9
Theo lời dì Tần nói, xây bờ kè sông chính là để giấu những chiếc lọ do bà nội chôn.
Trần mù, một người mù có thể đập được bao nhiêu?
Dì Tần mang theo một chai nước đến tìm tôi, trong đó có người phụ nữ ngốc bị Khổng Vụ Hiên hại chết.
Nhưng lúc tôi bước qua gầm cầu, trong số những người tôi nhìn thấy không có người phụ nữ ngốc.
Vốn dĩ bọn họ muốn đi ra ngoài, nhưng lại bị ánh mắt của Quảng Trạch đuổi về.
Nói cách khác, vẫn có một số bà mẹ khó sinh bị phong ấn dưới gầm cầu.
Quảng Trạch cau mày nhìn tôi, rồi liếc nhìn dân làng đang tràn đầy phẫn nộ, hét lên trói tôi bằng dây xích, hoặc là trực tiếp đánh gục tôi, họ cõng hình nhân bằng giấy trên lưng, nhấc lên từ quan tài của bà tôi, sau đó bắt đầu chôn cất.
Cho đến bây giờ, bọn họ vẫn không nói thẳng ra là “chôn sống”, mà vẫn còn nói là “chôn cất yên nghỉ” sao?
Trớ trêu như cái cách mà họ nói là qua cầu vậy!
Quảng Trạch liếc nhìn tôi, thở dài một cái, rồi chỉ xuống dưới gầm cầu.
Tiếp theo là vẫy tay áo.
Một cơn gió mạnh thổi thẳng từ dưới gầm cầu lên, cát và đá bay tứ tung, che khuất bầu trời.
“Qua cầu, qua cầu, bé qua cầu.” Người chị trên danh nghĩa của tôi, lại dẫn theo những bé gái ấy quay trở lại.
Giống như đêm đó họ đưa tôi ra khỏi quan tài vậy, mỗi người một tay cởi trói cho tôi.
"Giữ chặt Khổng Vụ Miên lại! Đám oan hồn này không để cho cô ta bị chôn đâu, đừng để Khổng Vụ Miên..." Hồ đạo trưởng vẫy đạo bào, hét lớn.
Nhưng sau đó lão đã không thể nói nên lời được nữa, bởi vì Quảng Trạch đã trực tiếp nhét hai viên sỏi vào miệng lão rồi.
Lão Tưởng cầm cái tẩu thuốc định ném vào tôi, nhưng Quảng Trạch đã vung tay áo quẳng lão vào quan tài.
Lần này, linh hồn của những bé gái đó đã dắt tay tôi, cùng nhau nhảy ra khỏi cầu.
Dưới gầm cầu, đầy phụ nữ khó sinh đang đứng ở đó.
Chỉ là lần này, họ không nhìn tôi với vẻ oán giận nữa, mà trong mắt họ chất chứa sự khao khát.
Tất cả đều đưa tay chỉ vào bờ kè cạnh chân cầu, đưa ánh mắt cầu xin ra nhìn tôi.
Tôi nhặt một tảng đá, bắt đầu đập tạo thành một vết nứt.
Cây cầu đá này tuy làm bằng xi măng, nhưng đã được xây dựng cách đây hàng chục năm rồi, hơn nữa thường xuyên bị lũ lụt cuốn qua, hoặc là tôi đang được Quảng Trạch giúp đỡ.
Một lúc sau, có một hòn đá bị vỡ ra.
Trên cầu, cơn gió mạnh do Quảng Trạch gây ra vẫn đang gào thét thổi.
Tôi đập vỡ viên đá đó, lấy một viên đá dài hơn để cạy viên đá bên cạnh ra.
Hận thù, cũng có thể kích thích tiềm năng của con người.
Nhưng sau khi cạy năm sáu viên đá ra, bên dưới lộ ra một hàng chum ủ dưa bằng nửa người ôm.
Nắp chum được bịt kín bằng bùn, trên đó còn có bùa chú gì đó đè lên.
Tôi nhặt hòn đá, trực tiếp đập vỡ chiếc bình.
Xương cốt xám mịn bên trong rơi ra cùng với những mảnh vỡ của chiếc bình.
Không biết là tiếng huýt sáo của cô bé nào mà có thể nghe rõ ràng đến vậy, ngay cả trong tiếng gió rít.
