Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 403: Để lộ tin tức




Từ xưa đến nay, đối với dân chúng thấp cổ bé họng mà nói thì việc quốc gia đại sự còn lâu mới làm người ta hứng thú bằng chuyện hôn nhân nam nữ. Những người dân thường không mấy quan tâm đến sứ giả của Thiên tử đến nhưng chuyện Thượng Hương Công chúa “Dùng võ từ hôn” lại truyền đến Kinh Khẩu thành, trở thành chủ đề nhà nhà bàn luận.
Những người dân thường ở Kinh Khẩu tạm thời chưa nhiều lắm, chỉ có hơn nghìn hộ; những tửu quán cũng như quán trọ ít ỏi không có mấy. Đến bây giờ thì chỉ có năm tửu quán được khai trương, tửu quán Hỷ thị lớn nhất trong đó ở vào đại lộ trên đường Giang Nam của Kinh Khẩu thành.
Diện tích tửu quán chiếm bốn mẫu, cao bốn tầng, phía sau còn có quán trọ; trước sau có tổng cộng hơn ba mươi người hầu rượu. Hàng ngày buôn bán rất thịnh vượng, khách hàng doanh môn, nhất là văn võ bá quan Giang Đông đều đến đây tụ tập uống rượu.
Lúc chạng vạng tối, quán rượu Hỷ thị vẫn náo nhiệt như trước, trong tầng ba của tửu lâu đều ngồi kín khách. Những người hầu rượu đều chạy hối hả, bưng thức ăn bê trà, bận đến mức “chân không chạm đất”. Trong một phòng sang trọng nhã nhặn ở lầu thứ ba có mười mấy vị quan cấp thấp, bọn họ thay phiên mời cơm, cứ cách năm ba hôm lại đến đây tụ họp uống rượu.
- Thật là đáng nể, Thượng Hương Công chúa lại cho Cố gia ba mũi tên, không biết lúc đó Cố Tư Mã có sắc mặt như nào?
Mọi người đều cười ồ lên, một viên quan bưng tai chén nói:
- Điều này chỉ trách Cố gia không biết trước biết sau, lại dám lấy Thượng Hương Công chúa. Nghe nói Thượng Hương Công chúa còn cho Cố Tề một mũi tên nữa, bắn thủng mũ quan của hắn, Cố Tề sợ đến mức ngồi bệt trên đất. Hắn tưởng rằng mình có thể chinh phục được Thượng Hương Công chúa, rõ ràng là tự cho mình là đúng mà.
Một tên quan khác cũng cười nói:
- Đoán chừng vụ làm loạn như này thì Thượng Hương Công chúa thật sự không xuất giá được rồi, nhà nào dám lấy chứ?
- Vậy cũng chưa chắc, gái lớn gả chồng mà. Chỉ cần Thượng Hương Công chúa thích thì nàng ta có thể xuất giá được ngay, dù sao nàng ta cũng là công chúa của Giang Đông chúng ta mà.
- Nhưng nàng ta nói, nếu không phải là anh hùng thiên hạ thì sẽ không lấy, lẽ nào lại để nàng ta lấy Lưu Cảnh? Không phải có tin đồn rằng mọi người đều hi vọng Thượng Hương Công chúa sẽ gả đến Giang Hạ sao?
- Ha ha! Tôn, Lưu liên minh biến thành Tôn, Lưu liên hôn. Hay lắm, quả thực rất hay!
Mọi người đang nói đùa thì lúc đó một người bên cạnh cười lạnh nói:
- Cái gì mà Tô Lưu liên hôn, hai nhà Tôn Lưu tức khắc sắp khai chiến rồi, các người đang nằm mơ chăng.
Người nói câu này là Lục Tân, là tộc đệ Lục Tốn, quan đảm nhiệm Tòng sự Hộ tào Giang Đông, thông tin rất rộng. Trong phòng ngay lập tức yên lặng lại, có người vội vàng hỏi:
- Tử Nghĩa, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Lại có người nói:
- Nhưng có liên quan đến sứ giả của Thiên tử không?
Lục Tân gật đầu:
- Không phải là sứ giả của Thiên tử gì cả mà là sứ giả của Tào Tháo, ta đã nghe được một tin.
Nói đến đây, Lục Tân giảm thấp giọng nói xuống:
- Nghe nói Tào Tháo phong Trình Công là Thái Thú Nam Quận, chuẩn bị tặng thành Giang Lăng cho Giang Đông chúng ta.
Trong phòng lập tức một phen kinh ngạc:
- Tin này có phải là thật không?
