Suốt tuần, chiều nào Huy cũng đến tìm Thư, nhưng chưa baoi giờ gặp được. Bởi lúc Huy trở về Sài Gòn, Thư ở suốt bên mẹ mình, bỏ dạy mặc cho bạn bè và Huy lo lắng. Không chịu nổi sự vắng mặt của Thư, Huy về quê tìm gặp. Từng chiều gặp nhau. Giờ vắng nụ cười, ánh mắt Thư, Huy nghe lòng trống vắng lạ lùng, nhớ nhớ như thiếu một cái gì đó... không sao chịu được. Huy tìm nhà Thư không mấy vất vả, vì cả vùng đều biết mẹ Thư.
- Cô Hai Qúy hiền lành, học giỏi, khéo tay lắm, ai trong vùng này cũng thương. Vậy mà bà chủ không thích, cưới về đầy ải đủ điều, còn cho cậu Hai đưa cô Ngọc về nhà nữa. Hỏi đàn bà ai không ghen tức. Phần mới sinh nở, cô không điên sao được. May là trời thương, nếu không cô chết luôn là khác.
- Cô Hai Qúy điên cũng phải vì bị bạc đãi. Cô ấy thật thà hiền lành, làm sao biết chiều chuộng, ngọt ngào lấy lòng bà chủ. Còn cô Ngọc ấy thì khỏi noí rồi, cậu có tiếp xúc thì biết.
- Cậu đến nhà mẹ con Thư à? Họ tội nghiệp lắm. Nhưng đời mà, có tiền thì làm gì không được. Cha mẹ người ta khổ sở thế nào, họ đâu thèm biết, làm gì có sự xúc động mà chia sẻ.
Tất cả những lời bình phẩm của bà con ở đây, họ hiền lành chất phác, phần đông là dân làm thuê lò gạch của bà nội Thư, làm sao cho rằng họ giả dối khi lên án mẹ của Nhã Chi được.
Càng biết được nỗi đau và sự thiệt thòi của bà mẹ tội nghiệp của Thư, lòng Quốc Huy càng buồn và lo lắng cho số phận cô nhiều hơn. Sự nôn nóng, hối thúc cho Huy thu ngắn quãng đường về nhà Thư càng nhanh càng tốt. Chưa bao giờ Huy muốn gặp Thư như lúc này. Chỉ tưởng tượng lúc gặp nhau, Thư vui mừng, nắm tay anh là lòng Huy vui vẻ lẫn xúc động rồi.
Nhưng sự nhiệt tình của Huy đã không được sự bù đắp nào, bởi Thư Thư vừa về Sài Gòn sáng nay. Ông bà ngoại tiếp Huy vui vẻ lắm. Nhất là khi ông bà biết Huy công tác ở khoa tâm thần. Khi Huy gợi ý đưa mẹ Thư về Sài Gòn nhập viện, ngoại của Thư vui mừng, ánh mắt hướng về Huy đầy thiện cảm. Nhưng ông thở dài:
- Cháu có nhã ý đó, ông mừng lắm. Ý nguyện của đời ông là làm sao cho mẹ con Thư bình phục, ông có chết cũng cam tâm. Cháu thấy đó, suốt ngày nó lảm nhảm một mình, lúc lang thang ngoài vườn, khi tỉnh thì nghe lời ở nhà. Ông già rồi, xót xa, nhưng biết làm sao đây.
Huy thấy bà có nhiều nét rất đẹp. Thư giống mẹ nhiều hơn, có lẽ tính thẳng thắn cũng giống bà.
- Hồi mới bệnh cho đến giờ ngoại chưa đưa bác gái lên Sài Gòn điều trị sao?
- Hồi mẹ con Thư cười cười khóc khóc, bà ấy đem trả con gái tôi về đây, có cho số tiền nhỏ. Là dân quê nên chúng tôi chạy chữa theo ở đây. Vả lại, tiền quá ít, muốn đi cũng đâu có khả năng. Ông bà lại già, con Thư và chị nó còn nhỏ, cần cái ăn, cái mặc, tôi làm sao mà bỏ đi.
- Bên ấy, ba của Thư cũng bỏ mặc luôn sao?
