Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1948: Không lấy lại Yến Vân, thà chết không về




- Buồn rười rượi, hỏi mặt đất mênh mông, ai định chìm nổi?
Triệu Giai nhỏ giọng đọc mấy lần, sắc mặt vui mừng dần dần chiếm lấy gương mặt anh tuấn, đột nhiên vỗ đùi, la lớn: - Hay, hay cho câu "hỏi mặt đất mênh mông, ai định chìm nổi?"
Tông Trạch cũng lắc đầu ngạc nhiên thán phục nha, không khỏi chắp tay nói: - Xu Mật Sứ tài cao, Tông mỗ thụ giáo.
Đồng thời trong lòng thật hổ thẹn, ông ta tự hỏi học thức không thua người, nhưng mình dốc hết tâm huyết viết chiến thư này, lại không bằng mấy chữ ít ỏi này của Lý Kỳ.
Lần này còn có thể nói gì, chỉ có thể nói Lý Kỳ là một kỳ tài.
Lý Kỳ khiêm tốn nói: - Quá khen, quá khen, ta chỉ là giúp Hoàng thượng nghĩ thôi, là sự uy vũ khí phách của Hoàng thượng cho ta linh cảm.
Triệu Giai nghe được thì sửng sốt, cười mắng: - Thằng nhãi ngươi thật sự là cẩn thận đến quá đáng nha, trẫm là người thế sao?
Tông Trạch cũng sửng sốt một chút, sau đó thì hiểu ra, câu này quá khí phách rồi, trong khắp thiên hạ, chỉ có Hoàng thượng có thể nói như thế. Một thần tử như ngươi không có chuyện gì lại sinh lòng sầu muộn, muốn hỏi mặt đất, ai mới là chúa tể của ngươi, vậy thì Hoàng thượng không thể không hỏi ngươi, ngươi muốn làm gì? Trẫm chúa tể vùng đất này, ngươi buồn rầu cái gì? Nhưng vừa rồi ông ta lại không nghĩ đến điểm này, bây giờ mới sực tỉnh từ trong mộng, đối với thái độ chính trị của Lý Kỳ bội phục tận đáy lòng. Lý Kỳ có thể có hôm nay, tuyệt đối không phải là vận may, phần nhiều phải quy công lao cho tâm tư tinh tế, bật cười ha ha.
Triệu Giai cũng cười theo, tay có chút ngứa, nhanh chóng bảo người chuẩn bị bút mực, vung vẩy bút mực, ngự bút viết xuống câu này, nhìn trái nhìn phải, hào khí trào dâng trong lòng: - Nếu có thể thắng trận này, chiến thư này chắc chắn lưu danh thiên cổ.
Đừng nói là Triệu Giai, ngay cả Tông Trạch cũng vô cùng yêu thích, viết thật là quá tốt.
Thật ra câu nói này, vừa xem thì cảm thấy rất nội liễm, ngàn vạn tơ sầu chạy vào tim, hỏi mặt đất, ai mới là chúa tể của ngươi? Là dùng hình thức nghi vấn, chứ không phải nói ta là chúa tể, quá bùng nổ rồi, không phù hợp với văn hóa Đại Tống, quân tử chi quốc nha.
Nhưng cẩn thận ngẫm lại, câu này có thể nói là bộc lộ khí phách, đặc biệt là sau khi Triệu Giai ngự bút viết xuống, lại càng vượt trội hơn. Câu này có thể nói là vô cùng trực tiếp, cũng tức là nói, trẫm nhìn thấy mảnh đất khoáng đạt vô hạn này thì trong lòng sầu muộn, trẫm muốn hỏi Hoàn Nhan Thịnh ngươi, ai mới là chúa tể mảnh đất này? Ngụ ý chính là ta muốn làm chúa tể mảnh đất này.
Ý của chiến thư chẳng phải là thế sao!
Đơn giản sáng tỏ, lại không mất đi khí phách.
Hoàn Nhan Thịnh có ở trong núi ra đi nữa, nhìn thấy câu này thì trong lòng hiểu ra, Đại Tống muốn tranh ngôi vị bá chủ với Đại Kim ta.
