Bên Người

Chương 10: Đèn đêm khăn gấm




Đảo mắt đã đến mùa thu sớm, lá trong vườn bắt đầu rụng rơi rồi.
Tôi bắt được một cái lá đang bay, trong lòng chợt nghĩ đến Khuất Nghiêu chết chính là trong tiết trời trở lạnh thế này. Năm đó y người một nơi đầu một nẻo, Khuất Ngự sử trực tiếp đốt cái đầu còn sót lại của y rồi mang tro cốt của y đi, tôi muốn tế bái cũng chả có chỗ để đi.
Nhưng mà…chắc y cũng chả muốn tôi tới cũng nên.
Tuy mới chớm thu nhưng năm nay đã lạnh lắm rồi, mỗi ngày lại đều phải vào triều. Phủ đệ của tôi cách xa hoàng cung, trên đường đi thì vừa dài vừa tối, trên quan đạo lại không được phép dùng xe ngựa nên phải tự thân vận động mà thôi. Bình thường thì còn không sao, đến mấy ngày trời trở rét đậm, đến đường đi còn bị kết một tầng băng.
Tôi nhớ rõ mùa đông năm ngoái có một vị quan viên đến muộn sợ vào triều trễ nên cả đường chạy chậm, cứ nghĩ chỉ là vụn băng, ngã một cái mới hay đó là một hồ băng, sau đó không lên nổi nữa.
Một quan viên không lớn không nhỏ mất mạng như thế, Thánh thượng phái người cả đêm xát muối để làm tan băng, sau đó cũng dời giờ vào cung muộn hơn chút. Dù cái giờ đó vẫn phải sờ soạng mới đi đường được nhưng có còn hơn không, nhẹ nhõm hơn nhiều lắm luôn.
Giờ vào triều mùa thu thì vẫn như cũ, nhưng sợ là bệ hạ không biết con đường này vừa tối vừa lạnh như nào, chả kém gì ngày đông. Gió lạnh thổi vào đến triều phục dày cộp cũng ngăn chả nổi, toàn thân rét đến run lên.
Tôi thì hay bị ngủ nông, hay bị tỉnh dở giấc, trời lạnh tôi lại càng không dậy sớm được, thế nên toàn bị trễ triều. Vội vàng chỉnh lý một phen rồi vội vàng ra cửa.
Tôi đi ủng quan một đường phải chạy vội, lại bắt gặp hình dáng của Trần Du ở phía trước. Xung quanh tối mù mù như này mà tôi còn nhận ra bóng dáng của Trần Du được vì thực sự y quá giống với Khuất Nghiêu. Tôi từng vô số lần vụng trộm ngắm y trên đường vào triều, hình bóng sớm đã khắc sâu vào trong lòng.
Tôi lại nhớ về lúc Khuất Nghiêu vẫn còn…
Khi đó tôi chỉ là một vị quan nhỏ không có danh tiếng gì, cách xa Khuất Nghiêu lắm, đến vị trí trên triều cũng như xa ngàn dặm. Mỗi lần lên triều tôi chỉ hy vọng có thể đứng nhích gần y hơn một chút để vụng trộm ngắm y.
Ban đầu là cực kỳ hâm mộ y, trên triều thì tự tin bàn luận, làm việc thì vô cùng giỏi, đến nỗi khiến tôi cũng muốn sinh ra một giấc mộng hoạt sắc sinh hương mềm mại để chìm đắm vào, vì thế mới nhận ra lòng mình.
Tôi muốn y nhìn thấy tôi, nhưng làm thế nào y mới nhìn tôi đây? Đó chính là cũng phải tài giỏi được như y.
Tôi chỉ có tài học, thực cán lại không đủ, hôm sau lập tức tìm tòi tiếp, cứ thế lại học hỏi, rốt cuộc cũng có thể bộc lộ tài cán trong một lần trị hạn hán ở địa phương nọ. Nhưng y lại phản bác tôi, nói ra chỉ biết trị vỏ ngoài không biết trị từ trong.
Y là một quý tử của một danh gia vọng tộc thì biết cái gì? Nạn hạn hán này chả lẽ người thường có thể khống chế được? Chỉ trừ mấy chuyện quan viên xử lý không thích đáng, trữ lương không đủ, chứ mấy việc thiên tai này cũng chỉ có thể tiếp nhận mà thôi.
Tôi lại chả phải thần tiên trên trời rơi xuống mà cứu khổ cứu nạn được.
Tôi bị y nói nên xấu hổ vô cùng, nhỏ giọng chống đối y một câu lại bị y nghe được, còn trừng mắt với tôi.
“Việc này là việc lớn, Trình đại nhân mới lần đầu làm, Thánh thượng vẫn nên phái người khác đi…”
Y nghi ngờ năng lực của tôi, sao tôi có thế chịu được? Tôi tranh luận với y, cuối cùng Thánh thượng không kiên nhẫn giao việc cho tôi. Tôi hóa ra lại thành kẻ hám công to việc lớn để lấy thanh danh, dù biết chuyện này chả dễ dàng gì, khó khăn muôn trùng.