- Hồi con Qúy còn ở bên ấy, bà chủ hà khắc lắm. Thầy phải nghe lời mẹ và cô Ngọc đó, đánh đập đủ cách. Con Qúy mới sinh lại bắt gặp chồng và bạn của mình ngủ trong phòng mẹ chồng mình, nó đau khổ mà không được ai bênh vực lẽ phải. Cuối cùng, do ôm ấp nỗi tức giận ghen hờn đó nên điên luôn. Vậy mà họ còn viện ra đủ lý do để đuổi con nhỏ rồi khỏi nhà với đứa con chưa đầy tháng. Con Qúy điên là phải, nếu là tôi cũng vậy thôi. Đã trút được gánh nặng rồi, ai thèm đưa tiền trị bệnh.
- Sao ngoại không vay mượn trong bà con để chạy chữa?
- Vườn đất ngoại cũng bán hết. Còn ở đây, ai cho mượn khi tất cả đều đi làm thuê kiếm sống qua ngày? Nếu có cũng không dám cho, vì bà chủ không thích, và cũng có người bị đuổi việc vì thẳng thắng vạch trần ý đồ của ba con Thư và sự chỉ huy của bà chủ, nên từ đó đâu có ai dám giúp.
Quốc Huy thở dài, bởi biết quá nhiều chuyện về gia đình của Nhã Chi lẫn Thư Thư. Anh đề nghị, sau phút suy nghĩ kéo dài:
- Ngoại à! Con là bạn của Thư Thư. Chuyện gia đình con biết rất nhiều về nỗi đau cũng như sự khó khăn của ngoại. Con thấy bệnh của mẹ Thư nên đưa vào bệnh viện nơi con công tác. Mọi chi phí ngoại đừng lo, chỉ cần ngoại cho phép và tin tưởng ở con là được rồi.
Bà ngoại ngồi ăn trầu ở bộ ván cạnh đó lên tiếng:
- Mà nè! Cháu có lòng thương hoàn cảnh khó khăn của ông bà đây, thật mà noí, bà cảm động lắm. Nhưng đâu ra đó, ông bà già rồi, không có làm gì, ngoại còn sống đây là nhờ con Thư sớm bươn chải, nên con nhỏ lo lắng đủ mặt, tiền ở đâu mà đưa đi chữa bệnh, không phiền cháu được.
- Dạ, con biết lo đâu vào đó, ngoại đừng lo. Ở bệnh viện, con xin miễn phí toàn bộ cho bác gái. Con chỉ tốn công đưa bác gái lên đó nhập viện thôi. Giúp một người, còn hơn đi mấy kiểng chùa. Vả lại, Thư là bạn của con, giúp mẹ của Thư, đâu có gì quá đáng. Ngoại ngại gì chứ?
Ông ngắm Huy chăm chú:
- Sao lại không? Cha của nó còn chưa nghĩ tới vợ con, dù một ngày cũng là nghĩa vợ chồng mà. Ai cạn tàu ráo máng như vậy. Còn cháu chưa là gì của con Thư, lại đeo mang mẹ nó. Ông nhận lời làm sao được.
- Da, con tính rồi. Thư phải nghe lời con thôi. Ngoại đừng lo mà.
Bà gật gù, chậm rãi bảo:
- Con có lòng, ông bà cảm ơn lắm. Thôi vầy đi. Nếu con gặp Thư Thư, bàn qua một tiếng đi. Nếu con bé ấy đồng ý, bà sẽ bán đôi bông cưới của mình giúp con Thư làm lộ phí để lo cho mẹ của nó.
- Dạ cũng phải. Có em Thư, ngoại không cần phải tới lui chi mệt lắm. Để con lo tất cả cho, ngoại khỏi đi há.
- Đâu có được. Chuyện gia đình này, ông già, bà cũng thế, đâu có làm gì ra tiền, chỉ trông cậy vào sức cô ""gắng của Thư Thư. Nếu đem mẹ nó lên đó điều trị thì tội nghiệp cho con Thư biết bao nhiêu. Từ lâu, bà không dám làm điều này là vậy đó.
Huy nghe nỗi chua xót len lỏi vào lòng. Không ngờ Thư Thư lại nằm trong hoàn cảnh nghiệt ngã như thế. Vậy mà cô bé vẫn học và ra trường như bao cô gái nhà giàu khác, như Nhã Chi vậy. Vậy mà Thư vẫn vô tư hồn nhiên. Có lẽ cô đã quăng gánh nặng trên vai, nỗi buồn lại sau lưng để sống thật với tuổi, với màu áo sinh viên của mình bên Huy. Thì ra, Huy là người bạn duy nhất được Thư chấp nhận. Đó là thời gian vui nhất của cô.
