Bí Mật Hai Dòng Họ

Chương 77: Giếng không




Cậu Phúc ngồi một mình trong căn phòng kín mít. Cánh cửa sổ thi thoảng đung đưa va vào bức nẹp kêu lên vài tiếng khó chịu.
Bức tranh còn hiện nguyên trong đầu.
Hơi thở dịu đi một chút nhưng thi thoảng vẫn cuộn lên vài phần hừng hực.
Ánh đèn dầu trong phòng không được thắp nên. Màu đen u ám giăng đầy trong đầu.
"Cậu Phúc! Cậu có đó không?"
Cậu giật mình nhìn ra bên cánh cửa. Tiếng gọi của tiểu thư Ninh Vân, tiếng bước chân cũng ngày càng một tới gần.
"Tôi thấy thằng Khuyết bảo cậu không khoẻ. Tôi có làm chút bánh, cậu ăn đi cho nóng. Tôi để ngoài cửa được không?"
Dừng lại một chút không tiếng động.
Cánh cửa sổ ngay trước mặt bị lật lên. Cái đầu ẩn sau lớp màn đêm thò vào bên trong, ánh mắt sáng rực quét qua một lượt.
Cậu Phúc chưa kịp lên tiếng đã bị hoảng sợ im bặt.
"Không có ai sao?"
Tiếng gió hú bên cánh tai, tiếng sột soạt của cánh cửa, tiếng bước chân nhẹ nhàng và cả tiếng tâm thần đảo loạn.
Bóng lưng đen trần bãm đu trên cửa sổ, gương mặt hướng nhìn ra phía xa, mái tóc đằng sau ướt nhẹp rỏ xuống bên dưới từng vũng nước lớn. Bàn tay thô ráp cào xuống bậu cửa những vết móng sâu.
Nó lại hiện lên trong tầm mắt của cậu, đơn giản rõ ràng cùng với gương mặt trắng bệch trong đêm trăng sáng của Ninh Vân.
Cả đêm dài, cậu Phúc một chút cũng không ngủ được. Trời vừa sáng hơn một chút đã nghe thấy bên ngoài vọng lại tiếng bước chân.
Là mợ Thi.
Tiếng gõ cửa vang lên ầm ầm, tiếng giọng của mợ cũng theo thế:
“Cậu đã dậy chưa? Cậu Phúc ơi!”
Cửa mở, cậu Phúc bước chân ra bên ngoài, gương mặt phờ phạc thở dài một hơi:
“Có chuyện gì mà mợ đến đây sớm vậy?”
“Cậu lại hỏi? Không biết hôm nay là ngày gì sao? Bên nhà lớn đang sắp lễ gần xong rồi mà cậu vẫn ở đây? Tiểu thư Ninh Vân cũng ở bên đó mà không gọi cậu sao?”
Cậu nhìn lại lịch tường mới à lên một tiếng thượt dài.
“Hôm qua tôi đến đây định bảo với cậu. Mà cậu…không nghe. Trông cậu lúc ấy thất thần lắm. Có chuyện gì vậy?”
Cậu Phúc ậm ừ lắc đầu. Chuyện ngày hôm qua chưa chắc chắn là sự thật, hơn nữa bức tranh ấy có quá nhiều điểm đáng nghi. Cậu chưa chứng thực lại nói với mợ Thi, như vậy chẳng phải sẽ làm khó tiểu thư Ninh Vân sao?
Ngày 23 tháng chạp âm lịch, bên nhà chính đông những người họ hàng thân thích, thậm chí có cả những người cả năm cũng không gặp tới lần thứ hai.
Cậu bước vào bên trong, đứng ngay cạnh cậu Cả:
“Ông bà! Con đến muộn!”
Ông Chu đối với cậu vẫn luôn nhiệt tình bảo vệ:
“Không sao! Cũng không phải làm gì. Mày đến tầm nào thì đến!”
Ông trầm ngâm một hồi lại chỉ tay về gian bên trong:
“Ông Phan cũng qua đây được lúc rồi! Có rảnh thì vào bên trong giúp ông ấy!”
