Lần này, Quốc Huy tìm đến Thư vào chiều cuối tuần đã gây cho cô bé sự khó chịu. Mắt hướng về bộ salon, nơi Huy đang chờ, cô hỏi:
- Có chuyện gì nữa đây ông. Đã noí rồi mà cứ tìm đến hoài. Bộ không có chuyện gì làm sao, đi rông hoài vậy.
Giọng rắn rỏi của Huy đáp:
- Không có chuyện, ai tìm đến đây làm chi. Bộ ngog^`i đợi nhỏ dời gót ngọc xuống gặp, vui vẻ lắm à? Điệu sao thấy sợ luôn. Chờ cả buổi chứ it"" sao?
- Tôi bị ép, chứ không vui vẻ tự nguyện tiếp người khách không mời mà đến đâu. Bạn bè chế giễu, ai ch.u nổi. Vậy mà cũng xuất hiện hoài.
- Khỏi cần giới thiệu, nhìn bộ mặt "hết tiền" của nhỏ là người ta biết rồi. Tại kẹt mà, phải chịu nghe lời cằn nhằn của nhỏ thôi.
Thư liếc anh, phụng phịu hất mặt:
- Chuyện gì vào đề đi. Có cần lấy trớn xa như vậy không ông anh?
- Nhỏ có muốn nghe hay không đã. Cằn nhằn đâu phải là bệnh của nhỏ.
- Không nghe ai đưa "long thể xuống đây chứ. Bắt đầu được rồi đó.
- Nhỏ rảnh không? - anh gãi đầu, cười dọ ý.
- Nhưng chuyện gì mới được. Nếu hợp lý sẽ tranh thủ, ngược lại không giải quyết. Báo cáo cho đàng hòang. Không được xạo nha.
- Bộ anh không đáng cho nhỏ tin tưởng sao?
Bàn tay anh chỉ ngược vào người, nét bất mãn in rõ. Thư cười.
- Vào vấn đề chính đi, đâu cần đánh một cái vòng xa như vậy chứ?
Quốc Huy cười trước gương mặt hình sự ấy. Anh mở lời:
- Là vầy. Anh có cô bạn trong nhóm, mới về thăm quê một chuyến. Anh muốn nhỏ theo cùng... Không biết nhỏ nghĩ sao? . Ngôn Tình Cổ Đại
- Trời đất. Đi có đôi còn mang để tam nhân làm kỳ đà hay chi?
- Anh với cô ấy không có gì cả. Nếu là bồ, ai kéo em theo chi.
- Bài vở nhiều, không có thời gian. Anh một mình giong ruổi đi.
Huy nhăn mặt kêu cứu:
- Thư Thư! Anh ra tay nghĩa hiệp một lần cứu em một bàn thua. Giờ em để người ta hạ anh bằng quả trực tiếp hay sao?
- Mắc mớ gì đến em mà can thiệp. Anh không nhận lời, ai bắt anh đến công an sao mà sợ. Một khi đã quyết định, kéo em làm gì, lãng nhách hà.
- Vậy chứ em với Kỳ Long thì sao? Ai đỡ đạnh cho em đêm đó?
- Em là đàn bà con gái, sợ anh ấy đặt vào chuyện không hay sẽ làm xấu hổ gia đình. Còn anh sợ gì? Người đẹp mở lời, mừng muốn chết, còn chạy là sao. Hay đến đây muốn báo tình hình cho em biết?
Quốc Huy nhăn như khỉ ăn ớt, anh gãi đầu:
- Đủ rồi nghen nhỏ. Lúc trước, mỗi lần ba mẹ cô ấy ở tỉnh lên hay nhờ anh này nọ, có khi tặng quà cho gia đình anh. Nay mời anh về quê có đám kỵ cơm, chẳng lẽ không đi? Vì thế anh mới mời nhỏ làm bức bình phong, khi cần che cho anh làm phước vậy mà.
- Để sau này sinh quý tử chứ gì? Nịnh cũng có hạng lắm. Nhưng em không đi là không đi.
- Nhỏ sinh nhằm ngày Phật xuống trần mà, đâu có thấy chết mà không cứu. Lòng từ bi đem bán chợ trời rồi sao nhỏ? Hỉ xả một lần đi ha, xem như ngày rằm khỏi đi chùa, Thư Thư à.
Thư bật cười trước cử chỉ của anh. Cô hỏi:
- Noí thật đi. Có phải anh quen với người ta mấy năm nay, giờ muốn thay lòng đổi dạ nên muốn đem em ra làm hình nộm cho người ta nản lòng, thất vọng, gài số de, trả sự nhẹ nhõm cho anh chứ gì?
- Em suy ra tùm lum rồi kết luận gọn gàng, anh sợ em luôn à. Nếu cần chia tay, ai cho em chứng kiến để lấy kinh nghiệm chứ. Người ta có ý gì thì làm êm, ai để em biết. Tính cằn nhằn đúng thật là bản sao của bà Tám. Anh nếm qua rồi, không sao, chẳng sợ.
- Cô bồ nhí đó của anh ở đâu? Nói để chuẩn bị, xem có bị đánh không?
Quốc Huy nắm tay cô, cười:
- Vậy là em chấp nhận rồi hả? Cám ơn nha. Xem như sự hỗ trợ đầy ý nghĩ này của em là mình huề nhau há nhỏ?
- Cũng được. Bao giờ đi?
- Sáng sớm. Mặc jupe được không Thư?
