Biển Cả Dưới Trời Sao

Chương 80:




Ở Thượng Hải, ba Nghiêm cúp điện thoại, ôm vợ mình.
Mẹ Nghiêm khóc trên vai ông, bà nói mấy chục năm qua mình không biết cách dạy con.
5 năm nay, bà thường nói mình không xứng làm mẹ.
Ba Nghiêm vỗ lưng bà, nói: “Tôi là ba nó cũng có trách nhiệm, nghiêm khắc với Nam Nam, không quan tâm con mình suy nghĩ thế nào, áp đặt mọi thứ lên người con, là chúng ta đẩy Nam Nam tới đường cùng. Bây giờ con gái gọi về rồi, tôi với bà cũng có cơ hội sửa sai, không được khóc nữa, ngày mai gặp lại con gái, phải vui vẻ lên chứ, bà mau đi mua đồ Nam Nam thích ăn đi, cả quần áo nó thích nữa, mai mang tới đó.”
Mẹ Nghiêm lau nước mắt, đáp: “Để tôi gọi dì Phương tới làm mấy món Nam Nam thích, ngày mai mang tới Tam Á luôn.”
Nước mắt còn chưa khô, hai người cầm túi đi ra ngoài.
Ba Nghiêm lái xe tới mấy quán lâu đời mua đặc sản ở Thượng Hải.
“Nam Nam thích ăn bánh nhân thịt, mua thêm một ít đi.”
“Con bé còn thích bánh kem ở đây, cũng mua đi.”
“Còn bánh hình con bướm nữa, hồi nhỏ Nam Nam thích lắm.”
“Còn bánh bao cua nữa, hồi xưa Nam Nam bảo dù phải xếp hàng 1 tiếng đồng hồ cũng muốn mua, bánh bao ở Tam Á không đúng kiểu.”
Tuy trước đây ba Nghiêm nghiêm khắc không thể hiện tình cảm với con gái nhưng ông nhớ Vô Niệm thích ăn gì.
“Tí nữa phải tới trung tâm thương mại, Nam Nam thích mua đồ ở hãng này lắm.” Mẹ Nghiêm mua đồ ăn xong, hai người lại đi mua quần áo.
Tới nơi, mẹ Nghiêm cuống quýt chọn hết cái này tới các khác.
“Cái này thế nào?” Bà đi tới cửa hàng Nghiêm Á Nam hay mua đồ, cầm chiếc váy ngắn màu hồng nhạt, đây là style hồi xưa cô thích: Đồ màu hồng nữ tính.
“Cái này thì sao? Cái này có ren.” Bà lại cầm chiếc váy trắng viền ren, hỏi chồng.
Ba Nghiêm không hiểu gu thời trang của phụ nữ, ông nói: “Nếu đồ Nam Nam thích thì cứ mua đi, bà cũng mua mấy món đi.”
Một lát sau, mẹ Nghiêm chọn 10 bộ quần áo, vui vẻ nói với nhân viên: “Cô gói lại giúp tôi nhé.”
“Vâng, quý khách thanh toán ở bên này ạ.”
Hai vợ chồng đi theo, tới nơi, ba Nghiêm cầm thẻ đang định đưa cho cô nhân viên.
“Không mua nữa, chọn lại đi.” Đột nhiên mẹ Nghiêm nhớ tới một chuyện, sắc mặt thay đổi, vội vàng nói.
“Sao thế?” Ba Nghiêm nghi hoặc hỏi.
Mắt bà ngấn lệ, lại gần ba Nghiêm, đặt tay mình lên tay ông, run rẩy đáp: “Đây đều là những đồ trước lúc Nam Nam nằm viện, tôi quên mất người con bé có rất nhiều vết sẹo, tôi đúng là bà mẹ tồi mà, sao lại còn mua váy ngắn chứ, nó không mặc được.”
Khung cảnh lúc cô nằm viện ùa vào tâm trí, cả lúc người cô đầy máu nữa. Chuyện này như con dao cứa vào lòng bà, mẹ Nghiêm suy sụp ngồi xuống, khóc không thành tiếng.
Tay ba Nghiêm khựng lại, ngẩn ngơ đứng đó.