Quốc Huy về Sài Gòn tìm ngay đến Thư Thư, mong cô bỏ đi việc anh nói dối với cô ngày ấy. Trong mắt Thư, Huy là anh chàng xe ôm, sống qua ngày bằng những cuốc xe xuôi ngược đó. Thư cảm thông bởi Huy vất vả trong chiếc áo cũ kỹ bạc màu. Thư mua cho Huy đôi găng tay che chắn, bởi mười ngón tay trắng trẻo vẻ thư sinh của anh mỏng manh quá dưới ánh nắng gay gắt của thành phố.
Yến Linh đón anh với nụ cười buồn khi báo cho Huy biết:
- Nhỏ về phòng buồn lắm. Khóc một đêm, sáng dọn nhà, giờ Thư ở đâu, bọn tôi chưa biết nữa. Hay là vầy đi, mỗi ngày anh ghé thăm, biết Thư ở đâu, tụi em sẽ báo cho anh hay liền.
- Thư có nói gì với Yến Linh về tôi không?
- Thư khóc đau khổ, chuyện này chưa từng có ở Thư suốt bốn năm chúng tôi sống bên nhau. Sau chuyến theo anh về quê, không biết chuyện gì xảy ra khiến Thư Đau lòng như vậy. Là vì anh à?
Quốc Huy thở dài, hai tay đan lại nhau:
- Nhiều chuyện xảy ra cùng một lúc, làm sao Thư không bị choáng cho được. Anh muốn gặp Thư để giải tỏa muộn phiền trong lòng cô ấy. Cả tuần nay anh nôn nóng bao nhiêu, Thư càng bặt tăm bấy nhiêu.
- Anh nghĩ đến Thư, vì cảm thấy trong lòng áy náy, khi mình có làm điều gì đó ảnh hưởng đến tâm hồn của Thư, hay là nhớ cô ấy thật sự?
Huy cắn môi, lặng lẽ rít từng hơi thuốc chậm buồn.
- Thật ra, anh cũng nhiều điều chưa noí cho Thư biết về bản thân của mình, vì anh muốn kéo dài thời gian vô tư, vui vẻ của hai đứa. Vả lại, anh là ai, Thư là người như thế nào, gia đình ra sao, đâu thành vấn đề. Chỉ cần hai người đến với nhau bât"" vụ lợi là tốt rồi.
- Không ngờ Thư biết được những gì sau bức bình phong của anh à?
- Không hẳn thế. Có nhiều chuyện không thể nói một câu là hiểu, Yến Linh à. Bao giờ Thư Thư về, em báo tin cho anh biết nha.
- Ai biết anh ở đâu mà báo.
Quốc Huy ngần ngừ một lúc rồi bảo nhỏ:
- Dạo này anh nhiều công việc, không đến thường xuyên được.
- Không chạy xe ôm nữa sao?
- Cũng có, nhưng vào đêm thôi. Ban ngày anh đã tìm được việc làm rồi. Em gặp Thư, dù thế nào đi nữa cũng phải cho anh biết và cho anh gặp một lần. Sau đó ra sao thì ra.
- Nếu Thư không muốn gặp thì sao?
- Sao lại không? Một tuần đi qua, cô ấy sẽ bình tĩnh lại thôi. Yến Linh à! Em nhất định phải giúp anh nha.
Yến Linh liếc anh, vẻ trách cứ:
- Lúc này Thư Thư bơ phờ, nằm vùi vì cơn sốt ập đến. Thư ốm đi, lặng lẽ hơn. Chưa bao giờ em thấy Thư trong tình trạng ấy. Cho nên em nghĩ nó có điều gì đó đau khổ lắm.
- Anh biết, nên bằng bất cứ giá nào anh cũng phải gặp cô ấy.
- Em không nữa, bởi vì em không lấy tư cách nào bắt buộc Thư khi cô ấy không muốn đối diện với anh.
Huy đau khổ gật gù:
- Em ráng thuyết phục Thư giùm anh. Nếu cô ấy vẫn không cho phép, anh biết làm sao hơn.
Nhìn theo dáng Quốc Huy ra về, Yến Linh thở dài. Khuôn mặt phờ phạc, ánh mắt lo lắng của Huy, cho Linh biết Thư Thư trong lòng anh quan trọng, Linh chẳng dám nói với Huy là cô ấy vẫn còn ở đây, nhưng tránh mặt anh. Huy chờ ngõ trước, Thư đi ngõ sau.
