Bạn Trai Kỳ Lạ Của Tôi

Chương 237.2: Người dễ bị lợi dụng 2




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tôi gật gật đầu, cái này hẳn là không khó đi. Tuy rằng bảo tôi đối mặt với bà Tông Thịnh thì tôi khá khẩn trương, nhưng tôi cũng không thể nhìn Tông Thịnh bị Tông Đại Hoành hại đi.
Trong khi chúng tôi cố gắng đối phó Tông Đại Hoành thì Ngưu Lực Phàm đi tới ngõ nhỏ tìm ba mình, nhưng không tìm được. Tôi cũng không gặp ông ta nữa. Không biết vì sao ông ta không muốn gặp mặt nhận con. Hiện tại, nếu ông ta đã biết con trai mình đã bị cuốn vào chuyện này thì việc gì phải trốn nữa? Vì sao không đứng chung chiến tuyến với chúng tôi?
Tuy nhiên, đây là lựa chọn của ông, chúng tôi cũng không có cách khác.
Giữa trưa, trên căn hộ trên lầu văn phòng công ty của ông, bà nấu vài món ăn cho chúng tôi, bốn người cùng ngồi bên chiếc bàn nhỏ ăn cơm.
Ông vốn ít nói, hầu hết chỉ là bà nói chuyện. Như tôi vừa xới cơm, thì bà đưa chén, nói: “Gần đây bà nghe mọi người nói con đem một căn hộ ở tiểu khu Tây Uyển tặng cho người ta à?”
“Đúng vậy.” Tông Thịnh trả lời đúng một câu, không giải thích thêm gì.
Trước kia, khi mới tiếp xúc với anh thì cũng như vậy. Nhưng càng ngày, Tông Thịnh càng giống người bình thường hơn, lúc nói chuyện với tôi sẽ cười, sẽ nói nhiều hơn. Sao giờ lại nhát gừng thế nữa chứ. Tôi sốt ruột thay cho anh. M e o M u p
Bà tức giậ nói: “Sao lại tặng người ta? Dù cho là người thân thì cũng chỉ giảm giá thôi. Muốn tặng, thì tặng cho người nhà mẹ đẻ của Ưu Tuyền, người ngoài đừng có nghĩ tới.”
“Cháu không phải đưa không, mà là đổi với người ta.”
“Đổi cái gì? Một căn hộ đó, con tưởng là một trái cây sao?”
“Đổi thứ cứu được mạng cháu.” Tông Thịnh vẫn nói ngắn gọn, nhưng ông bà đều dừng tay, không nói thêm câu nào nữa.
Tôi vội nói: “Ăn cơm đi, bà.” Tôi bắt đầu cùng nãi nãi lôi kéo làm thâm. Tuy rằng trước đây không dám nói nửa câu với bà, nhưng giờ tôi vẫn phải cố lấy hết can đảm nói chuyện. Nói mai hoặc mốt tôi phải về trường nộp báo cáo thực tập. Rồi kể chuyện chuẩn bị tốt nghiệp, lại nói về công việc ở hạng mục hiện giờ.
Rồi sau cùng, thì thầm nói: “Bà ơi, chú, ông ấy…”
“Tông Đại Hoành? Nó làm sao vậy?”  Giọng bà trước giờ vẫn lớn tiếng. “Vừa rồi quên gọi nó lên ăn cùng.”
“Chú, hôm đó cháu nghe chú nghe điện thoại, nói là bảo bối ơi, tối nhớ chờ anh, đại khái vậy. Bà, công nhận chú với thím tình cảm tốt ghê nhỉ. Ha ha.”
“Cháu nghe sao?” giọng bà vút cao.
Ông nhìn tôi, dường như dùng ánh mắt ra hiệu tôi đừng nói. Nhưng trước giờ ông chẳng nói chuyện với tôi, tôi coi như mình mải ăn không nhận ra ánh mắt của ông. M e o M u p 
Bà còn nói thêm: “Nó già đầu tới vậy rồi. Thục Lan thì ở quê hầu hạ mẹ nó bao năm qua, nó bên ngoài gọi ai là bảo bối?”
Tôi ra vẻ lo lắng: “Bà, có thể con nghe lộn đó, bà đừng để tâm.”
“Chuyện này mà có thể nghe lầm?”
“Mà con nhớ số điện thoại gọi đến đó, để con viết cho bà, biết đâu đó không phải số của ai mà là số của khách thì sao, à hay là con gái của chú? Biết đâu là con gái chú thì sao?”
“Viết ra đi. Thục Lan bao năm qua chiếu cố nhà nó. Nó dám có chút dị tâm thì ta kêu Thục Lan đánh gãy chân nó!” Bà nói, rồi quay sang trừng mắt với ông bên cạnh: “Ông cũng vậy! Đừng có cho rằng công ty lớn mạnh, có chút tiền là có thể làm gì bậy bạ. Dám không thành thật thì đi về nhà mà lái xe kéo quặng đi!”
Ông cau mày: “Tự dưng lại đụng đến tôi vậy? Tông Đại Hoành chính là Tông Đại Hoành, đâu có chuyện gì liên quan tới ta, phụ nữ mấy người thật là…!”
Buổi chiều, bà đi khỏi công ty. Bất quá trước khi đi thì ghé tìm Tông Đại Hoành, giáp mặt hỏi hắn, có phải ở bên ngoài có nữ nhân hay không.
Tông Đại Hoành kia đầu liền lắc đầu nguầy nguậy, tính nói gì đó, nhưng bà đã bỏ đi.
- -------------------------------------------------------
Gửi các bạn chút hình ảnh:

Văn Thần Tài - Tỷ Can: Trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, hình ảnh của Tỷ Can được giữ nguyên theo cổ sử. Tỷ Can có một viên "Thất khiếu linh lung tâm", cũng chính là một trái tim có bảy cái lỗ quý hiếm, sau trung thần Tỷ Can nhân thẳng gián Trụ vương, mà đắc tội với Trụ vương cùng Đát Kỷ. Tỷ Can liên tiếp ba ngày ba đêm không rời Trích Tinh lâu trong cung, trách mắng Đát Kỷ dâm loạn, ông mong muốn Trụ vương hối cải để làm người mới, lấy chấn triều cương, hơn nữa đã từng đốt động hồ ly tinh của Đát Kỷ, nên bị Đát Kỷ ghi hận cực sâu. Ông nói Trụ: Không tu hoc Tiên vương điển pháp, mà dùng lời của con đàn bà, đại họa không xa rồi!. Sau đó, Tỷ Can bị Trụ Vương dùng hình xẻo tim mà chết.
Tỷ Can được Khương Tử Nha bảo hộ, bảo vệ được lục phủ ngũ tạng, sau khi mổ tim vẫn cứ bất tử. Tuy nhiên, sau khi rời cung, Tỷ Can cần hỏi một người bán rau muống trên đường rằng: Người không tim thì có thể sống không?. Nếu người trả lời là có, thì Tỷ Can sẽ sống. Nếu ngược lại thì sẽ chết ngay lập tức. Kết quả trên đường Tỷ Can bỏ chạy, nghe một người nói Không tim tức chết, liền chết ngay. Do đó, ông được gọi là Tuyên cổ đệ nhất trung thần (亙古第一忠臣). Từ đây, hễ phải dùng bói toán mà cần trưng cầu dân ý, người ta gọi là "Tỷ Can chiêm bốc pháp" (比干占卜法). Khi Khương Tử Nha phù Chu diệt Trụ thành công, ông phụng Nguyên Thủy Thiên Tôn phong thần, Tỷ Can được phong Văn Khúc tinh quân.
Ngày nay, tại Vệ Huy có miếu Tỷ Can, còn có di tích kiếm Khổng Tử khắc lên bia. Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế từng làm bài bia Điếu Tỷ Can, tuổi thọ trên ngàn năm. Căn cứ Ký huyện chí (淇縣志) ghi lại, huyện Kỳ, Hạc Bích ở Hà Nam có Tam Nhân miếu (三仁廟), là thờ Tỷ Can cùng Vi Tử, Cơ Tử. Thời Đường, Tỷ Can được truy tặng Thái sư, thụy Trung Liệt. Thời Nguyên truy tặng thêm thụy Nhân Hiển (仁显忠烈公).
Trong tín ngưỡng Đài Loan, sau khi Tỷ Can chết, Ngọc Hoàng Đại Đế cho rằng Tỷ Can bởi vì làm người tận trung, cương trực ghét a dua nịnh hót, ái quốc ái dân, lại vô tội bị hại mà mổ tim, vì vậy phong làm Thần Tài, dùng khổng tước để cưỡi.
Võ Thần Tài - Triệu Công Minh