“Xin lỗi quý khách, đằng sau còn còn người khác đang chờ thanh toán nữa ạ.” Cô nhân viên nhắc nhở, ông bình tĩnh lại, kéo mẹ Nghiêm rời đi.
Ngồi trên xe, ba Nghiêm hút thuốc, lẳng lặng nhìn ra cửa sổ.
Mẹ Nghiêm vẫn đang khóc.
Hút xong 2 điếu, ông ném tàn thuốc xuống đất, khởi động xe.
“Chúng ta nợ con gái quá nhiều, dù làm gì cũng không bồi thường được ho con. Năm nay Nam Nam 29 tuổi, lúc con nhà người ta thanh xuân phơi phới rạng ngời còn con mình thì sao? Nó đau khổ khó chịu, dày vò bản thân mình. Chuyện tới nước này rồi, có khóc cũng vô dụng, thay vì nghĩ lại quá khứ thì ngẫm xem tương lai phải làm gì để con mình hạnh phúc.”
Mẹ Nghiêm hiểu ý chồng mình, Nghiêm Á Nam là cô con gái bà mang thai 9 tháng 10 ngày, nhưng cứ nghĩ tới chuyện con mình từng tổn thương bà đều không khống chế được cảm xúc của bản thân.
Nhưng mà cuộc gọi hôm nay tiếp thêm hy vọng cho bà, mẹ Nghiêm ngồi trên xe, tự nhủ mình phải kiên trì lên, ngày mai gặp con gái, không thể khóc được, phải vui vẻ, không thể để Nam Nam thấy dáng vẻ chật vật của mình.
Mẹ Nghiêm lau nước bắt, thoa son môi, mỉm cười tỏ vẻ kiên cường.
Về tới nhà, trong bếp ngập mùi đồ ăn.
Sau khi mẹ Nghiêm gọi cho dì Phương, bà đi chợ mua thức ăn rồi tới nhà họ Nghiêm, bắt đầu nấu nướng.
Dì Phương nhìn Nghiêm Á Nam trưởng thành, yêu quý cô gái ngoan ngoãn hiểu chuyện này.
“Thế nào rồi?” Mẹ Nghiêm bước vào bếp, hỏi.
“Bà nói chuyến bay vào sáng mai đúng không? Tôi sơ chế qua cá, sườn heo, dầu hành, gân hầm nấu đông trước rồi, sáng mai dậy sớm kho thịt, làm sườn heo chua ngọt.”
Trong bếp đủ loại thức ăn, dì Phương bận rộn chuẩn bị qua, mẹ Nghiêm không biết nấu ăn nhưng vẫn đứng bên cạnh giúp bà một tay.
Thời tiết nóng nực, sợ đồ ăn sẽ hỏng, ba Nghiêm đưa vợ về nhà rồi chạy tới siêu thị mua thùng giữ nhiệt và mấy túi đá. Bình thường ông không để ý mấy chuyện nhỏ nhưng hôm nay lại thay đổi, đứng trong quán hỏi ông chủ một đống chuyện, xem nên đóng gói thức ăn thế nào để không bị hỏng.
Ông bảo phòng còn hơn chống, không để con gái ăn phải đồ ăn bị hỏng được.
Bận rộn mãi tới 3 giờ chiều, 3 người mới ăn trưa.
“Dì Phương, cảm ơn bà nhé, nếu mình tôi thì không biết nên làm gì luôn.” Mẹ Nghiêm nói.
Ba Nghiêm đói cúi đầu ăn mì, cũng bảo: “Nhiều năm nay bà sống với chúng tôi cũng vất vả quá.”
Dì Phương cười, bảo: “Vất vả gì đâu, hai vợ chồng ông bà cũng đối xử với tôi rất tốt mà, đây là chuyện tôi nên làm thôi. Tôi cũng vui lắm, nhìn Nam Nam từ nhỏ tới lớn, tôi biết nó sẽ không đi xa đâu, rồi cũng có ngày tìm hai người thôi. Trời xanh không phụ người có lòng, cuối cùng ngày này cũng tới rồi.”