Từ lúc về quê lên, Thư sống lặng lẽ như chiếc bóng. Thư nhận dạy nhiều nơi hơn, sáng đi đến tối mới về, chiếc giường là nơi Thư vùi trong giấc ngủ. Bạn bè lo lắng, Thư trấn an nhưng nụ cười, sự liến thoắng và những lời châm biếm, mỉa mai đậm nét dân gian không còn nữa. Thư biếng cười, cả phòng không ai dám đùa, không phải sợ mà lại tôn trọng nỗi đau đầy ắp trong lòng cô bạn nhỏ của mình. Tất cả đều muốn biết nguyên nhân đem đến buồn cho Thư, nhưng chẳng ai dám hở môi, chỉ âm thầm cảm nhận mà thôi.
Quốc Huy không làm sao từ chối được khi Nhã Chi bị rối loạn tim, suy nhược cơ thể, được ba mẹ đưa lên nhà anh nhờ điều trị. Ba mẹ Huy là người hiếu khách, phòng mạch của Huy được ông bà mở với tư cách từ thiện. Từ Pháp trở về, gia đình Huy đâu có thiếu thốn gì. Mẹ Nhã Chi là người khéo léo trong cách thu phục lòng người. Trong những lần gặp ở nhà Huy, ông bà vừa ý cách đối xử và lời tế nhị của mẹ Nhã Chi, nên ông bà bằng lòng cho Nhã Chi ở lại nhà để Huy theo dõi và điều trị sau giờ làm việc ở bệnh viện về.
Nhã Chi ra phố mua vài đồ dùng chi dụng cá nhân, cô gặp Huy và quá giang về nhà. Tình cờ trên đường, anh thấy Thư Thư đang máng túi xách lên vai, thả dài trên phố, mắt ngắm dãy quần áo bán cạnh đó. Huy cho xe rà sát đường, anh mừng rỡ kêu ríu rít: (pg123)
- Thư Thư! Thư Thư! Em có nghe không?
Huy bất cần mọi người nhìn mình. Để xe cho NC giữ, anh chạy theo, bởi vì Thư chạm mặt anh và quay đi thật nhanh. Huy dang tay ra, mắt mở to, hơi thở hổn hển:
- Thư Thư! Em đừng đi mà. Cho anh gặp một lần đi em.
Thư rút tay lại, quay mặt đi và im lặng.
- Thư à! Anh tìm em cả tuần nay thật vất vả, vẫn không gặp được em. Thư Thư! Đừng trách anh nữa. Em có biết anh khổ thế nào không?
Thư Thư lặng lẽ quay đi, không nhìn anh. Người ta vây quanh hai người xì xầm mỗi lúc một đông. Thư Thư rút tay lại để thóat khỏi vòng tròn đó. Nhưng Huy lớn tiếng, mắt trừng to, tay kéo cô lại gần:
- Em nói đi. Làm vợ tại sao em không nghe lời anh chứ. Có gì cũng phải nghe anh phân trần, có đâu đi biền biệt vậy?
Đến lúc Thư ngỡ ngàng, mắt vươn to ngơ ngác khi mọi người hướng về mình. Huy được nước làm tới:
- Giờ em theo anh hay không thì nói.
Thư nhìn anh đầy sự tức giận trong lòng. Huy kéo cô đi, Thư lặng lẽ theo Huy trở lại xe. Nhã Chi, ngả đầu chào cô, nhưng ánh mắt Thư vẫn nằm yên trên khuôn mặt sượng sùng của Chi, không cười, không đáp lại sự lịch sự của Chi dành cho cô. Huy lên tiếng:
- Nhã Chi! Em về đi. Anh muốn đưa Thư Thư đi ăn.
- Dạ, em biết rồi. Em sẽ thưa với ba mẹ giùm anh. Em chờ cơm anh nha.
Giọng Nhã Chi thật êm, nét mặt hiền từ, cử chỉ dịu dàng khi giới thiệu vị trí mình với Huy và gia đình của anh. Huy cau có:
- Bảo về thì tự về đi, còn ở đó nói.
Nhã Chi nhìn Thư, ngọt giọng:
- Anh Huy tìm Thư mà Thư cứ lánh mặt đâu phải cách. Vậy Thư đi với anh Huy đi nha. Chúc vui vẻ. Anh à! Em đợi cơm anh, đừng để cha mẹ đợi lâu quá đấy. Em về nha.
Giọng Nhã Chi thật êm, nét mặt hiền từ, cử chỉ dịu dàng khi giới thiệu vị trí mình với Huy và gia đình của anh. Huy cau có:
- Bảo tự về thì tự về đi, còn ở đó nói.