Sao thành An Châu lại loạn đói? Ngoại trừ quan viên địa phương ngồi không ăn bám, còn là vì thổ địa cằn cỗi khó trồng trọt được. Lúc đầu điều lương mấy thành kế cận còn có thể giải nguy được, lấy vật đổi vật bách tính có thể ấm no, nhưng tham quan đông như kiến, tự tăng tiền thuế dịch, bức bách bách tính giao thuế nộp lương cũng chỉ vì để thỏa mãn tham niệm của tên quan muốn từ quan địa phương lên kinh thành mà thôi.
Một nạn hạn hán từ trên trời rơi xuống khiến tình hình càng căng thẳng thêm.
Tôi nhìn bách tính gầy không ra hình người, mấy đứa trẻ mới mười mấy tuổi bàn tay nhỏ như cái cánh chim. Bọn chúng bụng đói kêu ùng ục, ánh mắt nhìn tôi không có tia sáng nào. Ngay cả đi đường cũng không đi nổi, chỉ có thể chờ chết mà thôi.
Khắp nơi toàn là xác người, nhìn thấy mà kinh.
Thì ra Khuất Nghiêu nói đúng, đúng là trị ngoài không trị trong, cái ‘trong’ này không phải là thiên tai mà là từ người mà ra. Chính là sự tham lam sớm đã xâm nhập vào xương tủy của lũ tham quan, gây nên thảm cảnh nơi cửa son rượu thịt ê hề, ngoài đường xương người chết mục ruỗng.
Trong bản raw là [上京的酒肉臭, 路边的死人骨] [thượng kinh đích tửu nhục xú, lộ biên đích tử nhân cốt] (ý là nơi giầu sang thì rượu thịt thừa không ăn hết, dân nghèo bên lề đường thì chết  mục xương), mình xin phép lấy trích hai câu thơ [Chu môn tửu nhục xú/ Lộ hữu đống tử cốt]trong bài Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự của Đỗ Phủ cũng có nghĩa hao hao như trên nhé.
Quan địa phương tiến đến than thở một tràng bên tai tôi, lại yếu ớt nói: “Nghe nói đại nhân từ kinh thành tới chắc hẳn một đường mệt mỏi rồi, Hầu Ngự sử của Ngự sử đài cũng là bạn cũ của ta, nghe tin ngài đến nơi này còn dặn dò phải chăm sóc ngài thật tốt.”
Thì ra là có chống lưng cơ à.
Tôi giả bộ kinh ngạc: “Đại nhân quen biết người của Ngự sử cơ à? Thì ra là thế, bảo sao cứ bàn giao việc này cho ta, lại còn qua chào hỏi ta, dặn ta làm việc cho tốt.” Tôi nở một nụ cười sâu xa.
Hắn tưởng rằng tôi cũng biết sợ rồi, còn nghĩ tôi cũng chỉ là phận tép riu mà thôi nên dương dương đắc ý ngay. Khiếp cái bản mặt buồn nôn kia lại bị tôi moi ra không ít lời.
Đầu óc bực này bảo sao chỉ mãi biết tham ô thôi chứ không làm nổi quan lớn, sự việc đã bị truyền lên đến kinh, Ngự sử đài cũng chả thèm giấu diếm nữa, hắn không biết mình đã bị bỏ mặc rồi ư?
Tôi cười lạnh trong lòng, bận rộn xử lý sự vụ không ngừng.
Chờ đến lúc hắn phát hiện ra mình đã bị ném bỏ, tôi lại từng bước dẫn dắt hắn khiến hắn hắn tin tôi có thể bảo đảm cả nhà an khang, viết một bức thư để lại, trao hết tiền tài tham ô cho ta rồi ra đầu thú, treo cổ tự tự chết.
Từ bức thư có thể thấy tuy ở tầng chót không với được chỗ cao nhưng quan hệ móc nối với nhau thì khá rõ ràng. Tôi phân phát tài sản của hắn đi dùng tiền mua lương thực cho dân, nhưng cuối cùng cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc, tôi lại bắt lấy mấy tên quan nhỏ, góp gió thành bão, điều lương thực trở về, trù tính xây dựng lại tất cả.
Ở nơi đó tôi học được rất nhiều, phải xử lý đám tham quan ô lại cũng rất tốn sức. Chức quan của tôi không lớn, nhận chỉ của Thánh thượng có ít thực quyền, tôi chờ đợi cơ hội một năm. Rốt cuộc một năm sau thu hoạch khả quan hơn, trên những khuôn mặt chịu đói khổ quanh năm cũng có chút ý cười tôi mới hồi kinh phục mệnh.
Không ai hỏi tôi mấy quan nhỏ kia sao lại chết, đến cả Thánh thượng cũng chả quan tâm. Chắc là trong lòng ngừơi cũng biết hết cả rồi, hành động của tôi cũng chỉ như châu chấu đòi đá xe mà thôi.
Trong ngày tôi hồi kinh thầy cũng tới tìm tôi, theo cùng người còn có một vị khách nhân nữa. Tôi nhận ra gã, đó chính là vị bạn cũ trong miệng tên quan địa phương kia.
