Thẩm Oánh im lặng, Giang Ngạn cũng không đứng ra giải thích.
Trong chốc lát mọi người cũng không nhiệt tình tò mò nữa.
Chờ người trong phòng yên tĩnh trở lại, Thẩm Oánh nói thêm: “Mọi người cứ tự nhiên như khi làm việc là được rồi ạ. Trước tiên sẽ quay vài cảnh về công việc hàng ngày của mọi người.”
Bỗng có ai đó nói: “Trước mặt máy quay của đài truyền hình thì làm sao để tự nhiên được đây!”
Thẩm Oánh và thợ quay phim nhìn nhau, không biết nói gì.
Thật ra họ hỏi vấn đề này rất hợp lý.
Phản ứng đầu tiên của người bình thường trước ống kính chắc chắn là diễn.
Hơn nữa, xem như bình thường họ ra ngoài tuần tra với tư thế đầy hiên ngang, thì ở văn phòng cũng sẽ không cứng nhắc đến vậy.
Những gì cô nhìn thấy lúc cô bước vào chính là trạng thái làm việc tự nhiên nhất của bọn họ.
Nhưng đài truyền hình muốn làm chuyên đề ca tụng công đức thì làm gì có thể đưa những hình ảnh này lên được chứ?
Thẩm Oánh đã từng nghe người từng quay rất nhiều phim tài liệu nói phải để người được quay phim quen thuộc với sự tồn tại của máy quay.
Có một đạo diễn muốn quay người nông dân làm ruộng, ông đã theo chân người nông dân ra đồng trong một năm.
Suốt một năm trời, ngày nào ông cũng mang máy quay phim ra đồng, lâu dần mọi người cũng quen.
Sau đó ông tìm thấy cơ hội thích hợp nhất bật máy quay và thực hiện một bộ phim tuyệt vời.
Có rất nhiều trường hợp tương tự.
Thẩm Oánh hiểu rõ cách thức thực hiện, nhưng cô cảm thấy không đáng để quay bộ phim như vậy
Những người khác là quay phim tài liệu.
Cô chỉ làm theo chuyên đề nên không cần thiết phải cầu kỳ như vậy.
Một trong những quy tắc chính để phân biệt phim tài liệu và phim theo chuyên đề trong ngành truyền thông là:
Phim tài liệu là phục hồi lại hiện thực, không dựa vào tường thuật để dẫn dắt khán giả, và sử dụng các cảnh quay dài.
Phim theo chuyên đề trình bày các sự kiện một cách khéo léo, dùng tường thuật để dẫn dắt khán giả, sử dụng nhiều cận cảnh và quay đặc tả.
Hệ thống truyền thông trong nước đã hạn chế phát triển phim theo chuyên đề.
Về cơ bản, hiện nay các đài truyền hình đều làm phim tài liệu theo chuyên đề.
Những bộ phim lúc trước cô thực hiện, tuy nói là theo chuyên đề nhưng nó vẫn tồn tại yếu tố ký lục.
Bây giờ Thẩm Oánh cực kỳ phản cảm.
Cô không thích dùng cách cường điệu này để ca ngợi người khác.
Thẩm Oánh suy nghĩ một chút rồi nói: “Vậy mọi người cứ diễn đi.”
Người trong phòng kinh ngạc nhìn Thẩm Oánh, tất cả đều không nói nên lời: “…”
Sau đó, Giang Ngạn cười trước.
Anh ta ở phía xa nhìn Thẩm Oánh nói: “Em vẫn như trước kia.”
Thẩm Oánh hỏi: “Giống thế nào?”
Giang Ngạn nói: “Thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành.”
Thẩm Oánh nói: “À, cảm ơn.”
Thẩm Oánh không cho Giang Ngạn cơ hội nói tiếp, cô nói: “Tôi và anh quay phim sẽ đi cùng mọi người từ ngày mai, hi vọng mọi người sẽ giúp đỡ.”