Tôi chợt hưng phấn kỳ lạ, trực tiếp giơ chân đá hòn đá vào dọc theo chỗ nứt.
Tiếng lọ vỡ vang lên “bang bang”, cùng với tiếng kêu than của các bé gái, và tiếng ai đó đang nức nở khe khẽ.
Đợi đến một cái hố lớn hình người lộ ra, đằng sau bức tường đá của gầm cầu, đều là những chiếc chum được chất thành đống.
Cái lớn có kích thước bằng nửa người ôm, cái nhỏ có kích thước bằng cái bát cơm bây giờ.
Những cái lớn bị vỡ thành từng mảnh, rơi ra toàn là những mảnh xương nhỏ màu xám.
Cái nhỏ vỡ thành từng mảnh, một nắm lông hơi xoăn rơi ra.
Tôi càng đập càng mạnh, gió trên cầu càng thổi càng to, nhưng tiếng mọi người hét thảm cũng bắt đầu truyền đến: "Chết người rồi! Bà đẻ khó sinh đè chết người rồi, mọi người đừng quan tâm tới nó nữa, mau chạy đi. Bà đẻ khó sinh đè chết người rồi..."
Nhưng tôi vẫn không biết chán, tiếp tục đá vào bờ kè, những chiếc chum lần lượt vỡ tan, có tiếng reo hò, cũng có tiếng nức nở trầm thấp, nhưng với tôi, điều đó lại vô cùng hả hê.
Gầm cầu vốn dĩ đang đông nghịt, dần dần trở nên trống rỗng.
Không biết qua bao lâu, tôi đã đập hết hai bên gầm cầu rồi, muốn đập tiếp vào hai đầu cầu nữa, nhưng Quảng Trạch đã nắm lấy tay tôi, lắc đầu: “Đều ở đây cả rồi.”
Tôi quay đầu nhìn quanh, không biết có bao nhiêu chiếc chum được đặt ở hai bên cầu, thậm chí có cả những chiếc xương gãy màu xám trôi nổi trên sông.
Bà nội năm nay đã bảy mươi ba rồi, hồi tôi còn học tiểu học, vẫn còn có người nhờ bà đỡ đẻ.
Hồi đó việc điều tra rất nghiêm ngặt, nhiều khi cũng hay nghe chuyện con dâu nhà ai đó sức khỏe kém, sinh ra một đứa trẻ chết non.
Có người thở dài, có người khẽ cười không nói, có người biết rõ mọi chuyện.
Nhưng không một ai coi trọng chuyện những đứa trẻ đó chết, bởi vì mọi người trong làng đều ngầm thừa nhận rằng, con gái dù xuất sắc đến đâu, thì cũng thuộc về nhà người khác.
Người đàn ông dù có vô dụng thế nào, thì vẫn là người của nhà mình.
Tôi nhìn những chiếc chum vỡ này, rồi lại nhìn Quảng Trạch, nghe người trên cầu gào thét như nhìn thấy quỷ…
Không!
Đó chính là tiếng hét thảm khi nhìn thấy quỷ, cơ thể mềm nhũn, rơi thẳng xuống sông.
Đợi đến khi tôi tỉnh dậy, tôi đã nằm ở bệnh viện trong thị trấn.
Người canh gác bên giường bệnh của tôi là một cảnh sát ở đồn công an mà trên thị trấn phái xuống.
Anh ta nói với tôi rằng, trong thôn xảy ra chuyện, tất cả những người đến dự đám tang của bà nội tôi đều chết cả rồi.
Chắc là có người đã đầu độc vào đồ ăn, khiến cho đám người đó bị ảo giác, không có ai bị thương ngoài da hết, đều trợn mắt há mồm, hai tay quắp chặt, rồi chết một cách rất kỳ lạ.
Thậm chí còn có người mở quan tài ra, cởi hẳn áo liệm của bà nội tôi xuống.
Đội trưởng Văn trong đội cảnh sát đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi.
Dường như anh ta đã biết được điều gì đó, trực tiếp hỏi thẳng tôi, xương người trong chum ở gầm cầu là của ai, còn có lông tóc người trong áo tơi và mấy sợi dây rơm có gì kỳ quái?