Nói tới dây, dì Phương kích động cầm chiếc hộp tinh xảo từ trong túi ra, đưa cho mẹ Nghiêm: “Mấy năm nay Nam Nam không ở nhà, tôi đi chùa xin bùa bình an cho con bé. Ngày mai bà tới Tam Á, giúp tôi đưa cho Nam Nam nhé.”
Mẹ Nghiêm cầm chiếc hộp, ôm dì Phương, bảo: “Nếu mấy năm nay không có bà ở bên, tôi không biết nên vượt qua quãng thời gian khó khăn này như thế nào nữa, cảm ơn bà.”
“Được rồi được rồi, mai này sẽ càng tốt hơn thôi, mai là gặp được Nam Nam rồi.”
Ba người mỉm cười nhìn nhau, kỳ vọng vào tương lai tươi đẹp.
Tới tối, ba mẹ Nghiêm không ngủ được, hai người ngồi trên giường xem ảnh Vô Niệm từ hồi bé.
Hôm nay dì Phương ngủ ở nhà họ Nghiêm, vì phải dậy sớm nấu nướng, bà cài báo thức lúc 4 giờ.
Ở Tam Á, Vô Niệm đi dạo với Triệu Hải Khoát, cô kể cho anh nghe về ba mẹ mình.
Cô thao thao bất tuyệt không ngừng, anh im lặng, nghiêm túc nghe cô nói.
Triệu Hải Khoát biết, cô muốn tìm hình bóng ba mẹ trong kí ức, để bản thân yên lòng hơn, để ngày mai gặp lại nhau sẽ không giống như người xa lạ.

Rạng sáng 4 giờ, chuông báo thức vang lên, dì Phương thức dậy.
Bà rửa lại xương sườn và thịt ba chỉ làm món sườn xào chua ngọt và thịt kho tàu, dì Phương đứng ở bếp, không dám đi ra chỗ khác.
“Bà dậy rồi à? Sao không ngủ thêm một lát?” Dì Phương vừa ngẩng đầu thì thấy mẹ Nghiêm đứng cạnh.
“Tôi không ngủ được, nghĩ tới chuyện sắp được gặp Nam Nam nên không ngủ nổi.” Bà mở vung nhìn xương sườn, cười bảo: “Nam Nam thích ăn sườn xào chua ngọt bà làm, cấp 3 ở kí túc xá, cuối tuần về nhà phải ăn món này thì mới chịu.”
“Lúc đó con bé vừa về nhà đã bảo ‘Dì Phương, con đói sắp chết rồi, muốn ăn sườn xào chua ngọt’, sau đấy con bé ngoan ngoãn đi rửa tay, ngồi xuống bàn ăn, cười khanh khách nhìn đĩa thịt trước mặt. Lúc đấy nó vẫn còn nhỏ, bây giờ cũng gần 30 tuổi rồi.”
“Đúng là năm tháng không tha ai, chúng ta cũng già rồi. Nhưng may mà trời cao có mắt để chúng ta gặp lại nó.”
“Nhiều năm rồi mà, không biết giờ con bé thế nào?” Dì Phương trầm ngâm bảo.
“Gặp là biết thôi, không nói nữa, tôi đi trang điểm đây, hôm nay phải xinh đẹp để đi gặp con gái chứ.”
Mẹ Nghiêm tỉ mỉ chọn chiếc váy dài trang nhã, make up tinh thế, bà muốn mình thật xinh đẹp trước mặt con gái.
Ba Nghiêm dậy từ sớm, ông xem lại đồ mang cho cô, phân ra theo hạn sử dụng, đồ nào dễ hỏng dễ vỡ rồi mới bỏ vào vali.
Thời gian trôi qua rất nhanh, dì Phương nấu xong, đóng gói kĩ càng, giúp hai vợ chồng để vào trong xe.
“Chúng tôi đi đây.” Mẹ Nghiêm ngồi trên xe tạm biệt dì Phương, hai người nắm chặt tay nhau, mãi không buông ra.
“Được, chú ý an toàn, tới nơi thì báo cho tôi nhé.”
Dì Phương vẫy tay nhìn chiếc ô tô đi xa, bà mỉm cười, đôi vợ chồng này 5 năm nay sống không thoải mái hạnh phúc gì, cuối cùng cũng được ôm con mình vào lòng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.