Ông Phan?
Cậu quên mất.
Thường những ngày lễ, ông Phan luôn xuất hiện tại nơi này làm vài phần quan trọng như khấn bái.
Cậu cười lấy một cái:
“Không cần đâu ạ! Con đứng bên ngoài này, có chuyện gì thì ở ngoài này mới tiện chạy việc. Ông ấy ở bên trong làm chính có người vào mới không giúp được gì.”
Vừa nói xong, bên cạnh đã thoáng thấy mùi hương nhiều phần quen của gian y quán. Cái mùi thuốc nồng, đi từ xa cũng có thể thấy trong không gian.
Ông Chu thấy người lại nói:
“Tiểu thư Ninh Vân tới đây được lâu, đã quen chưa?”
“Nhờ cậu Phúc, con đã quen với mọi chuyện.”
“Vậy thi thoảng lên đây, nói chuyện với tao cho khuây khoả. Không thì cùng mợ Liễu học cách quán xuyến. Đừng mấy thân thiết với vài người chỉ biết ăn nhờ ở đậu.”
Tiểu thư Ninh Vân nghe thấy câu đó, ánh mắt hơi hướng về mợ Thi nhưng lại nhanh chóng quay đi:
“Ông cứ nói vậy! Con sẽ thường xuyên lên đây! Ở bên gian y quán ấy, có cậu Phúc, có mợ Thi thường xuyên nói chuyện nên mới vơi đi nỗi nhớ nhà trong lòng. Bên trên này, con cũng không quen biết với ai, nhưng sau này chắc chắn sẽ thường xuyên tới đây nói chuyện cùng ông.”
Đang nói chuyện rôm rả, bên trong truyền lại tiếng gọi thấp trầm của ông Phan:
“Mau bảo người mang cá đi thả.”
Con nô bưng ra bên ngoài một chậu lớn đầy ắp những cá vàng đang lúc nhúc tung tăng.
Cậu Phúc chạy lại đỡ lấy:
“Để cho tao!”
Nói rồi mới quay lại phía ông Chu:
“Con xin phép ra sông thả cá.”
Cậu nói vậy thôi chứ chẳng cần ông đồng ý cũng liền quay người bước vội.
Bên trong đấy, quay đi quẩn lại vẫn là không phù hơp với cậu. Ông bà Chu có quá nhiều định kiến với mợ Thi. Mỗi lời nói ra đều là một lần muốn đem mợ ấy đặt trên thớt tuỳ ý người khác xâu xé. Còn cậu, từ đầu tới cuối chỉ muốn sống bình thường không muốn va chạm những chuyện quyền quý, lại càng không muốn bị lôi vào mấy lời tầm phào tán gẫu.
Đi theo con đường lớn quá một đoạn xa. Bên đường, người dân nơi đây cũng đang tấp nập theo hướng của cậu tiến tới con sông phía kia để tiễn ông Táo về trời. Bóng lưng của cậu hòa lẫn cùng đám người, nô nức như trẩy hội.
"Cậu Phúc ơi! Cậu đợi tôi với!"
Tiếng gọi phía xa hòa vào tiếng nói chuyện bên đường, cậu nghe không rõ cứ thế mà bước đi cho tới khi bả vai truyền lại hơi ấm có phần nặng cậu mới xoay người nhìn về phía sau.
"Mợ Thi?"
Mợ ấy đang ở phía sau, thở hồng hồng, mồ hôi ướt đẫm vai áo, gương mặt nóng bừng.
Mợ ngước mắt lên, thở không ra hơi, hắt giọng:
"Cậu đi gì mà nhanh vậy? Tôi gọi cậu từ phía xa, cậu chẳng quay lại!"
"Chắc tại tôi đang suy nghĩ lung tung, đêm qua bị mất ngủ mới không chú ý tới mợ gọi."
Hai người bước đi song song, một cao lớn một nhỏ bé hoàn lẫn vào dòng người tiến về phía trước.