“Ừ, nhất định sẽ giúp đỡ.”
Mọi người, mỗi người anh một câu tôi một câu.
Thẩm Oánh nói: “Cảm ơn, vậy chúng tôi đi trước.”
**
Sau khi ra khỏi đồn cảnh sát, tâm trạng của cô không được tốt lắm.
Không phải là vì gặp lại bạn trai cũ, mà là …
Cô thực sự không muốn thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Thẩm Oánh chỉ mới hai mươi bốn tuổi, ở tuổi này làm cái gì cũng cần có đam mê.
Cô không thiếu tiền, cũng không cần danh vọng mà chỉ muốn làm điều mình thích.
Trước đây đài cũng sắp xếp một vài nhiệm vụ phỏng vấn mà cô ấy không thích lắm, nhưng Thẩm Oánh vẫn có thể tìm được điểm bắt đầu.
Lần này, cô không thấy điểm bắt đầu.
Thẩm Oánh rất kính nể cảnh sát, cô cảm thấy cảnh sát là một người rất vĩ đại.
Tuy nhiên phẩm chất của một nhóm người, từ trước đến giờ không cần dùng tuyên truyền để tạo ra.
…
Lúc Thẩm Oánh vừa quay lại đài truyền hình, cũng đã đến giờ tan làm.
Sau một ngày bận rộn chạy khắp nơi, Thẩm Oánh cũng quên luôn cuộc hẹn với Từ Dân Thành.
Khi cô thấy Từ Dân Thành đứng trước đài truyền hình đợi cô thì cô mới nhớ đến cái tin nhắn sáng nay.
Từ Dân Thành đã đợi ở đây nửa giờ.
Nhìn thấy Thẩm Oánh mệt mỏi bước ra đài truyền hình, Từ Dân Thành đi đến đỡ lấy vai cô.
Từ Dân Thành hỏi: “Hôm nay bận lắm hả?”
Thẩm Oánh nói: “Nè, đừng nhắc nữa. Lãnh đạo giao cho em nhiệm vụ không thể hoàn thành. Em đau đầu muốn chết.”
Từ Dân Thành nắm tay cô, vừa đi vừa hỏi: “Nhiệm vụ gì? Nói thử xem.”
Thẩm Oánh nói: “Là tin tức cảnh sát thành phố A được khen ngợi trên đài XX, sau đó đài truyền hình nương theo cơ hội này để tuyên dương. Nhận nhiệm vụ xong, cả ngày nay em đều rối bời.
Đây là lần đầu tiên Thẩm Oánh phàn nàn chuyện công việc với Từ Dân Thành.
Trước kia, Từ Dân Thành vẫn cho rằng Thẩm Oánh yêu thích công việc của mình đến mức không phân là đúng hay sai.
Bởi vì cô đã từng hỏi rất nhiều vấn đề đả thương lòng tự tôn của người khác.
Từ Dân Thành im lặng một lúc rồi hỏi cô: “Không phải em rất yêu thích nó sao?”
Thẩm Oánh nói: “Ai nói vậy, em không thích.”
Từ Dân Thành nói: “Anh cho là em rất thích.”
Thẩm Oánh nói: “Sao anh lại bắt đầu chèn ép em rồi?”
Từ Dân Thành nói: “Đâu có.”
Thẩm Oánh nói: “Anh có, anh nhất định sẽ nhớ lại những gì xảy ra lúc em ở huyện S.”
Từ Dân Thành: “…”
Thẩm Oánh thở dài, giải thích với anh: “Điều này về cơ bản không giống nhau. Em thực hiện chuyên đề AIDS để xã hội chú ý đến quần thể này và xóa bỏ sự phân biệt đối xử. Em cảm thấy làm chuyện này rất có ý nghĩa.”
Từ Dân Thành hỏi: “Vậy em cảm thấy chuyên đề lần này không có ý nghĩa sao?”