Tại sao cái chết của Khổng Vụ Hiên và lão đạo trưởng lại khác với những người còn lại?
Tại sao Hồ đạo trưởng và lão Tưởng lại bị điên?
Tôi chỉ nói rằng trong lúc đưa tang có một cơn gió lớn, dân làng cứ thế mà chạy qua cầu như điên.
Sau đó tôi bị đẩy khỏi cầu, ngã một cú khiến đầu chảy máu, choáng mà ngất đi.
Còn về những người khác thì tôi không biết.
Trên đầu tôi quả thực có vết thương, cho dù có tra ra được là do bị đánh, thì tôi cũng chỉ nói là tôi đã quên mất rồi.
Đội trưởng Văn rõ ràng không tin, nhưng tôi không thay đổi lời khai, nên chỉ có thể bỏ qua.
Sau khi anh ta rời đi, một người mặc đồ đen, vẻ ngoài điển trai trong đội của bọn họ đã mỉm cười với tôi: “Quảng Trạch đã nói với tôi rồi, cô cứ yên tâm, tôi sẽ bảo đội trưởng Văn xử lý ổn thỏa, dù sao những vụ án mà bọn họ có thể phá giải được cũng ít mà. Cô cứ yên tâm mà dưỡng thương, Quảng Trạch đã đưa linh hồn của những bé gái đó đến cầu Nại Hà rồi, đồng thời cũng siêu độ cho những người phụ nữ khó sanh mà chết, để bào thai trong bụng họ được ra khỏi cơ thể mẹ, rồi sẽ tới thăm cô thôi."
Nghe được những lời của anh ấy, toàn thân tôi căng cứng.
Nhưng anh ấy mỉm cười với tôi, nhàn nhạt nói: “Đúng rồi, lúc tôi đến đây, đã nhìn thấy dưới cầu vượt trong thị trấn có một người đàn ông rất thú vị. Hình như anh ta cũng là người của làng cô, tên là Trần mù, không ngờ anh ta còn có thể bói toán đấy, nếu cô rảnh thì đi gặp anh ta đi.”
Nghe tới đây, tim tôi đập mạnh một cái.
Trần mù…
Chuyện qua cầu và bà đẻ khó sinh, sau nhiều năm như vậy bỗng nhiên bị lật lại, chính là vì Khổng Vụ Hiên đã lừa dối và ngủ với vợ của Trần mù, cũng chính là người vợ ngốc kia.
Cũng chính Trần mù đã đập vỡ những chiếc lọ đựng lông tóc đó, và thả những người phụ nữ khó sinh ra, rồi mới dẫn đến những sự việc xảy ra phía sau được.
Hình như không ai biết Trần mù đã đi đâu…
Không ngờ anh ta vẫn còn sống, đang ở trong thị trấn.
Tôi nhìn vào đôi mắt màu vàng của người tên là Huyền Vũ này, đột nhiên cảm thấy có chút lạnh lẽo.
Sau hai ngày nằm viện, tôi đã được xuất viện rồi.
Ngoại trừ vài cú đấm của người cha đã khuất, tôi thực sự không có vết thương ngoài da nào cả, chỉ là vừa mệt vừa đói, và thêm quá sợ hãi mà thôi.
Vừa xuất viện, tôi đã đi tìm Trần mù ở dưới cây cầu mà Huyền Vũ nhắc tới.
Dưới gầm cầu, không phải bày hàng bói toán, thì là bán thạch cao gia truyền, không thì cũng là xếp linh tinh cái gì đó.
Trần mù thì dễ tìm lắm, vì tuy bị mù, nhưng anh ta không đeo kính râm như những thầy bói khác, mà chỉ ngồi ở một chỗ, với đôi mắt có cục thịt thừa.
Có lẽ là do đôi mắt của anh ta quá dữ tợn, nên những người đi ngang qua, đều sẽ ngoái lại nhìn anh ta lần nữa, công việc kinh doanh cũng khá ổn.
Tôi đứng đó nhìn một lúc, anh ta bói được cho hai người, mỗi người trả 50 nghìn, tổng cộng là 100 nghìn.
Trước đây anh ta từng là một thầy bói, biết mọi mánh khóe.