Làm sao tranh? Đương nhiên là xuất binh tranh, lẽ nào nhổ nước miếng hả!
Đương nhiên, Lý Kỳ không có tài văn chương có thể viết ra câu nói trâu bò thế, cũng không cần hoài nghi, đây chắc chắn là hắn đạo văn. Thật ra câu này xuất phát từ "Thấm viên xuân. Trường Sa" của Mao gia gia, cũng chỉ có Mao gia gia có thể viết ra câu thơ trâu bò như thế.
Câu thơ này tuy đến từ mấy trăm năm sau, nhưng thật ra lại rất phù hợp với đại thế thiên hạ đương thời, bởi vì nước Kim và Đại Tống đồng thời tồn tại như hai đại quốc quân sự, càng đòi mạng chính là hai nước liền kề nhau. Một núi không thể có hai hổ, một vùng đất sao có thể xuất hiện hai chúa tể. Lần này Triệu Giai xuất binh, dụng ý vô cùng rõ ràng, chính là muốn tranh thiên hạ đệ nhất, muốn nam bắc thống nhất, trên đời này chỉ có thể có một đại quốc siêu cấp, hơn nữa chỉ có thể là Đại Tống ta.
Viết xong chiến thư, vậy thì tiếp theo chính là xé bỏ hiệp ước Vân Tang tế cờ, tuyên chiến với Kim.
Trong giáo trường phủ Yến Sơn, mấy vạn tướng sĩ xếp hàng trong đó, trong giáo trường bao trùm bầu không khí nghiêm trang.
Đột nhiên một lá long kỳ được dựng thẳng cao cao, phấp phới đón gió.
Long kỳ vừa dựng lên tức là biểu thị Hoàng đế giá lâm.
Bởi vì lần này Triệu Giai đến là bí mật cao độ, ngoài trừ mấy đại thần trung tâm ra thì không ai biết, mọi người còn ngây ngốc cho rằng Triệu Giai đến Lạc Dương tế tổ.
Nhưng hôm nay, cuối cùng Triệu Giai có thể hiện thân rồi.
- Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Nương theo một tràn tiếng hô như núi lở sóng đập, Triệu Giai thân mặc long bào, eo giắt bảo kiếm, đi dọc theo bậc thang cao cao đi lên tế đàn. Đại quân xuất chinh, đầu tiên phải bái tế trời đất, phía sau y còn có một đám thần tử Lý Kỳ, Tông Trạch, còn những tướng lĩnh còn lại đã chuẩn bị ổn cả rồi.
Triệu Giai bước lên bậc thang, thật sự là hào hoa phong nhã, hăng hái hăm hở, đối diện với ngàn vạn tướng sĩ, cất cao giọng nói: - Trẫm không phải là lần đầu tiên đến đây, còn nhớ một lần khi trẫm đến phủ Yến Sơn, vẫn chỉ là một hoàng tử không có danh tiếng, mà phủ Yến Sơn khi đó vừa bị người Kim đánh hạ, trẫm và đương kim Xu Mật Sứ hiện nay cùng đến đây chính là để xin lại phủ Yến Sơn. Không sai, là xin lại, chính là vươn tay như một tên ăn mày với nước Kim, cầu xin bọn họ trả lại phủ Yến Sơn. Trước đó, chúng ta không phải là chưa từng xuất binh tranh đoạt, nhưng lại bị đội quân còn lại của quân Liêu đánh cho toàn quân bị diệt.
Câu nói đầu tiên đã khiến cho chúng tướng sĩ Đại Tống xấu hổ không thôi, nhưng cũng vì thế, bọn họ càng nóng lòng chứng minh chính mình.
Nói xong, Triệu Giai thở dài, nói:
- Tài nghệ không bằng người, chẳng trách được người khác, muốn trách chỉ có thể trách chính mình. Còn nhớ khi đó, trẫm đã chịu mọi khuất nhục, nhận từng ánh mắt đầy miệt thị ở đây, cho tới bây giờ trẫm vẫn còn nhớ, không thể quên được. Hơn nữa, chính ở nơi này, chính trong giáo trường này, trẫm và nhị Thái tử nước Kim Hoàn Nhan Tông Vọng còn so tài kỵ xạ với nhau một phen, trẫm thua, hơn nữa còn là đại bại quay về, bị một mũi tên của Hoàn Nhan Tông Vọng xuyên qua búi tóc. Nếu không phải là so tài, thì hôm nay e rằng trẫm không thể đứng ở đây, nhưng ngay cả sức lực nổi giận trẫm cũng không có, bởi vì đối phương thật sự quá hùng mạnh.