Nhã Chi nhìn Thư, ngọt giọng:
- Anh Huy tìm Thư mà Thư cứ lánh mặt đâu phải là cách. Vậy Thư đi với anh Huy đi nhạ Chúc vui vẻ. Anh à! Em đợi cơm anh, đừng để cha mẹ đợi lâu quá đấy. Em về nha.
Huy trừng mắt. Nhã Chi quay đi, dáng nhẹ nhàng uyển chuyển trước lời phê phán, khen ngợi của mọi người.
- Cô ấy thật là hiền. Nếu là tôi hả, không dám đâu.
- Cô vợ dịu dàng, ngọt ngào và đẹp nữa.
Huy cho xe chạy nhanh để tránh cho Thư những lời dị nghị của người chưa biết chuyện về cô như thế nào. Thư lặng lẽ, mặc cho Huy đưa đến đâu thì đến. Thật lâu, Huy đưa cô đến quán cây dừa. Thư ngồi dưới bãi cỏ nhìn ra bờ sông, im lặng. Huy trao cho cô ly trà đá. Thư đưa môi uống một hơi dài như muốn cái lạnh của nước làm dịu lại nỗi bực trong cộ Huy thở dài, ngồi bên cô, nhỏ nhẹ gợi chuyện:
- Mấy hôm nay em ở đâu Thư?
Cô hướng mắt nhìn xa xa, vẻ đăm chiêu, lặng lẽ. Huy choàng tay qua vai cô, hạ giọng:
- Thư à! Anh là ông xe ôm, hay chàng bác sĩ đâu có quan trọng. Cần nhất là chúng ta thật lòng đến với nhau thôi, đúng không? Anh biết em giận, vì anh giấu nghề nghiệp của mình, cho nên khi nghe mẹ Nhã Chi tiết lộ điều ấy, càng làm cho em tức giận thêm, vì cho rằng anh lừa dối em.
- Thật sự anh rất qúy em. Vì Thư luôn trân trọng tình nghĩa của chúng ta, dù trong mắt em, anh là người chạy xe ôm. Chúng ta từng lo lắng, mua sắm cho nhau, những món đồ đó không có giá trị bằng tiền, mà qúy bằng tấm lòng của mình. Với anh, nó là vô giá.
- Thư Thư! Anh rất hiểu em. Anh muốn nói với em rằng. Anh chưa hề có ý nghĩ nào về Nhã Chị Với anh, cô ấy là bệnh nhân, mãi mãi là thế. Anh đã hiểu mẹ Nhã Chi là người như thế nào, từ đó, anh qúy gia đình và mẹ em hơn.
Thư im lặng, uống cạn ly trà đá như ngày nào anh và cô đã đến đây, khi trong túi của hai đứa chỉ đủ hai ly trà đá thôi. Huy thở dài:
- Thư Thư à! Em nói gì với anh đi. Nói gì cũng được mà.
Cô quăng xuống dòng nước những viên sỏi nhỏ. Huy kéo Thư tựa vào vai mình, tay nắn bàn tay Thư:
- Đừng giận anh nữa Thư.
- Ông nói hết chưa?
Cô đứng dậy, tựa vào thân dừa, nhìn anh trân trối. Huy bước theo cô nhỏ giọng:
- Anh muốn đem mẹ lên bệnh viện nơi anh công tác để điều trị, em nghĩ sao Thự Vấn đề này anh đã bàn với ngoại rồi, chờ ý em thôi.
Đẩy anh thật mạnh, Thư quay lại nhìn anh trân trối, giọng cô gằn lại:
- Anh tưởng mình là ai đây? Muốn xen vào chuyện gia đình tôi là xen sao. Bên ấy qúy anh, muốn đem cô ta dân nạp để làm vợ Ông bác sĩ danh giá ấy cho thơm dòng thơm họ. Còn tôi hả? Không có tính a dua, không muốn núp bóng của bất cứ ai, nhất là ông bác sĩ giàu có như anh vậy.
- Anh biết em giận. Anh không biết họ có ý đó hay không? Nhưng người anh quan tâm là em, Thư Thư à.
- Cảm ơn, nếu ý đó là sự thật, Quốc Huy! Thư Thư và gã Honda ôm không còn kết thân với nhau nữa, bởi Thư Thư không đủ tư cách, nhà không đủ giàu để xứng đáng có người bạn làm bác sĩ như anh vậy. Từ đây, xem như không ai biết về ai cả, vậy đi nhạ Chào
Huy dang tay chặn cô, mắt van lơn:
- Thư Thư! Em nói vậy là sao. Anh đâu có ý xa em.