Đi được đoạn xa, mợ Thi mới bảo:
"Hôm qua có chuyện gì, cậu thất thần vậy?"
Cậu trầm ngâm một lúc cuối cùng vẫn đem tất cả mọi chuyện kể lại cho mợ Thi nghe. Cuối cùng vẫn không quên thêm lại một câu:
"Tôi đang tính đem chuyện này nói với tiểu thư Ninh Vân. Chắc hẳn tiểu thư ấy không biết cái chuyện kỳ lạ của bức tranh kia. Nhỡ không may tiểu thư ấy có mệnh hệ gì, tôi lại ân hận suốt đời!"
Mợ Thi lắc đầu ngồi xuống bên dòng nước chảy, bàn tay đùa nghịch chạm khẽ lên mặt nước vỗ lấy vài phần tạo nên những đợt sóng đua nhau nối tiếp ra phía xa:
"Tôi cứ cảm thấy tiểu thư ấy có nhiều phần kỳ lạ."
"Kỳ lạ?"
"Cũng không biết là phải nói kỳ lạ như thế nào. Nhưng rõ ràng tiểu thư ấy có cùng mợ Liễu nói chuyện qua lại vậy mà đến hôm nay vẫn nói với ông rằng không hề quen biết ai bên trên nhà lớn. Chuyện con Đào mới mờ sáng đã ra khỏi nhà tôi cũng nghe thằng Khuyết nhắc đến. Tiểu thư ấy với con Đào lại như hình với bóng, vậy hôm qua con Đào lại dẫn đi một bà lão, không biết bà cụ ấy từ đâu mới sáng lại đến tìm tiểu thư mới đến đây chưa quen biết ai. Hơn nữa, đến lúc tôi cố ý tới gặp tiểu thư ấy thì lại không thấy ai."
Trên mặt cậu Phúc thoáng có chút ngạc nhiên, hỏi lại:
"Mợ nói như vậy có phải là đang lo lắng điều gì?"
Mợ Thi lắc đầu, thái dương nhiều phần co giật nhức nhối.
Theo như lời cậu Phúc nói, bức tranh kia có nhiều điểm khả nghi thì rất có khả năng nó chính là chìa khóa cho lời giải đáp kỳ lạ lần này.
"Sau hôm nay, khi lúc về, cậu thử nhắc tới bức tranh kia với tiểu thư Ninh Vân một lần xem biểu hiện của tiểu thư ấy như thế nào rồi tôi với cậu mới phán đoán tiếp!"
Mợ Thi ngồi xuống bên miệng giếng ngay cạnh con sống lớn, đưa mắt nhìn vào dòng người đang bận rộn nhưng trên gương mặt luôn hiện những nét tươi vui. Gia cảnh của họ so với nhà họ Chu không có gì để nhắc tới. Nhưng so với tình thân tương ái, cái căn nhà quả thực không phải nơi cho người có thể sống vui vẻ.
Cậu Phúc liếc mắt qua cái giếng, khoé môi khẽ cong lên:
“Dạo này vào đông, thời tiết không có mưa nữa nhưng cái giếng này cũng là khô cằn quá mức mà.”
Một bà lão cũng nghỉ chân bên cạnh, vừa nghe thấy vậy cũng lên tiếng:
“Cậu nói đùa gì thế? Cái giếng này, từ lâu rồi đã chẳng chứa nổi nước. Mưa bao nhiêu cũng không chảy được tới đây.”
“Vậy không lấp miệng lại? Để như thế này…nhỡ không may có người không biết lại…”
Bà lão lại cười mắng:
“Ở đây bao lâu rồi mà không biết? Cái giếng này…có quỷ trị. Người trong thôn lấp biết bao lần là bấy nhiêu lần người lấp không sống được tới hôm sau, cũng là bấy nhiêu lần cái giếng này vẫn cứ đứng yên tại chỗ. Có lấp thế lấp nữa cũng vô dụng, chi bằng để tại như vậy.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.