Thẩm Oánh nói: “Có ý nghĩa gì đây? Dùng thủ đoạn tuyên truyền thì không được xem là cao cả. Cái cao cả chân chính không cần tuyên truyền, tất cả mọi người đều có mắt cả.”
Từ Dân Thành nói: “Đừng tức giận. Ai bảo em làm công việc này làm chi.”
Thẩm Oánh phản bác anh: “Công việc của em không phải cái này. Đây là nhiệm vụ lãnh đạo áp đặt cho em.”
Từ Dân Thành nói: “Cũng gần như vậy, dù sao phóng viên không chỉ làm những việc này.”
Thẩm Oánh: “… Thôi, không nói với anh nữa.”
Nói gì thêm chắc hai người họ sẽ lại cãi nhau.
Thẩm Oánh và Từ Dân Thành luôn mâu thuẫn trong vấn đề này, vì vậy trong những trường hợp bình thường, hai người sẽ không thảo luận về vấn đề này.
Hôm nay Thẩm Oánh bực bội đến không chịu được nên cô mới phàn nàn vấn đề này với anh.
**
Từ Dân Thành và Thẩm Oánh đi đến trước một nhà hàng, cô nói: “Em đói rồi, chúng ta đi ăn đi.”
Từ Dân Thành nhìn lướt qua bảng hiệu của nhà hàng, nói: “Anh muốn ăn bánh bao lần trước.”
Thẩm Oánh nói: “Vậy chúng ta đi đến đó bằng xe buýt.”
Từ Dân Thành nói: “Nếu em không muốn ăn thì không cần đâu.”
Thẩm Oánh lắc đầu: “Em muốn ăn, ăn với anh em ăn cả tần ô cũng được.”
Từ Dân Thành bật cười, sau đó hai người cùng nhau đi bộ ra trạm xe buýt.
Trên đường đi, Thẩm Oánh vẫn luôn dựa vào cửa sổ nhìn ra bên ngoài.
Từ Dân Thành cô chằm chằm, nhưng không ai lên tiếng nói gì.
Lúc đến sắp đến trạm dừng, đột nhiên Từ Dân Thành nói với Thẩm Oánh: “Chắc là em biết nghề nào có nguy cơ lây nhiễm AIDS cao phải không?”
Thẩm Oánh ngoảnh đầu nhìn Từ Dân Thành: “Biết chứ, nhân viên y tế, người bán dâm.”
Từ Dân Thành nói: “Còn nữa.”
Thẩm Oánh hỏi: “Còn nữa?”
…
Thẩm Oánh vừa hỏi xong thì xe buýt đã đến trạm.
Từ Dân Thành không trả lời cô, hai người cùng nhau xuống xe, đi đến phố ăn vặt ngồi xuống rồi mới tiếp tục chủ đề này.
Là Thẩm Oánh hỏi trước.
Cô hỏi: “Những nghề rủi ro cao khác anh mới vừa nói là nghề gì?”
Từ Dân Thành nói: “Cảnh sát.”
Thẩm Oánh hỏi: “Bao gồm?”
Từ Dân Thành nói: “Cảnh sát dân sự, cảnh sát hình sự, cảnh sát đặc nhiệm. Ba loại này là dễ bị lây nhiễm nhất.”
Thẩm Oánh suy nghĩ một hồi: “Có vẻ hợp lý… mà sao anh biết?”
Từ Dân Thành không trả lời câu hỏi của cô mà hỏi cô: “Thật ra, còn có một nghề khác rất dễ bị nhiễm bệnh. Em biết là nghề gì không?”
Thẩm Oánh lắc đầu: “Đương nhiên là không biết, anh có thể khai sáng cho em.”
Từ Dân Thành ghé vào bên tai cô nói nhỏ: “Phóng viên, người phóng viên đối diện với anh.”
Mặt Thẩm Oánh lập tức đỏ bừng, cô giơ tay đánh vào vai Từ Dân Thành, “Anh đừng ăn nói lung tung.”
