Bạn Cùng Phòng Là Tử Thần!

Chương 76: Chết không nhắm mắt




Xoẹt' một cái, hắc bào Mục Dung bay ra, thế nhưng mà....
Ba người nhìn trang phục của Mục Dung, đồng loại biểu lộ kinh ngạc.
Tang Du ôm lấy nhục thân Mục Dung, tâm như bị cái gì đó hung hăng đâm vào.
"Mục Dung..."
Tuy Mục Dung vẫn còn mặc trang phục âm sai, nhưng ở người trên người cô bị xích sắt quấn quanh, trói hai tay Mục Dung bắt chéo ở sau lưng. giống như phạm nhân sắp bị đẩy lên pháp trường. Xích sắt kia một đầu cắm xuống lòng đất, không biết thông đến nơi nào, mỗi lần Mục Dung cử động, xích sắt sẽ phát ra tiếng soàn soạt, Tang Du kinh ngạc nhìn Mục Dung, lời như nghẹn ở cổ họng.
Nàng biết, Mục Dung thân là âm sai lại giúp nàng tranh đi tử kiếp, làm sao có thể hời hợt cho qua như vậy?
Ngày ấy xảy ra chuyện, Mục Dung bị một cái xích sắt kéo khỏi thân thể, sau khi trở về còn an ủi nàng, đối với việc bị trói lại không nói tiếng nào.
Tim Tang Du rỉ máu, gông xiềng này nào nên buộc lên người cô ấy!
Chỉ cần ngày đó Mục Dung khoanh tay đứng nhìn, chờ mình bị đụng chết, chỉ cần giao nộp hồn phách của mình, có thể tích lũy thêm công đức cho mẹ cô ấy.
Tô Tứ Phương nhắm hờ mắt, chắp tay trước ngực: "A Dì Đà Phật."
Tang Đồng lần đầu tiên cảm thấy dao động, trước đó cô trăm phương ngàn kế muốn lôi kéo Mục Dung đến với cục xử lý sự kiện đặc biệt, cô tính toán khắp nơi, vẽ đường từng chút, cố tình đánh vào tâm lý muốn cứu mẹ của Mục Dung mà đặt ra yêu cầu lẫn điều kiện, muốn dẫn Mục Dung đến bên trong nhân quả hồng trần, đợi đến khi cô ấy bị nhân quả quấn đầy thân, thiên đạo sẽ phán Mục Dung thuộc về hồng trần, như vậy sẽ dễ bề đưa Mục Dung quay về cục xử lý.
Trước đây Mục Dung quả thật rất xuất thần, không xem tv, không mạng lưới internet, không kết giao bạn bè, thậm chí còn chưa từng làm điều gì toan tính cho bản thân, loại người như vậy không còn cách nào lôi ra từ Địa Phủ.
Giờ phút này, Tang Đồng nhìn xích sắt đang trói buộc kia, Mục Dung lại an tĩnh tự nhiên đến lạ, cô dao động.
Cục xử lý sự kiện đặc biệt thích hợp với Mục Dung sao?
Cô một hai kéo Mục Dung xuống nước, có bị tính là lấy oán báo ân không? Cô có phải nên buông xuống toan tính của mình, thật tâm thật ý vì Mục Dung làm chút gì đó, toàn tâm toàn ý báo đáp ân tình của Mục Dung không?
"Các cô nhìn gì vậy?
Người phụ nữ thấy các cô im lặng nhìn vào nơi hư không, tò mò hỏi.
Tang Đồng cười cười: "Không có gì, dì nếu con trai dì xã thân vì nghĩa, chúng tôi tự có năng lực cứu hắn, một xu cũng không lấy."
Cục xử lý có một nguyên tắc: Thành viên trong cục đối với những người hi sinh cống hiến vì quốc gia, xã hội tập thể phải ưu tiên, không được lấy tiền dù chỉ một xu.
"Thật sao?"
"Ừm."
"Các cô không phải lúc nãy còn nói muốn thu phí sao?"
"Nếu ngay từ đầu tôi nói miễn phí dì có tin không?"
"Con trai tôi là xã thân vì nghĩa, con trai tôi là vì cứu người mới chết." Bà bắt lấy tay Tang Đồng, nghẹn ngào nói.
Mục Dung nhún chân, kéo theo dây xích nặng nề bay đến trên mặt sông, cô lượn tới lượn lui nhìn quanh tứ phía sau đó quay lại nhìn Tang Đồng.
Tang Đồng hiểu ý nói: "Dì, lần cuối dì thấy con trai dì là ở vị trí nào?"
"Thấy cái chồi nghỉ mát kia không? Là ở khúc sông đối diện đó."
Mục Dung chúi đầu xuống nước, Tang Du ở xa nhìn nhìn, trái tim nhảy lên yết hầu, nàng chưa từng nhìn thấy linh thể của Mục Dung xuống nước, hơn nữa còn bị trói như vây, vạn nhất phía dưới có nguy hiểm thì phải làm sao?