Mọi người dồn dập hỏi.
- Tất nhiên là thật rồi, chỉ là Ngô hầu quyết định thế nào thì ta không biết nhưng tin này tuyệt đối đáng tin cậy. Chuyện này chưa được công khai nên mọi người đừng truyền bừa ra ngoài.
Không khí trong phòng lập tức trở nên nặng nề, không ai nói gì cả. Mọi người đều biết rõ, một khi quân Giang Đông chiếm lĩnh thành Giang Lăng thì hai nhà Tôn Lưu nhất định sẽ khai chiến.
Chủ quán của tửu quán Hỷ thị là một cô gái xinh đẹp tầm 25-26 tuổi, tên gọi Quan Hỷ. Nàng là một quả phụ, dáng vẻ vô cùng xinh đẹp hơn nữa lại tháo vát tài giỏi, tiếp đãi khách rất tỉ mỉ chu đáo, khách quen của tửu quán Hỷ thị này đều rất thích nàng.
Mọi người đều biết nàng vốn là thiếp yêu của Hồ Thuận- thương nhân số một Giang Đông. Sau cái chết ba năm trước của Hồ Thuận, Quan Hỷ bị vợ của Hồ Thuận đuổi ra khỏi Hồ gia. Nàng bèn dùng số tiền tích lũy của chính mình mở tửu quán Hỷ thị ở thành Đông Ngô, buôn bán rất tốt. Đặc biệt là quan viên Giang Đông phần lớn là đồng cảm với nàng trở thành khách chính nhất của tửu quán Hỷ thị.
Lần này Đông Ngô dời đô, nàng liền bán luôn tửu quán ở thành Đông Ngô đi. Nàng theo tới Kinh Khẩu lại khai trương một tửu quán Hỷ thị nữa, khách hàng doanh môn giống như cũ.
Tất nhiên, đây chỉ là hình tượng thế thôi chứ Quan Hỷ trên thực tế chỉ là một con cờ cho việc cạnh tranh của hiệu buôn Đào thị và Hồ thị. Nàng vốn là một cô nhi mà Đào gia thu nhận nuôi dưỡng. Mười năm trước, phụng mệnh gả làm thiếp của Hồ Thuận, cung cấp tình hình nội bộ của hiệu buôn Hồ thị. Cũng chính vì tình báo của nàng mà hiệu buôn Đào thị mới đánh bại được hiệu buôn Hồ thị trong cuộc cạnh tranh quặng sắt ở Lịch Dương.
Bây giờ thân phận của Quan Hỷ đã thay đổi, nàng trở thành người đứng đầu tình báo bí mật ở Giang Đông mà Lưu Cảnh cài vào. Tửu quán Hỷ thị của nàng đồng thời cũng là nơi tụ tập tình báo của quân Giang Hạ ở Giang Đông.
Quan Hỷ dáng người nhỏ nhắn xinh đẹp lại đầy đặn, dung mạo đẹp như hoa đào, đôi mắt quyến rũ còn biết nói hơn miệng. Rất nhiều quan lớn Giang Đông đều muốn lấy nàng làm thiếp nhưng nàng lại tay nghề thành thạo trong đám quan, không có bất kỳ ý nghĩ muốn lấy ai nhưng cũng không đắc tội với người nào.
Lúc này, nàng đang hạch toán các khoản trong một phòng của quán trọ thì có một người hầu rượu xuất hiện ở cửa, nhỏ giọng nói:
- Hỷ nương! Có tin tức.
- Ừm, tin gì?
Người hầu rượu đến cửa, bẩm báo:
- Ban nãy đám người Lục Tân nói đến một tin, nói sứ giả của Thiên tử đã đến, phong Trình Phổ làm Thái Thú Nam Quận, đồng thời đồng ý tặng thành Giang Lăng cho quân Giang Đông.
Mấy ngày trước Quan Hỷ nhận được mệnh lệnh của Vũ Xương, lệnh nàng lưu ý đến mục đích sứ giả của Thiên tử đến Giang Đông. Lần này Quan Hỷ ý thức được tầm quan trọng của tình báo này nên nhất định lập tức lên đường.
Nàng gửi bồ câu đưa thư, đưa cho người hầu rượu, dặn dò:
- Đến thôn Bắc Cố, lập tức gửi bức thư này đi!
Là một cô gái, nàng cẩn thận tinh tế, tuyệt đối không gửi thư trong tửu quán, như vậy dễ dàng bị phát hiện. Trong tửu quán, nàng chế ra một món ăn nướng chim bồ câu, đồng thời nuôi chim bồ câu ở thôn Bắc Cố của thành bắc. Bồ câu đưa thư nằm hỗn tạp trong đó, có bất cứ tin tức nào đều ra ngoài thành gửi, để bảo đảm an toàn.