THẦN TÀI TRIỆU CÔNG MINH TRONG PHONG THUỶ – Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời thường vẽ hình ông trên một cái dĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. – Triệu Công Minh còn là Trung Lộ Tài Thần và ngày vía là ngày rằm tháng ba âm lịch hàng năm. – Trong Phong Thần Diễn Nghĩa thuật lại thì Khương Tử Nha phong cho Triệu Công Minh là Kim Long Như Ý Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân, là Nguyên Soái thống lãnh bốn vị tiên: Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng Nạp Trân Thiên Tôn Tấn Bảo Chiêu Tài Sứ Giả Đặng Cửu Công Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiểu Tư. – Những vị này luôn ban phước lộc và may mắn cho những người thương gia, kinh doanh buôn bán. Danh hiệu của bốn vị đem lại những điều tốt lành cho mọi người: Chiêu bảo ( gọi vật quí), Nạp trân ( thu vật báu), Chiêu tài ( gọi tiền về), Lợi thị ( buôn bán có lời). Từ đó, dân gian tôn bốn vị tiên này cộng thêm thần thủ lãnh Triệu Công Minh là năm người, và gọi là Ngũ Lộ Tài Thần. – Đến đời nhà Minh, ông Hứa Trọng Lâm có viết quyển sách, trong đó chính thức nêu lên Triệu Công Minh là Tài Thần giúp chiêu tài tấn bảo, giúp người thương gia buôn bán phát đạt, giàu có, được nhiều tài lộc. – Trong các vị thần tiên của Đạo giáo, Triệu Công Minh là âm thần, là một trong năm vị đại ôn thần, có khả năng điều khiển sấm chớp hô mưa gọi gió, tiêu tai trừ bệnh và chiêu tài tiến bảo. – Tài thần Triệu Công Minh từ xưa là thần tài chủ quản vàng bạc tiền tài, ban phúc lành và là một vị thần chân chính, được thờ cúng rộng rãi trong dân gian cho đến nay!
Quan Công - Quan Vân Trường

Tào Tháo được xem là người đầu tiên dựng am thờ Quan Vũ, ngay tại quận Tiêu nước Bái quê mình - am Linh Thố.
Sau đó nhiều nơi ở Trung Quốc đã lập đền thờ Quan Vũ. Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng ông càng trở nên thần thánh trong sự ngưỡng mộ của nhân dân. Năm 1914 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quan Vũ được thờ chung với Nhạc Phi tại Võ miếu. Tại huyện Thái Hưng tỉnh Giang Tô, ông được thờ cùng Nhạc Phi và Văn Thiên Tường.
Việc thờ Quan Vũ có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian. Ông được nhân dân thờ như Thần độ mạng; giới thương nhân coi ông như thần tài; giới nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ ông có cả ảnh hưởng tới giới thương nhân vì hồi còn hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ. Các đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông vì họ cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở oan hồn về báo oán.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.