhưng vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn thấy ngôi dinh thự đã tắt hết đèn, nhưng vẫn còn một căn phòng vẫn sáng đèn.
Mẹ Shiloh xoa đầu cô, nhìn theo, khó hiểu hỏi:’‘Sao thế? Chỉ ra ngoài là có ý gì?’’
Shiloh cười càng tươi hơn, cô ôn tồn giải thích:’‘Mẹ à, mẹ không thấy đèn phòng học nhà Jami vẫn sáng à? Con cũng giống cậu ấy thôi.’’
Bà lúc này mới hiểu lời con gái nói, lại bất giác nhìn về phía căn phòng sáng đèn kia, thầm thở dài.
‘‘Con bé nhà Alexander đó năng lực học rất mạnh, con bé nói thi vào đại học H đúng không con?’’
Shiloh gật đầu:’‘Vâng. Cậu ấy sợ bản thân không đỗ nổi trường top một thế giới đó.’’
Shiloh đột nhiên cười chế giễu:’‘Mẹ cậu ấy cũng thật lạ, cả năm không về thăm con gái mình được một lần nào. Xây nhà to làm gì rồi cũng chỉ có một mình cậu ấy sống, còn yêu cầu cậu ấy thi đậu trường top một thế giới. Cho rằng là chuyện ra chợ mua một bó rau sao?’’
Mẹ Shiloh sống ở đây đã lâu, cũng là nhìn Tịch Ngưng từ nhỏ mà lớn lên.
Không ít lần thấy cô bị phạt nhịn đói vì đạt điểm không chuẩn, đến chính bà cũng không hiểu nổi cách dạy con kiểu đó của mẹ Tịch Ngưng, khi đó cô cũng chẳng cảm thấy buồn bã gì, hồn nhiên lén chạy qua khoảng sân rộng, qua đến khu đất bên cạnh rồi vào nhà Shiloh để xin ăn một bữa cơm.
Mẹ Shiloh biết gia đình cô rất giàu, nhưng mỗi lần phạt đều dùng cách thức bắt cô nhịn đói để phạt cô.
Bà càng nghĩ càng xót, nên làm không ít món ngon bồi bổ cho cô.
Cô gái nhỏ xinh xắn đáng yêu lớn lên cùng với Shiloh, bà cũng sẽ cô như con ruột mình vậy.
Nhìn cô bị nhịn đói mà cô gái nhỏ vẫn vô cùng ngây thơ mà không buồn bã như chẳng có chuyện gì xảy ra, như đã quen với cách thức xử phạt này rồi vậy.
Đáy lòng càng buồn và đau nhói hơn.
Bà chợt nhớ tới gì đó:’‘À đúng rồi. Mẹ kêu người làm một ít món ngon, mai con qua vờ học cùng Jami rồi lấy ra ăn nhá.’’
Shiloh nghe xong lại nhìn mẹ mình, gật đầu cảm ơn mẹ
Và cuối cùng không phụ sự kỳ vọng mà cô bỏ ra, Tịch Ngưng đã đỗ vào ngôi trường H danh tiếng đó.
Cô nhìn thông báo bản thân đã trúng tuyển, còn cho rằng là mình nhìn nhầm mà liên tục dụi mắt nhìn kỹ lại vì không thể tin được.
Tịch Ngưng liếc nhanh bức thư trên máy tính.
Chúng tôi rất vinh dự khi bạn đã chọn ngôi trường của chúng tôi để học trong vài năm tiếp theo, chúng tôi sẽ dành những đều tốt nhất cho tân sinh viên của mình. Chúc mừng bạn đã vào Đại Học H.
Cô thật sự đỗ rồi!
Trái tim trong lồng ngực vẫn đập vô cùng mãnh liệt vì kích động, sau đó cô vui mừng tới mức bật khóc
Ngay lập tức cô gọi cho ông nội Tịch và những người chú đã luôn ủng hộ và yêu quý cô, tất cả đều vỡ oà vì hạnh phúc
Thật ra họ có chút bất ngờ, với năng lực của cô đỗ vào ngôi trường top mười thế giới thì bọn họ sẽ không chút nghi ngờ gì. Nhưng để đỗ vào một ngôi trường top đầu thế giới thì thật sự phải rất xuất chúng, không phải mà họ không tin tưởng cô, chỉ là trong gia đình họ Tịch, ngoại trừ ông bà nội Tịch ra thì chỉ có chú út mới có đủ thực lực đỗ vào được ngôi trường đó.
Bây giờ lại thêm một người đỗ vào đại học H, còn là đứa cháu gái duy nhất cả nhà vốn cưng chiều…
Càng nghĩ là càng thêm kích động đến hưng phấn
Sự việc này ông nội Tịch rất tự hào, ngay trong ngày hôm đó gọi cho mấy ông bạn già có vị trí là thư kí cấp cao của thành phố đến nhà chơi, nhâm nhi một hồi thì gương mặt nghiêm nghị lại nở nụ cười toe toét.
Trong giọng nói đều là sự đắc ý không nhỏ, kiêu hãnh mà khoe khoang từ những ông bạn già đến khắp khu vực.
Trong chớp mắt thì tất cả đều đã biết nhà Alexander có cô cháu gái đỗ vào đại học H.