- Lúc đó trẫm liền nghĩ, là người Hán ta trời sinh đã không bằng người Nữ Châu hay người Khiết Đan sao? Bởi vì từ khi trẫm sinh ra tới nay, nghe được không phải là cống nạp thì là cầu hòa. Năm nào đại quốc phương bắc cũng đều đến Đại Tống ta đòi tài vật, ra yêu cầu, cho dù là người Khiết Đan, hay là người Nữ Chân, mà người Hán chúng ta cũng phải kém hơn một bậc. Mỗi năm phải cho bọn họ trăm vạn quan tài vật, nhưng số tiền này là do dân chúng chúng ta cực khổ kiếm được, dựa vào cái gì mà cho bọn họ?
- Trẫm không tin con dân Đại Tống chúng ta thật sự không bằng người Khiết Đan hay là người Nữ Chân, trẫm cũng không muốn mỗi ngày đều sống trong sỉ nhục, trẫm càng không muốn nhìn thấy con dân Đại Tống ta khúm núm đối mặt với người Nữ Chân. Từng dấu hiệu này sẽ đóng đinh Đại Tống ta lên cây cột sỉ nhục, chịu mọi thóa mạ của hậu nhân. Trẫm và con dân của trẫm khi còn sống đã chịu mọi sỉ nhục, chết rồi còn phải bị hậu nhân chỉ vào mắng chửi.
- Mỗi khi nghĩ đến đây, trẫm đều không thể ngủ được, thậm chí là sống không bằng chết. Không ai nguyện ý bị người ta kỳ thị, bị người ta sỉ nhục, nhưng việc này không thể trách kẻ địch quá hùng mạnh. Lúc trước người Nữ Châu cũng chịu sự ức hiếp của người Khiết Đan như thế, cuộc sống còn không bằng chúng ta. Trẫm nghĩ khi đó người Nữ Chân chắc chắc cũng nghĩ, lẽ nào người Nữ Chân bọn họ trời sinh đã thua kém người Khiết Đan sao? Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả đã cho bọn họ câu trả lời, nhưng đồng thời cũng nói cho chúng ta biết, tôn trọng, tôn nghiêm không phải có được nhờ bố thí hay là cầu xin, mà là phải dựa vào chính mình giành được.
Giáo trường vô cùng yên tĩnh, chỉ có thể nghe được tiếng của một mình Triệu Giai. Thanh âm của Triệu Giai cũng không lớn, nhưng mỗi câu mỗi chữ đều gõ thẳng vào lòng của mỗi một người trong giáo trường.
Có lẽ "khuất nhục", "ức hiếp", "cống nạp", "nghị hòa" rất chói tai với bọn họ, nhưng đây cũng là sự thật, không ai có thể xóa sạch được, bởi vì việc này đã trở thành lịch sử.
Thế nhưng, lịch sử đã không thể thay đổi được, nhưng tương lai có thể.
Mà từ sau khi Thái Tông Hoàng đế thảm bại trong trận chiến sông Cao Lương, triều Tống liền không thể trở mình nữa, cho dù là đại chiến Yến Vân lúc trước cũng chỉ là bị động phản kích. Sau khi giành được thắng lợi vẫn phải dĩ hòa vi quý. Lần bắc phạt duy nhất, chỉ là Tống Huy Tông muốn đục nước béo cò, càng đáng buồn chính là, đục nước béo cò còn bị người ta đánh đến toàn quân bị diệt, tổn thất nghiêm trọng.
Tóm lại, dân chúng Đại Tống đã mất đi lòng tin vào bắc phạt.