Người hầu rượu nhận thư, vội vàng đi. Quan Hỷ lại gọi hắn lại:
- Ta sẽ đi xác nhận lại một chút tin tức này, đợi sau khi ta xác minh tin tức rõ ràng rồi sẽ thông báo cho cậu đi!
- Vâng!
Người hầu rượu lui xuống.
Quan Hỷ lại cúi đầu trầm tư suy nghĩ một lát, việc này rất hệ trọng, không thể khinh thường. Nếu cần thì phải đi hỏi thăm kỹ hơn một chút, nàng lấy một bầu rượu đi đến tửu quán trước viện.
Một lúc lâu sau, một con chim bồ câu vỗ cánh bay lên từ chân núi Bắc Cố, xoay quanh hai vòng liền vỗ cánh bay về hướng Giang Hạ.
Thời gian dần dần đến đầu xuân tháng hai, đầu tháng hai là một ngày truyền thống. Mỗi năm tổ chức hai lần, lần lượt là mùng một tháng hai và mùng một tháng tám. Tháng hai là tháng cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa thu hoạch. Còn tháng tám là tháng tạ ơn thần thánh, giống như thỏa nguyện rồi lại phải trả ơn vậy, là hai ngày lễ ăn khớp từ đầu đến cuối.
Nhưng ngày này lại là ngày hội toàn dân đón mừng, giống như hội chùa sau này. Nhà nhà đều mang theo rượu và đồ ăn ra ngoài, tụ tập ở nơi đất trống, ngồi trên chiếu, vui mừng.
Mặc dù tiết đầu xuân vẫn đang se lạnh nhưng không ngăn được mọi người đoàn tụ vui vẻ. Một buổi sáng sớm, ở cánh đồng bát ngát ở ngoài thành Vũ Xương, mọi người ở làng xã chung quanh lần lượt từ các nơi kéo đến. Hoặc là uống rượu nhảy múa, hoặc tụ họp ca hát, hoặc lấy thứ dư thừa trong nhà bày ra trao đổi, tiếng cười tiếng hát truyền khắp đồng, đầu mọi người chạm vào nhau, náo nhiệt khác thường.
Nhưng đối với người Vũ Xương mà nói thì hôm nay là ngày bọn họ tế thần Gió và thần Nước. Bởi vì bắt đầu từ hôm nay, gió sẽ chính thức chuyển thành hướng gió đông nam, có thể treo buồm đi hướng tây.
Sáng sớm, trên bến tàu ở ngoài thành Vũ Xương sớm đã có rất nhiều người. Hơn một vạn người khuân vác sống dựa vào nghề trên bến tàu, người chèo thuyền sống dựa vào thuyền và ngư dân đều tề tụ ở trên bến tàu. Trong Trường Giang đã xây dựng một đài gỗ rộng, cao ba tầng, gọi là Hậu Phong đài. Trên đài có cắm ba cờ lớn, gió sông lạnh thấu xương, thổi góc cờ theo hướng tây bắc.
Một bà mo đứng ở góc cờ mặc váy trắng, đón gió mà múa, ống tay áo bay nhè nhẹ. Ở giữa là một bàn tế, chậu đồng lớn trên bàn thờ phụng dùng mì làm ba vật tế phẩm ngựa đỏ, trâu vàng, dê đen.
Dưới đàn tế có mười mấy văn võ bá quan Giang Hạ, trước bàn tế, Lưu Cảnh Kinh Châu mặc áo tế màu đen, đầu đội Bình Đỉnh quan, giơ cao ba nén hương dâng cầu nguyện. Ở bên cạnh hắn ta, mỗi chỗ có tiểu đồng nam nữ, nam đồng là Phong sử, nữ đồng là Phong thần.
Lúc này, tiếng chuông vang lên, người chủ trì lễ bái cao giọng hô:
- Giờ lành đã đến, tế bái Phong thần!
Lưu Cảnh cắm ba nén hương vào lư hương, cung kính quỳ xuống. Hơn một vạn người trên tàu đều quỳ theo, Lưu Cảnh lặng lẽ cầu nguyện mưa thuận gió hòa.
Hắn liên tục lạy ba lạy, đứng dậy vứt một khăn lụa màu trắng có bài tụng tế gió lên. Gió to cuốn khăn lụa bay theo hướng lòng sông, dần dần không nhìn thấy bóng dáng nữa. Lại theo một tiếng chuông vang lên, hơn một vạn người dân ngay lập tức hoan hô vui mừng.