Từ Dân Thành không tiếp tục nói đùa với cô nữa.
Anh nói: “Cảnh sát rất nguy hiểm. Cấp Hai anh có một người anh em, bán máu nhưng không bị AIDS, thi vào trường cảnh sát, sau khi tốt nghiệp làm cảnh sát thì nhiễm bệnh. Anh ấy đã qua đời cách đây vài năm”.
Thẩm Oánh hơi kinh ngạc, một lúc sau mới hỏi: “Đã xảy ra chuyện gì? Anh có tiện kể không?”
Từ Dân Thành nói: “Có gì đâu mà không tiện. Anh ấy đang trực ban, lúc nửa đêm thì nhận được cuộc gọi báo cảnh sát, nói có một vụ cưỡng hiếp. Sau đó anh ấy đến đó, nghi phạm là một người đàn ông trung niên, lúc bị bắt thì cào xước tay anh ấy. Lúc thẩm vấn, ông ta nói với anh ấy ông ta bị AIDS. ”
Nghe Từ Dân Thành kể chuyện, Thẩm Oánh bất giác chau mày.
Từ Dân Thành nhìn Thẩm Oánh nói tiếp: “Một tuần sau, anh ấy bị sốt, cả người yếu đi, cảm lạnh mãi không khỏi. Đi kiểm tra sức khỏe thì mới phát hiện mình bị AIDS. Lúc đó, anh ấy và bạn gái dự định kết hôn nhưng bởi vì bệnh này mà chia tay. Sau đó anh ấy bất chấp tất cả, không uống thuốc gì, nửa chết nửa sống. Chưa đến một năm đã qua đời. Ừ… hình như đã tám năm rồi. ”
Thẩm Oánh rất khó chịu, lồng ngực như bị thứ gì chặn lại.
Từ Dân Thành nói xong thì thở dài.
“Em nói thử xem người ta sống là vì cái gì?”
Đầu óc cô nóng bừng, cô ngẩng đầu đáp lại anh.
Cô nói: “Em không biết những người khác như thế nào. Dù sao em sống là để gặp anh.”
Từ Dân Thành mỉm cười nhìn dáng vẻ ngốc nghếch kia của cô.
Lúc này, ông chủ cũng vừa mang bánh bao nước lên.
Từ Dân Thành gắp một cái bánh bao cho cô rồi nói: “Ăn đi, ăn chậm một chút, đừng để bị bỏng.”
Thẩm Oánh nói: “Sao anh lại trở nên chu đáo như vậy?”
Từ Dân Thành nói: “Vì em mà thay đổi, được chưa?”
Thẩm Oánh mỉm cười hài lòng, kẹp lấy bánh bao Từ Dân Thành đưa cho cô rồi cắn một miếng.
Dù đã cắn rất cẩn thận nhưng cô vẫn bị bỏng miệng. Truyện Bách Hợp
Mỗi lần Thẩm Oánh ăn bánh bao nước là đều bị bỏng.
Lúc bị bỏng, cô sẽ nghĩ: sau này sẽ không ăn nó nữa.
Nhưng một ngày sau, cô sẽ lại nhớ món bánh bao này.
Bởi vì bánh bao quá thơm ngon nên ngay cả bị bỏng, cũng rất xứng đáng.
Từ Dân Thành nhìn thấy vẻ mặt gớm ghiếc của cô liền biết rằng cô đã bị bỏng.
Từ Dân Thành nói: “Bảo chú ý mà không nghe.”
Thẩm Oánh nói: “Không sao, không đau.”
Từ Dân Thành nói: “Em không đau nhưng anh đau.”
Thẩm Oánh hỏi: “Anh đau ở đâu?”
Từ Dân Thành nói: “Đùa em thôi, không đau chỗ nào hết.”
Thẩm Oánh cười: “Vớ vẩn, anh nhất định rất đau lòng. Nhìn em thế này, anh rất đau lòng đúng không?”