Tang Du nhìn chằm chằm vào mặt nước, cảm giác thời gian trôi qua quá chậm, mỗi một giây đều đang dày vò nàng. Cũng không biết qua bao lâu, Mục Dung nổi lên đứng trên mặt nước, vẻ mặt không cam lòng, cô lắc lắc người, xích sắt phát ra tiếng rào rào.
"Mục Dung!"
Mục Dung không nghe thấy Tang Du gọi, lại lặn xuống, Tang Du ôm chặt nhục thân của cô, lẩm bẩm nói: "Quay lại đi..."
Lần thứ hai cũng không thành công, Mục Dung bất đắc dĩ quay lại bờ, trở lại nhục thân.
Tang Du gỡ xuống trấn hồn phù, dịu dàng nói: "Từ từ thôi, coi chừng cánh tay."
Tang Đồng và Tô Tứ Phương đi đến, Mục Dung lắc đầu.
Tang Đồng lại hỏi bà: "Dì, chúng ta trao đổi số điện thoại đi, sau đó cứ về trước, nếu có gì chúng tôi lập tức gọi dì."
"Nhưng mà các cô đã làm gì đâu?"
"Dì ơi, không thấy không có nghĩa là không có gì, nếu dì tin tôi thì cứ về đợi tin, còn không thì dì cứ đi cầu mấy người chủ thuyền kia cũng được."
"Tôi tin! Tôi tin các cô, cô gái...phương trượng các người nhất định phải giúp tôi với!"
"A Di Đà Phật, thí chủ, bần tăng Tô Tứ Phương, ngài có thể gọi thẳng tên."
"Đúng rồi dì, dì có biết số điện thoại phụ huynh của hai đứa nhóc kia không? Đưa cho tôi, tôi có một số việc muốn xác minh."
Người phụ nữ lau lau nước mắt: "Hai số đều trong trạng thái tắt máy rồi."
Ánh mắt Mục Dung băng lãnh: "Dì cứ đưa đi."
Người phụ nữ đi rồi, Mục Dung mới nói: "Tôi bị tỏa hồn liên của Thất gia trói lại, pháp khí của âm sai cũng không triệu hồi được, nếu không tôi có thể tra nguyên nhân của đứa bé kia rồi, chí ít cũng có chút phương hướng, hơn nữa hình như linh thể của tôi không thể cách quá xa nhục thân, nếu vượt quá phạm vi thì xích sắt sẽ bị kéo căng, không thể nhìn thấy tình hình dưới đáy sông được, nhưng mà..."
"Sao?!"
"Các cô không ngửi thấy sao? Nước sông ở đây rất tanh, loại sông với cường độ dòng chảy lớn như vậy thì không nên có mùi tanh đến thế, lúc tôi lặn xuống mới thấy nước sông lạnh như băng, tuy hôm nay không có mặt trời nhưng nhiệt độ cũng nằm khoản ba mươi độ, vậy mà nước sông này vẫn làm người ta lạnh đến phát run."
Tang Đồng đi dọc đến bờ sông, hướng Tô Tứ Phương vươn tay: "Giữ chặt tôi."
Cô nghiêng nửa người đem ngón tay đưa vào trong nước, nhiệt độ không giống như Mục Dung đã nói.
Chẳng lẽ chỉ có linh thể mới cảm nhận được? Tang Đồng có chút hối hận vì đã không dẫn theo A Miêu.
"Nhục thân cảm nhận nhiệt độ nước bình thường, vậy thì càng chỉ rõ là đoạn sông này có huyền cơ, chúng ta đi hỏi mấy chủ thuyền kia một chút đi."
Nghe xong vấn đề của Tang Đồng, mấy người chủ thuyền đưa mắt nhìn nhau, không muốn mở miệng.
Tang Đồng lấy ra túi tiền, rút một xấp màu hồng phấn, đưa mỗi người vài tờ: "Mấy vị đại ca vất vả rồi, chúng tôi từ nơi khác tới, đối với nghề vớt xác ở Diệp Lâu sông rất hiếu kỳ, hay mấy vị thử nói một chút lý do tại sao không vớt xác đứa bé kia được không."
Mấy người đó sờ sờ tiền trong tay, thần sắc hơi khựng, nhưng thái độ đã tốt hơn nhiều.
Người đàn ông lớn tuổi nhất gật đầu đồng ý, người lúc nãy xung đột với Mục Dung mở miêng: "Haiz, nói đến thì đứa bé kia thật đáng thương, xã thân vì nghĩa, cứu được hai cái mạng lại bỏ cái mạng của mình, mấy người bọn tôi ở nhà cũng có con mà, nếu có thể vớt làm sao lại không vớt chứ."
Tang Đồng duy trì nụ cười lễ phép, đợi người nọ nói tiếp.
"Bình thường tôi cũng có xem chút báo chí tin tức, biết rõ mọi người đối với nghề nghiệp của bọn tôi rất hay phê bình, thành kiến, nói nào là, rõ là dòng nước êm đềm, lại có thuyền nhưng chỉ vớt xác không cứu người sống. Phi! con mẹ bọn đấy biết một đéo biết trăm."