Ba tên Đại Hán chạy lên đàn tế, bưng cao ba tế phẩm lên, chạy theo hướng miếu Phong thần ở phía nam. Hơn nghìn người hoan hô, vừa múa vừa hát, có ba người con trai chạy theo sau. Lễ bái của quan phủ kết thúc rồi, phía dưới là lễ bái dân gian với miếu Phong thần, đồng thời còn có ca múa đoàn tụ của ngày hội.
Lưu Cảnh đi xuống đàn tế, cười nói với mấy vị quan lớn:
- Các vị đoán xem, ta đang nghĩ gì?
Giả Hủ cười ha hả:
- Tất nhiên là hi vọng gió lớn một chút, thổi chiến thuyền của chúng ta sớm đến Giang Lăng.
- Lần này Giả công đoán sai rồi. Ta đang nghĩ, hôm nay hiếm khi là ngày lễ, chúng ta sẽ tìm chỗ đất trống, cùng nhau rải chiếu uống rượu đi.
Mọi người cùng cười ồ lên:
- Chỉ cần Châu Mục mời, chúng ta đều bằng lòng hầu rượu.
Lúc này, Lưu Cảnh thấy Đổng Doãn đứng ở phía sau, vẫy tay với mình, hình như là có chuyện gì muốn bẩm báo. Hắn cười nói với mọi người:
- Mặc dù vui đùa nhưng chúng ta cũng phải nói đến tình nghĩa. Hôm nay mặc dù không phải tuần nghỉ nhưng nếu như muốn đi tham gia ngày hội thì có thể xin phép nghỉ. Chỉ cần mai kia bổ sung lại những việc đã ứ đọng là được.
Các quan lớn không hứng thú mấy với mấy ngày lễ dân gian này nhưng quan viên trẻ đều khá ham chơi, nghe nói có thể xin phép nghỉ thì trên mặt đều lộ ra vẻ vui mừng.
Lưu Cảnh đi đến trước mặt Đổng Doãn:
- Chuyện gì?
Đổng Doãn là Ký Thất Tham Quân của Lưu Cảnh, đồng thời tạm thay Lý phu chưởng quản tình báo các nơi. Y lấy ra một bồ câu đưa thư, đưa cho Lưu Cảnh:
- Là tình báo khẩn cấp Giang Đông truyền đến!
Lưu Cảnh lấy thư ra xem một lần, là thư nhanh khẩn cấp của Quan Hỷ Giang Đông gửi đến. Nội dung trong thư làm hắn kinh ngạc trong lòng. Tào Tháo lại chuẩn bị tặng Giang Lăng cho Tôn Quyền, hắn lập tức nhận thức được tình hình này có chút nghiêm trọng.
Trầm tư một lát, Lưu Cảnh thấp giọng nói với Đổng Doãn:
- Bảo Giả quân sư và Tư Mã tham quân một lát nữa đến quan phòng của ta, nói rằng ta có chuyện quan trọng bàn bạc.
Lưu Cảnh trở mình lên ngựa, mang theo mấy trăm kỵ binh chạy nhanh vào trong thành Giang Lăng. Hắn về phòng trước, nhanh chân bước đến trước sa bàn.
Đây là sa bàn bằng đất sét mà tháng trước hắn ta vừa mới làm được. Dài ba trượng, rộng hai trượng, do bốn khối sa bàn ghép thành, bao gồm cả vùng Kinh Châu và vùng Nam Dương ở phía bắc, tương lai không lâu thì vùng Hán Trung và Ba Thục sẽ có thể hoàn thành.
Ánh mắt của Lưu Cảnh nhìn chăm chú vào thành Giang Lăng, đến bây giờ thì thành Giang Lăng vẫn trong tay Tào Tháo, Lưu Bị không như ý nguyện nhưng Lưu Bị đã ở thành Du Giang Khẩu Trúc rồi, đổi thành huyện Công An, chuẩn bị biến huyện Công An thành trung tâm quân sự của hắn.
Lúc này, Giả Hủ và Tư Mã Ý lần lượt đi vào, bọn họ cảm thấy đã có chuyện lớn xảy ra. Đợi hai người bọn họ đến gần, Lưu Cảnh trầm giọng nói:
- Đã thăm dò được mục đích lần trước triều đình phái sứ giả đến Giang Đông rồi. Tào Tháo định tặng thành Giang Lăng cho Giang Đông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.