Từ Dân Thành cúi đầu, “Lo ăn bánh bao của em đi.”
**
Nói chuyện với Từ Dân Thành một lúc, tâm trạng của cô đã tốt lên rất nhiều.
Trường hợp anh đề cập đến là nguồn cảm hứng lớn cho Thẩm Oánh.
Cuối cùng cô đã từ Từ Dân Thành tìm được điểm bắt đầu cho chuyên đề này.
Thẩm Oánh còn cảm thấy anh là người thích hợp làm nghề này hơn cô.
Ăn tối xong, Thẩm Oánh và Từ Dân Thành lên xe buýt về nhà.
Trên đường về, Thẩm Oánh lại nói với anh về chủ đề này.
Thẩm Oánh nói: “Em cảm thấy anh rất thông minh.”
Từ Dân Thành nói: “Anh biết.”
Thẩm Oánh nói: “Em nghiêm túc đó. Chính là…anh vừa mới giúp em tìm thấy điểm để bắt đầu. Để tỏ lòng biết ơn -”
Từ Dân Thành nói: “Để bày tỏ lòng biết ơn, em sẽ làm gì?”
Thẩm Oánh chớp mắt nhìn anh nói: “Anh muốn thế nào thì như thế đó.”
Từ Dân Thành nắm tay cô, cúi đầu nhìn cô.
“Đừng trêu anh, đang trên xe buýt.”
Thẩm Oánh vô tội nhìn anh: “Em có trêu anh đâu, là do anh tự ‘lên’ đó chứ.”
Từ Dân Thành nói: “Câu nói vừa nãy của em là đang ám chỉ, em cho rằng anh nghe không hiểu à?”
Thẩm Oánh nói: “Em không có, nhất định là không có. Em không phải loại người như vậy.”
Từ Dân Thành nói: “Ừ, em không giống người khác, em giống anh.”
Thẩm Oánh: “…”
Thấy Thần Oánh ngoan ngoãn ngậm miệng lại, Từ Dân Thành buông cô ra, mở rộng khoảng cách giữa hai người.
Anh nói với cô: “Em thử tìm xem, nếu ở đồn cảnh sát vừa vặn có người bị nhiễm AIDS vì ra ngoài bắt giữ thế lực tà ác thì em có thể phỏng vấn một mình anh ta. Còn tốt hơn là phỏng vấn với nhiều người.”
Thẩm Oánh nghiêng người nhìn Từ Dân Thành, dùng khuỷu tay đẩy anh một cái.
“Nè, sao anh lại nghĩ cách cho em? Không phải anh rất ghét phóng viên sao?”
Từ Dân Thành lạnh nhạt nói: “Lúc gặp em, anh không muốn nghe em nói chuyện công việc. Em biết không, anh không thích nghe.”
Thẩm Oánh không tin: “Thật sự là vì cái này?”
Từ Dân Thành không nhìn cô: “Nếu không thì vì cái gì.”
Thẩm Oánh nói: “Bởi vì anh đau lòng cho em, không muốn thấy em buồn bực vì chuyện công việc nên anh mới vắt hết óc nghĩ cách giúp em.”
Khoé miệng anh bỗng cứng lại: “Tự luyến này em học ở đâu ra vậy?”
Thẩm Oánh nói: “Sinh ra đã thế.”
Từ Dân Thành nói: “Vậy em dùng chính bộ não này để tự trả lời đi. Dù sao em cũng có đáp án.”
Thẩm Oánh cười đến mắt cong lên: “Được, em biết rồi.”
…
Nửa giờ đi đường, Thẩm Oánh cảm thấy nó trôi qua trong nháy mắt.
Tạm biệt Từ Dân Thành, Thẩm Oánh trở về nhà.
Sau khi vào nhà, cô thấy ba mẹ đang ngồi trên ghế sô pha xem ti vi.