Đợi sau khi họ đi rồi, tôi mới ngồi xuống trước mặt anh ta, nói cho anh ta biết ngày tháng năm sinh của tôi, nhưng không nói ra tên họ là gì.
Nhưng anh ta chỉ cười ha hả rồi nói: “Tôi phải cảm ơn cô vì chuyện ở trong thôn. Vốn dĩ tôi còn tưởng bà Bảy chết là đủ rồi. Ai ngờ bọn họ lại muốn chôn sống cô, để trấn áp linh hồn.
"Ài, tạo nghiệp nhiều rồi, sẽ chỉ muốn gây thêm nhiều tội lỗi để trấn áp tội lỗi mà thôi, kết quả là tội càng thêm tội." Trần mù vừa nghe ngày tháng năm sinh của tôi xong, liền yếu ớt thở dài một tiếng.
“Anh cố ý có đúng không?” Tôi nhìn vào mắt anh ta, nghiêm túc nói: “Nói tôi nghe đi.”
Trần mù chỉ vào mắt mình, nói: “Cô có biết vì sao tôi lại bị mù không?”
Tôi sững sờ, đôi mắt của anh ta, hình như là bị mù sau khi bị thương.
“Tôi bị lão thôn trưởng đâm mù mắt đấy, bà Tư đã giúp tôi khâu lại.” Trần mù cười lớn, đưa tay ra lật lật mí mắt: “Có phải vẫn còn thấy vết khâu không?”
Đôi mắt bị thịt che phủ, đâu còn có thể nhìn thấy dấu vết của vết khâu nữa, nhưng do nhãn cầu bên trong đã bị hoại tử hoàn toàn, lún vào bên trong, nên khi bị anh ta kéo ra, càng trở nên ghê rợn hơn.
“Cô không hỏi tại sao lão trưởng thôn lại làm mù mắt tôi hay sao?” Trần mù chơi đàn nhị. Ha hả cười nói: “Bởi vì năm tôi bốn tuổi, tôi đã nhìn thấy những gì bà Bảy làm khi đỡ đẻ cho mẹ tôi. Tôi đã kể cho cha tôi nghe, nhưng bà Bảy lại nói tôi trẻ con nói bậy. Lão trưởng thôn sợ tôi ra ngoài nói linh tinh, liền nhân lúc tôi vừa đi đốn củi về, đẩy tôi xuống núi, thế nên mắt tôi đã bị những thanh củi đó chọc mù đấy.
“Lão còn nói là do tôi không nhìn đường, tự lăn xuống, còn giả vờ giả vịt nhờ bà Tư khâu mắt lại cho tôi, còn dọa tôi rằng, nếu tôi kể chuyện này ra ngoài, lần sau sẽ khâu miệng tôi lại. ” Kỹ năng chơi đàn nhị của Trần mù không tốt lắm, nghe cứ như tiếng thút thít.
Anh ta hạ giọng nói: “Nhưng tôi không phục, nên gặp ai tôi cũng kể. Nhưng những người trong làng, nếu không cười nhạo tôi, thì cũng nói tôi lén lút xem mẹ sinh con, căn bản không coi trọng chuyện đó. Thật ra trong thâm tâm bọn họ đều biết, những gì tôi nói là sự thật.
“Tôi đã nói đi nói lại với cha tôi như thế, ông cũng đến gặp lão trưởng thôn, nhưng sau đó, ông đã bị rơi xuống sông mà chết đuối. Tôi thì trở thành một gã mù không cha không mẹ, không ai trong làng tin tôi cả. Vốn dĩ tôi đã quên hết những chuyện đó, để bản thân trở thành thầy bói mù cả đời." Trần mù đặt đàn nhị xuống.
Anh ta nghiêng người đến trước mặt tôi: "Cô tên là Miên Miên phải không? Tôi kể cho cô chuyện này, chính là để nói với cô rằng, những người trong làng đó đều đáng chết! Bà Bảy tạo nghiệp, nhưng bọn họ cũng đã giúp bà Bảy tạo nghiệp."
"Mấy lần thằng anh lêu lổng của cô, đã dùng vài ba viên kẹo, cái bánh, để lừa dối Tiểu Hồng, tôi đều biết hết. Tôi đã từng đến gặp hắn ta, nhưng hắn lại đánh cho tôi một trận. Tôi cũng đã từng tìm đến cha và bà nội của cô, nhưng bọn họ chỉ trách mắng tôi không trông được vợ mình.