Điều này cũng trực tiếp làm cho dân chúng Đại Tống luôn sợ hãi người Nữ Chân, người Khiết Đan, gặp đường đều phải đi đường vòng, không dám đắc tội bọn họ, chịu chút thiệt thòi thì chính mình lại chui vào chăn mà khóc, nhưng việc này có thể trách bọn họ yếu đuối vô năng sao?
Đương nhiên không thể, quốc gia không mạnh, dân chúng nào dám nói chuyện, đây không phải là sự sỉ nhục đối với dân chúng, mà là sự sỉ nhục đối với quân đội và người cai trị. Ngươi ngay cả tôn nghiêm cơ bản nhất của dân chúng mình cũng không thể bảo đảm, thì còn mong các ngươi làm cái rắm gì đây!
Lý Kỳ, Tông Trạch cũng là vẻ mặt ảm đạm, lịch sử khuất nhục một trăm năm là trọng trách nặng nề đến thế nào.
Triệu Giai đột nhiên mạnh mẽ hùng hồn nói: - Vì thế trẫm không tiếc đánh một trận.
Nói xong, y lại nói: - Từ xưa đến nay, mười sáu châu Yến Vân chính là chỗ người Hán chúng ta ở, mà hơn hai trăm năm trước, vua bù nhìn Thạch Kính Đường tặng cho người Khiết Đan mười sáu châu Yến Vân. Từ đó người Hán chúng ta giống như là thiếu đi cột sống vậy, vĩnh viễn cúi người. Thạch Kính Đường không chỉ đưa cho người Khiết Đan mười sáu châu Yến Vân, mà còn tôn nghiêm của dân tộc Hoa Hạ chúng ta. Nếu chúng ta muốn đứng lên, đầu tiên nhất định phải đoạt lại mười sáu châu Yến Vân, đoạt lại tôn nghiêm của chúng ta.
- Trẫm không muốn rêu rao khắp nơi mình là đội quân chính nghĩa, bởi vì cái trẫm muốn là đội quân của kẻ mạnh, lần này cũng không phải là cuộc chiến thu lại cố thổ, mà là trận chiến tôn nghiêm. Trẫm đến đây chỉ có một mục đích, chính là lấy lại tôn nghiêm vốn thuộc về người Hán chúng ta, một Hoàng đế không có tôn nghiêm thì sao ngươi có thể hi vọng xa vời y có thể cai trị tốt quốc gia.
Những câu này được gợi ý từ chiến thư kia của Lý Kỳ, dứt khoát một chút, khí phách một chút, đừng có ra vẻ nho nhã gì đó, ta muốn đánh ngươi, chỉ đơn giản như vậy.
Lúc này, một tùy tùng bên cạnh y bưng một cái khay đi đến, trên khay đặt một văn thư. Triệu Giai cầm văn thư lên, nói: - Đây chính là hiệp ước Vân Tang mà lúc trước chúng ta ký kết với nước Kim bên sông Tang Càn. Hôm nay, trẫm muốn đích thân xé bỏ nó, tuyên chiến với nước Kim. Còn lý do tiêu hủy nó, thật sự quá nhiều, trẫm cũng lười tốn nước miếng. Trẫm muốn xuất binh phân cao thấp với nước Kim, dùng thực lực của mình lấy lại tất cả những gì vốn thuộc về chúng ta, chứ không phải là cầu xin hay dùng vàng bạc để đổi, để bọn họ hiểu rốt cuộc ai mới là chúa tể Trung Nguyên.
Nói rồi, y liền liền thiêu rụi minh ước giá trị liên thành này bằng một mồi lửa, gọn gàng dứt khoát. Đợi khi tro tàn cuối cùng mang theo đốm lửa bay vào không trung, Triệu Giai lại cất cao giọng lần nữa:
- Minh ước đã thiêu hủy, chúng ta không còn đường quay đầu, trẫm cũng không định quay đầu, nếu không lấy lại Yến Vân, trẫm thà chết không về, trẫm cùng tồn vong với Yến Vân.
- Không lấy lại Yến Vân, thà chết không về.
Mấy chữ này lập tức vang dội trên bầu trời phủ Yến Sơn. Có thể nói thế này, chỉ mấy chữ đơn giản như vậy đã mang theo giấc mộng hơn trăm năm của Đại Tống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.