Tôi không có tố giác gã, bời vì tôi không có đủ chứng cứ, đối đầu với gã cũng chỉ là tự tìm đường chết mà thôi.
Gã nhẹ giọng hỏi tôi chuyến đi này có cảm tưởng gì.
Tôi nhớ tới bách tính gầy trơ xương, số người liên quan còn ở kinh trong bức thư, và cả những bộ xương trắng hếu khắp đường.
Tôi khom người đáp: “Ti chức nào có cảm tưởng gì, đại nhân muốn ta nghĩ cái gì thì là cái đó.”
Gã cười khẽ, vỗ vỗ vai tôi.
Từ đó về sau, tôi bị cuốn vào tranh chấp giữa hai đảng phái, mà Khuất Nghiêu vẫn là một người trong sạch trong triều. Y cứ nói gì là tôi lại phản đối, âu tôi cũng chỉ là một cái bia ngắm trong triều, là quân cờ mặc người định đoạt mà thôi.
Thầy phát hiện ra hành động bí mật của tôi, cũng có khuyên có cảnh cáo tôi nhưng tôi không có nghe, vẫn liều mạng điều tra chứng cứ tham ô của cả hai phe, tra ra những khoản hối lộ mua bán dơ bẩn của họ.
Tôi càng nhìn càng thấy lạnh lòng.
Tôi đã biết quá nhiều chuyện thâm sâu trong triều đâm ra cả ngày hoảng sợ, tối ngủ không vô. Có một lần còn thức trắng đêm nên dậy từ sớm, đến đèn cũng không mang theo cứ mò mẫm trong bóng tối mà đi vào triều.
Tôi nghĩ cái chí hướng này của tôi nói ra cũng chỉ như người si nói mộng, sợ chỉ là như trăng trong kính mà thôi.
Gió đông lạnh thấu xương lạnh cả lòng, tôi nghe thấy có tiếng người gọi tên tôi.
Là giọng của Khuất Nghiêu!
Tôi quay người lại nhìn, một bóng người chạy đến, ánh sáng vàng vàng chiếu lên khuôn mặt y. Y một tay cầm đèn, một tay thì chắp sau lưng, thân ảnh thon dài. Y giơ đèn lên, khuôn mặt thoắt ẩn thoắt hiện, tôi nhìn thấy đôi mắt kia sáng lạ thường.
Tôi thích đôi mắt của y nhất.
Tôi vái chào, tận lực kìm giọng cho ổn định mà hỏi y: “Không biết Khuất đại nhân có chuyện chi?”
Y dời đèn, đến gần tôi cười nói: “Muốn chúc mừng ngươi mới lên chức thôi.”
Y cách tôi gần quá!
Lòng tôi xốn xang, giữa trời đông mà toàn thân lại nóng muốn bỏng.
Tôi đối nghịch với y như vậy mà y vẫn muốn chúc mừng tôi ư?
“Tạ Khuất đại nhân có lòng.”
Sau đó y cũng chả nói tiếp, tôi đi một đoạn đường chung với với y. Tôi thấy hơn y, thỉnh thoảng bả vai có đụng vào cánh tay y, cách bộ quần áo dày thế mà tôi vẫn cảm thấy nóng rẫy lên được. Tôi muốn nhích ra chút lại thấy không nỡ, chỉ đành coi như không thèm để ý.
Chúng tôi đến cửa cung, tôi khẩn trương nói: “Cái đèn này nhìn đẹp thật.”
Cái đèn kia thật sự rất đẹp, không có đường vân phức tạp gì, giá gỗ dư thừa cũng chả có, ngoài lồng đèn chỉ vẽ một nhánh hồng mai, đuôi đèn là một tua rua phiêu dật.
Y đáp: “Vậy ta cho ngươi nhé.”
Đèn này nhìn biết là quý, tôi cuống quýt cự tuyệt: “Không cần không cần đâu, ta chỉ là…chỉ là thấy nó đẹp thôi.”
Y nghĩ nghĩ, lại do dự nói: “Trùng hợp ta có một tấm khăn gấm, cũng giống cái đèn này.” Y móc từ trong tay áo ra đưa cho tôi nhìn, tôi nương theo ánh đèn mà xem.
Đúng là rất giống, ở góc có một nhánh hồng mai nở rộ, một góc khác cũng có tua rua đậm màu, cả hai như tôn nhau lên nhìn còn đẹp hơn cả cái đèn kia. Chỉ là nhánh hồng mai kia có kém hơn một chút.
Cái này nhìn qua là biết vật bất phàm, lại còn quý giá nữa chứ, huống chi khăn gấm lại là đồ riêng tư sao có thể đem đi tặng người khác được? Sao lại nhận của người khác nữa? Tôi vẫn từ chối thôi, nhưng y lại nhét vào tay tôi mà nói: “Coi như là quà lễ chúc ngươi thăng chức đi.”
Tôi nắm lấy khăn gấm vẫn còn ấm trong tay, trả cũng không xong. Khuất Nghiêu thấy tôi do dự thì nói thêm: “Ta chưa có dùng bao giờ đâu, còn mới lắm.”
Y tốt quá.
Tôi run tay nhận lấy.
“Đa tạ.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.