Cô cũng đem chuyện này nói cho mẹ Tịch, bà ấy cũng rất vui vẻ mà khen ngợi cô, cô có hơi lưỡng lự nhung vẫn hỏi bà ấy có thể về rồi ăn tiệc chúc mừng cô không.
Cô nghĩ, việc quan trọng như thế này, thành tích cao như vậy chắc chắn bà ấy sẽ rất hài lòng, ít nhất sẽ về gặp cô một chút.
Nhưng cuối cùng bà ấy lại đang trong lúc thực hiện dự án mới.
Cô chỉ hơi mím môi, sự thất vọng cũng không có nhiều, giống như đã dự đoán từ trước cho nên cũng không ồn ào nhốn nháo gì hết, vui vẻ mà cúp máy.

Tháng 9, tuyết đã bắt đầu rơi nhiều.
Cũng là lúc cô nhập vào đại học H.
Thấm thoáng cô đã về lại Mỹ hơn hai năm rồi, mọi chuyện đang từ từ chuyển biến tốt lên, tóc cô cũng đã dài rồi, vóc dáng cũng đã có cảm giác của thiếu nữ mới lớn.
Khi biết cô nhập vào ngôi trường danh tiếng này.
Ba Tịch có mơ ước học Y, nhưng lại không đủ năng lực đậu, nhìn thấy số điểm cô vượt xa với điểm chuẩn ngành Y ông lại muốn cô học nó.
Nhưng mẹ Tịch lại khác, bà định hướng cho cô tiếp quản sự nghiệp, muốn cô học ngành Kinh Tế.
Ba mẹ Tịch vì chuyện này mà căng thẳng gần nửa tháng liền, cuối cùng cô quyết định làm cho cả hai đều vui lòng.
Cô học song ngành.
Chuyên ngành chính là Khoa học thần kinh và chuyện ngành phụ và ngành Kinh tế học.
Cô từ từ tiếp nhận môi trường của trường học mới, ở KTX đơn và tận hưởng cuộc sống đơn độc chính bản thân mình, không còn những ánh mắt cứ dán chặt vào mình, không còn những gương mặt giả tạo luôn xuất hiện trước mặt cô.
Năm nhất đại học có rất nhiều kiến thức về lý thuyết. Ngành Y cô đã được chú út là người phổ cập kiến thúc cho cô từ trước khi cô tham gia cuộc thi cuộc IBO vào năm mười bảy tuổi, nên bây giờ gặp lại cô cũng thấy cũng không quá khó khăn.
Thường chỗ cô đến nhiều nhất chính là thư viện, đọc sách rồi tìm sách kham khảo, về KTX vẫn đọc sách, viết bài luận văn và làm bài tập.
Cuộc sống cô lúc này chỉ có học và học.
Di động khi đó chỉ còn là phương thức liên lạc, cô cũng không sử dụng nhiều như trước đây, chú tâm vào chuyện học.
Đến cuối năm nhất. Tịch Ngưng được vinh danh là Thủ Khoa ngành Y với số điểm gần tuyệt đối, và cùng với đó là Á Khoa Kinh Tế Học, khi đó cô toả sáng trên sân khấu, nhận cúp khen thưởng và giấy khen chứng nhận của trường, trên sân khấu đọc bài phát biểu.
Sang đến năm hai.
Tịch Ngưng nghe giáo sư nói về việc có một nhà tài trợ người Trung Hoa đã góp số tiền rất lớn cho trường của họ, nghe đâu những Thủ Khoa và Á Khoa ngành học năm hai sẽ có những quyền lợi tham gia chương trình đào tạo nghiên cứu sinh mà trước đó chỉ dành riêng cho tiến sĩ.
Mọi ngày cứ trôi qua thuận lợi như vậy, dù cuộc sống đại học vấn đề chất lượng và bài giảng dạy học rất lớn, cô cũng chịu áp lực không nhỏ. Chuyện cô thức đêm hoàn thành bài luận và thuyết trình là chuyện đã rất bình thường, có khi dù bị bệnh cô vẫn phải tiếp tục làm bài tập, không có lúc nào là nghỉ ngơi hợp lý.
Nhiều lúc bà nội Tịch gọi điện vẫn thấy cô cắm đầu cắm mũi vào học, lúc đó cô đang bận tham gia vào cuộc thi nghiên cứu Y sinh và vài cuộc thi tranh tài khác nhau.
Trong lòng bàn nội Tịch cực kì đau lòng, quở trách cô tuổi trẻ không coi trọng sức khoẻ, còn gửi không ít đồ và thuốc bổ lên cho cô uống, lại không nỡ lớn tiếng mắng chửi, chỉ nhỏ nhẹ khuyên nhủ cô:’‘Cháu gái cục cưng phải chú ý sức khoẻ, bây giờ sắp vào thời gian chuyển mùa, uống thuốc bổ mà bà trộn cho cháu đấy. Cháu đấy, phải chú trọng sức khoẻ mình, ông cháu mà biết cháu lơ là sức khoẻ thế lại quở trách cho mà xem!’’
Khi đó cô nghe mấy lời đó thật sự rất vui, vì ít nhất vẫn có một người thân trong nhà vẫn còn quan tâm và lo lắng đến cô.
Cứ ngỡ sẽ hạnh phúc thuận lợi thế, mãi cho đến giữa năm hai đại học, biến cố lớn nhất cuộc đời cô mới xảy ra.
Đó cũng xem như là biến cố thay đổi cả cuộc đời cô.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.