- Về quê phải tùy theo hoàn cảnh của người ta ở đó ra sao mà ăn mặc. Nhập gia tùy tục mà, anh đã quên cội nguồn của mình rồi sao?
- Em muốn khóac trang phục nào, anh cũng chấp nhận. Chỉ cần em có mặt theo cùng là được rồi.
- Quê cô ấy ở đâu?
- Vĩnh Long, gần cầu Mỹ Thuận đó. Em có đến tham quan lần nào chưa?
Nhìn nét mặt của Thư Thư có sự thay đổi rõ rệt, Quốc Huy hỏi:
- Em sao vậy Thư?
-Ờ! Không có gì. Ngạc nhiên một chút, vì cô ta lại cùng quê với Thư.
- Thật hả? Vậy em có dịp về thăm gia đình mình rồi.
- Chừng nào anh đi?
- Ngày mai. Cả nhóm đều mong gặp mặt và làm quen em đó, Thư Thư.
- Họ là người như thế nào? - Cô trầm buồn.
- Em sao vậy? Bộ chê anh không cùng giới với em à?
Thư thở dài, mắt nhìn ra khuôn cửa sổ, buồn bã:
- Không cùng đi thì anh nài nỉ. Còn nhập vào nhóm đi, em ngại lắm. Về quê của cô ta, chẳng lẽ không ghé thăm ông bà ngoại mình.
- Nhất định là phải ghé rồi. - Quốc Huy vui vẻ bảo.
Thư cau mày, gạt ngang:
- Anh biết gì mà noí theo cảm hứng của mình. Em không thích, không muốn bạn anh ghé nhà ngoại, nhưng biết làm sao noí cho họ đừng biết ý mình đây.
- Em sao vậy? Họ không xứng đáng để có mặt ở nhà ngoại à?
- Anh sao vậy mới đúng đó. Từ lúc quen nhau, em có hỏi gia đình anh thế nào, và em xuất thân từ giới nào không? Chúng ta chưa ai biết gì nhau, ngoài những cuộc tán gẫu, lang thang ngoài phố. Thật sự, nhà ngoại em nghèo lắm, mẹ em... có nhiều chuyện không hay, nếu anh đến nhà ngoại em. Cho nên em không muốn họ chứng kiến. Thứ nhất là họ chê anh không biết cách chọn bạn, hai là khinh dể em và ngoại lẫn mẹ. Thư không thích, anh hiểu không?
Quốc Huy chưa bao giờ thấy mắt Thư long lanh như hôm nay. Anh hạ giọng trong tiếng thở dài:
- Xin lỗi. Tại anh không nghĩ sâu sa như em. Thôi thì thế này. Anh sẽ đi với em sang nhà ngoại thôi. Còn các bạn ở lại nhà Nhã Chi. Bằng mọi cách anh không để họ khinh em và cả anh nữa, được chưa?
- Tốt nhất là cả anh nữa, không nên đến nhà ngoại em. Nếu đồng ý thì em theo cùng, ngược lại anh một mình trong chuyến đi này.
Quốc Huy định gật đầu cho Thư an tâm, sau đó anh sẽ đi cùng. Trước mặt mọi người, chẳng lẽ Thư từ chối? Không ngờ.
- Nè, tôi noí cho ông nghe nha. Hứa không đến nhà ngoại tôi là không được đến. Nếu trở quẻ, đặt tôi vào chuyện đã rồi, xem như tôi và ông "xù đẹp", chưa hề quen. Thật đó, nhìn gì. Nghĩ đi.
Ngón tay của Thư điểm trên mũi Huy. Anh nắm tay cô, gằn mạnh:
- Không sang thì không sang, làm gì phùng mang trợn má y như sư tử vậy?
- Hứa thì nhớ đó. Tôi ghét nhất là con ma nhà họ hứa, để rồi chứng nào tật ấy. Xạo xự tôi ghét lắm. Nhớ nha.
- Dạ, biết rồi bà chị. Tính kiếm chuyện cắt hợp đồng chứ gì? Không có cơ hội ấy đâu. Mai tới sớm nha.
- Biết rồi. Có cần khởi hành lúc không giờ, để rút ngắn thời gian xa thì nhớ, gần thì thương không đây, anh Hai?
- Sao em biết hay vậy. Bộ mới ở "trong ấy" ra, sao rành dữ quá?
Huy liếc cô ánh mắt nhướng cao.
- Nếu có nôn nóng, nhớ nhung cũng nên giấu bớt trong ấy. Có đâu lộ ra mặt, kêu người ta không hay, chẳng biết. Tôi sợ anh luôn à. Còn chưa về lo thuê áo quần bảnh bao, nhớ mướn xe du lịch, và có cần gắn bông hoa cho xôm tụ không anh Hai?
- Nếu em thích, cứ làm tới cho anh. Biết đâu người ta nghĩ rằng anh bị đưa rể xuống...
- Nhà bà Nhã Chi, bộ quên sao anh Hai?
- Nếu bác tài lộn địa chỉ thì sang nhà em. Anh cũng gởi gắm đời hoa của mình luôn. Âu cũng là duyên phận mà.
Thư kéo tay anh, đẩy ra cửa, chỉ phía đường:
- Ra đó mà gởi gắm đời hoa cho mấy bánh xe tải hàng đi. Vậy mới hay, mới hết số đó anh Hai. Còn đứng đó? Hãy xéo đi.
Quốc Huy lên xe, vẫy tay cười:
- Mai, anh đến sớm nhá.
- Biết rồi. Ai trốn đâu mà sợ không biết nữa.
Thư Thư lắc đầu trông theo.