Nhìn thấy Thẩm Oánh trở về, mẹ Thẩm ngoảnh đầu hỏi cô: “Sao con về muộn vậy? Mấy ngày nay công việc bận rộn lắm sao?”
Thực ra hôm qua và hôm nay Thẩm Oánh không về nhà ăn tối.
Nhưng mẹ Thẩm đã quen với việc mỗi ngày cô về nhà đúng giờ, hai ngày nay không về đúng giờ nên bà có cảm giác đã rất lâu rồi.
Thẩm Oánh nói với ba mẹ rằng cô rất bận nên phải tăng ca.
Hai vị phụ huynh vốn dĩ không muốn để Thẩm Oánh làm việc trong đài truyền hình, lại càng không muốn nhìn cô vất vả như vậy.
Thẩm Oánh chưa kịp trả lời thì mẹ Thẩm đã nói: “Thật sự không biết con muốn gì nữa, tốn công tốn sức mà không có kết quả, làm chi cho cực. Còn không bằng làm giáo viên—”
Thẩm Oánh đỡ trán, mẹ đã nói lời này rất nhiều lần nhưng không thấy ngán sao?
Thẩm Oánh nói: “Mẹ, gần đây con đang làm chuyên đề về cảnh sát, con phải đi theo họ. Mệt chết con, con đi tắm rồi ngủ đây.”
Nói xong, Thẩm Oánh dùng hết sức chạy về phòng mình càng nhanh càng tốt.
Mẹ Thẩm nhìn theo bóng lưng của cô, lắc đầu một cái.
Bà nhìn ba Thẩm, than thở nói: “Thật là, nhìn con gái của ông đi.”
Ba Thẩm nói, “Anh cũng không có cách nào, không quản được, con bé đã rúc vào sừng trâu rồi.”
**
Trở lại phòng ngủ, Thẩm Oánh lấy áo ngủ rồi đi tắm một cái.
Cô không trực tiếp đi ngủ mà bật máy tính lên, lên mạng tra tài liệu.
Mấu chốt Từ Dân Thành đề cập đến cũng không tồi.
Tuy nhiên, Thẩm Oánh không chắc sẽ trùng hợp đến vậy…
Thẩm Oánh cũng không ôm nhiều hy vọng, nhưng vừa tìm kiếm trên mạng, cô đã tìm được thông tin liên quan.
Nguyên Phó Đội trưởng Đại đội cảnh sát nhân dân khu A, bị nhiễm AIDS do chấp hành nhiệm vụ.
Bên dưới còn nêu rõ các ban ngành liên quan đã miễn chi phí học tập của con em họ và cũng thường xuyên cấp các khoản trợ cấp.
Trong bản tin đó không hề đề cập đến quá trình đội phó bị nhiễm AIDS mà toàn bộ bài báo đều ca tụng sự liêm chính của ông và còn có trách nhiệm của các ban ngành liên quan.
Thẩm Oánh đọc xong liền tức giận đến bật cười.
Với căn bệnh này, cho ông ấy nhiều trợ cấp thì thế nào đây?
Liệu số tiền đó có thể đổi lấy sự yên bình cho gia đình của ông không?
Những người viết loại tin tức này đơn giản là không xứng với chức vụ phóng viên này.
Thẩm Oánh tắt máy tính, cầm điện thoại lên đăng một dòng trạng thái lên Weibo.
[Ngay từ khi bước vào ngành này, tôi đã tự nhủ rằng mình nói chuyện cho càng ít người càng tốt. Không cần vừa lòng tất cả mọi người, chỉ cần không thẹn với lương tâm. Dám nói thay cho số ít người mới là phóng viên thực thụ.]
Thẩm Oánh không ngờ bài Weibo này lại trở nên phổ biến như thế.
Trong một đêm đã hơn 30.000 lượt chia sẻ và nằm trên hot search Weibo một ngày, thu hút sự chú ý của rất nhiều người.