- Có hay không, đối với tôi không thành vấn đề. Tôi không xứng để có anh bạn làm nghề cao qúy, có một gia đình giàu sang. Cho nên tôi tách khỏi anh, không được sao?
- Em đừng nói dứt khoát là được với anh. Tại sao em lại giấu cảm tình dành cho anh trong lòng mình chứ. Anh đã nói với em rồi, Nhã Chi là bệnh nhân của anh trước ngày chúng ta quen nhau. Với anh, cô ấy chưa hề được anh đặt tình cảm như từng đặt tình cảm đến em, nghe chưa.
- Anh nói vấn đề đó làm gì, có liên quan gì đến tôi?
Huy tức bựt kềm hai vai Thư, hỏi:
- Nhìn thẳng vào mắt anh đi. Em thật sự không quan tâm đến anh?
- Dĩ nhiên là có rồi. Nhưng một gã Huy xe ôm ngày nào thì thân thiết hơn. Còn Huy của gia đình Nhã Chi, của một ông bác sĩ... thì xin lỗi nghe. Tôi không có may mắn để quen.
- Thư Thư à! Em không yêu anh thật sao?
- Anh nói gì? Với anh Huy xe ôm thì chúng tôi có tình bạn rất tốt. Ngược lại, với anh Huy bác sĩ tôi chưa hề quen, làm sao có được một tình bạn thuần chứ. Xin không nghe rõ, đây là tiếng mẹ đẻ, chẳng lẽ tai ông đang có vấn đề?
Huy đẩy vai cô ra, anh hằn học. . Truyện mới cập nhật
- Em đã suy nghĩ kỹ chưa? Sau này hối hận không kịp đó.
- Tôi là con của một bà điên. Có một điều, sẵn đây tôi báo cho anh biết luôn, để sau này không có dịp gặp thì chuyện xảy ra phiền lắm.
- Đừng nói yêu em chứ gì. Khỏi cần dặn. Tôi không bao giờ yêu cô gái ngang bướng, cố chấp như em đâu. Nhà bên ấy nói đúng. Em qủa là cô gái không được uốn nắn từ nhỏ, thích gì làm nấy, cô biết, tôi sẽ cưới vợ đấy. Sau này, mình là người một nhà, tôi không bỏ cô đâu. - Cảm ơn lòng tốt của vợ chồng anh và họ. Tôi cũng ráng tu cho đủ đức để về nhà đó như anh vậy.
- Anh sẽ tạo cơ hộu cho con gái về phủ phục bên ba mình chứ. Đời nào để con chống đối với ông bà và cha một cách ngang ngược, bướng bỉnh quá đáng như vậy.
Nét mặt Huy căng thẳng, môi cười nhẹ, mắt giễu cợt nhìn Thư.
- Tại tôi không có được dạy dỗ khéo léo như cô gái đang ở trong nhà, trong vòng tay chăm sóc của anh vậy. Sau này, tôi sẽ học hỏi và sẽ ngoan hơn. Cám ơn sự nhắc nhở của anh.
Huy móc trong túi một gói đỏ, đặt trong tay Thư:
- Đây là tiền của người cha tặng cho cô, để dành trả chi phí học tập. Mong rằng cô sẽ ngoan ngoãn, dịu hiền như vợ sắp cưới của tôi vậy, biết không?
- Không cần đâu. Tôi từng lo cho mình mà. Đem về cho ba vợ của anh đó.
- Không lấy thì đem về mà trả cho ông ấy.
Thư lặng người bởi ánh mắt lạnh lùng và lời nói như tạt nước vào mặt mình của Huỵ Trong khi anh quầy quả ra xe và nổ máy, để lại trong Thư nỗi chua chát không chịu được.
Thư vẫn ngồi đó, mắt thả dài dưới dòng nước lặng lẽ trôi. Chẳng biết thời gian trôi qua bao lâu, đến lúc mưa lác đác rơi nhẹ trên tóc, Thư mới rời nơi ấy bằng những bước chân chậm buồn. Thư cúi thấp đầu đếm từng bước chân trở về nhà, mặc cho mưa thấm ướt người. Bên kia đường, trong quán cà phê có người đàn ông dõi theo bóng cô với tiếng thở dài. Anh muốn chạy theo đưa cô về, nhưng thầm biết, không bao giờ cô cho mình có cơ hội dễ dàng như ý. Nên cuối cùng, anh ngồi đó trông theo dáng nàng ngả nghiêng dưới cơn mưa kéo dài.