“Bà Bảy còn đe dọa tôi, nếu tôi kể cho ai nghe chuyện này, bà ta sẽ cắt lưỡi, khâu miệng của tôi lại. Tôi chợt nhớ ra, đôi mắt này bị mù như thế nào, cha mẹ tôi và đứa em trai chết non của tôi đã chết ra sao?
"Cho nên tôi đã bảo Tiểu Hồng rằng, lần sau anh trai của cô mà còn tới tìm cô ấy nữa, thì cứ dẫn hắn xuống gầm cầu đi. Tôi muốn xem thử xem, bà Bảy có sợ tà linh dưới cầu đầu thai làm chắt của bà ta hay không. Ha ha... Nhưng tôi không ngờ rằng, bà ta lại tàn nhẫn như vậy! Tàn nhẫn quá!
"Cho dù bà ta có chết rồi, thì bà ta vẫn tàn nhẫn đến mức để họ chôn sống cô, để cô đến Diêm La Điện đền tội. Bà ta thực sự rất tàn nhẫn, tôi không thể ác bằng bà ta được!" Trần mù không ngừng nói.
Tôi chỉ cảm thấy toàn thân lạnh buốt, từ từ đứng dậy, đi lang thang trên đường, có chút luống cuống không biết phải làm sao.
Thì ra, có rất nhiều chuyện, những người bị hại đó đã bỏ qua rồi, đã buông xuôi rồi.
Nhưng những kẻ phạm tội không bao giờ nghĩ rằng họ có lỗi.
Tôi không biết mình đã đi được bao xa, bất giác, tôi đã đến bên bờ sông, nhìn thấy Quảng Trạch trong bộ quần áo màu trắng tung bay, đứng trên mặt nước, theo từng đợt sóng đến.
Anh ấy mỉm cười với tôi, rồi đưa cho tôi một bông hoa: “Đây là hoa Mạn Châu Sa, còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Linh hồn của những bé gái đi xuống Hoàng Tuyền, và cả linh hồn của những bà mẹ khó sinh cùng với con của họ đã bảo tôi mang đến cho cô đấy.
"Bọn họ đều cảm ơn cô, nhờ có cô đập nát những cái chum ấy, để xương cốt của bọn họ được ra ngoài ánh sáng, cho bọn họ rửa được mối thù lớn này. Nếu không, bọn họ sẽ mãi mãi không được xuống Hoàng Tuyền, không thể đầu thai chuyển kiếp." Quảng Trạch cầm lấy tay tôi, cầm bông hoa, đặt vào tay tôi rồi lại nắm lấy tay tôi: “Khổng Vụ Miên, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Bọn họ giết người khác, còn muốn giết cả cô nữa, chẳng qua là cô tự cứu mình thôi, cô không làm gì cả, không cần tự trách."
Tôi nhìn bông hoa Bỉ Ngạn trong tay, rồi lại nhìn Quảng Trạch đứng trên làn sóng, đột nhiên nghĩ tới một chuyện.
Tôi nhẹ giọng nói với anh rằng: “Không ngờ lần đầu tiên được nhận hoa, lại là bông hoa này.”
Hình như gương mặt Quảng Trạch đỏ lên rồi, nhưng bàn tay đang nắm lấy tay tôi vẫn không hề thu lại.
Tôi ngước mắt lên nhìn anh ta: “Tôi nghe nói nếu là thần, thì chỉ cần lập một cái bài vị, là sẽ có thể triệu hồi bất cứ lúc nào, anh cũng vậy có đúng không?
"Vậy nếu tôi lập một cái bài vị cho anh ở trong phòng của tôi, thì anh có thể đến gặp tôi bất cứ lúc nào chứ?"
Khuôn mặt của Quảng Trạch, hình như còn đỏ hơn cả hoa Bỉ Ngạn trong tay tôi nữa.
Nhưng chỉ là tôi hơi sợ, muốn cúng bái thần sông, để anh có thể bảo vệ tôi mọi lúc thôi mà.
Tại sao anh ta lại đỏ mặt dữ vậy?