Người nọ phỉ nhổ một cái, bất đắc dĩ thở dài nói tiếp: "Mấy người các cô còn trẻ nên không biết lòng người vốn âm hiểm đâu, cứu sống người thì tốt đó, nhưng nếu lúc nhảy xuống cứu người lúc họ còn sống, cứu lên lại là cái xác thì gia quyến sẽ đổ hết trách nhiệm lên đầu bọn tôi, người bị đuối nước nhìn thì thấy họ dùng hết sức giãy dụa chứ thật ra phổi đã bị vô đầy nước rồi, chúng tôi đâu phải bác sĩ, không lẽ biết làm hô hấp nhân tạo hay gì? Lỡ như làm người vừa cứu chết luôn thì sao? Hơn nữa người bị đuối nước sức lực rất kinh khủng! Dù cho nước không gợn sóng thì khi bị bọn họ quấn người cũng sẽ bị sắc một đống nước, hơi không cẩn thận một chút thì chính mình cũng đi tong luôn, chúng tôi chỉ là người dân bình thường, bây giờ cá càng lúc càng ít, muốn đi đánh bắt ở chỗ xa thì thuyền của bọn tôi đi có được đâu, nên mới đổi thành nghề vớt xác, chúng tôi trên có mẹ già dưới có con nhỏ, ai dám mạo hiểm như vậy? Các cô thấy tôi nói có lý không? Đứa bé kia là nghé con không sợ cọp, kết quả thế nào? Xã thân vì nghĩa rồi chết, cha mẹ hai đứa được cứu kia trở mặt, không chút đoái hoài, các cô nói vậy đáng giá sao?"
Người đàn ông lớn tuổi nhất đột nhiên nhả khói thuốc, nói: "Cô gái, bọn tôi không nhận việc này là vì suy nghĩ cho người còn sống thôi, một lần thuê thuyền lục soát ba, bốn tiếng tốn không ít tiền đâu, cha mẹ của hai đứa được cứu kia là hạng vắt chày ra nước, còn người phụ nữ kia muốn bán nhà bán cửa, hơn nữa đứa bé kia, thật tình không thể vớt."
Rốt cục cũng chịu nói đến chủ đề, bốn người lên tinh thần.
"Làm nghề của bọn tôi có ba thứ không vớt! Một là không vớt phụ nữ mang thai."
"ừm, một xác hai mạng oán khí rất lớn."
Người đàn ông nhếch miệng, lộ ra hàm răng vàng khè: "Chà, cô gái cũng có chút hiểu biết đó."
"Chê cười rồi."
"Thứ hai, người sắp cưới không vớt! Hiện tại mấy người trẻ tuổi bây giờ chụp ảnh cưới thì hay xuống nước chụp, cô biết tại sao bọn tôi không vớt không?"
Tang Đồng cười khẽ, sao cô lại không biết chứ? Nhưng không muốn bại lộ hành tung mới trả lời: "Không biết."
"Cái này gọi là hỉ sát! Trước đây kết hôn là chuyện đại hỉ kinh thiên động địa, đại hỉ đụng đại tang, phạm đại sát, ai đụng vào đều gặp không may."
"Thứ ba không vớt chính là tình huống của đứa bé kia, thi thể dựng thẳng trong nước không thể vớt, người sau khi chết bắp thịt sẽ buông lỏng, từ từ nổi lên mặt nước, bất luận là năm ngửa hay nằm sấp đều có thể vớt nhưng nếu trên mặt nước chỉ có một nhúm tóc không thấy các bộ phận khác thì cái này là chết đứng, chết oan, vớt không được, ngày đó là lão tam lái thuyền ra, lão tam, nói cho các cô ấy biết ông nhìn thấy gì đi."
Người bị kêu là lão tam nuốt nước bọt trả lời: "Ngày đó tôi lái thuyền đến giữa dòng, lúc đầu không thấy gì cả vừa định nhảy xuống tìm xem thì trên mặt nước xuất hiện bọt khí, sau đó dưới sông ẩn hiện thứ gì đó đen đen, tôi lấy cây trúc quơ quơ chuẩn bị khều cái đó tới, kết quả...."
Lão tam đưa mắt nhìn người lớn tuổi nhất, hình như không muốn nhắc tới chuyện đã xảy ra, người sau khoát tay áo ra hiệu lão tam nói tiếp.
Lão tam trầm ngâm thật lâu nói: "Kết quả trên mặt nước nổi lên một nhúm tóc, giống như đống rong biển vậy, lềnh bềnh lềnh bềnh, theo lý tôi phải lập tức quay lại, nhưng mà tôi thấy thương đứa nhỏ này, dù sao cũng là người hùng mà, cho nên tôi mới lấy cây trúc thử đảo một vòng, nhìn xem có thể để nó nằm ngang lại không, ấy thế mà lúc cây trúc vừa đụng mặt nước, cái đầu của đứa nhỏ nhô lên ba tấc, lộ ra đôi mắt căng trừng, chết không nhắm mắt, tròng mắt đều đỏ như cua luộc cứ như vậy nhìn tôi chằm chằm, dọa đến tôi quẳng luôn cây trúc trong tay, lái thuyền quay lại."
~~~~~~~~~

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.