Chiến Lợi Phẩm Của Đế Vương

Chương 110: Cá vược vằn




Cuối cùng tiết Vạn Thọ đã diễn ra bình an mà long trọng, án thơ phản nghịch cũng kết thúc bằng việc Tần Vương bị tước phiên, Tuần Dương quận vương Cơ Hoài Thanh phế tước rời khỏi kinh. Theo một trận tuyết đầu mùa, kinh thành cũng trở về vẻ yên bình vốn có của nó.
Mặt trời nhô cao, núi tuyết tr3
đường đã bị móng ngựa bánh xe của thương đội giẫm tan. Chỉ có những dãy núi bên cạnh đường đi là còn nhuộm đầy tuyết trắng lóe sáng óng ánh dưới nắng mặt trời.
Đây là con đường phải đi qua nếu muốn từ Hải Tân đến kinh thành. Thương nhân phương nam đi đường sông đến thành Hải Tân, sau đó lại vận chuyển đường bộ từ Hải Tân đến kinh thành.
Ở trạm dịch có rất nhiều đội xa đang dừng lại dỡ hàng, người người lần lượt xuống xe.
Một quản gia bước nhanh đi tới trước mặt một ông lão vừa xuống xe, thấp giọng nói: "Lão gia, thiếu đương gia của thương đội bên cạnh họ Chu, nói thích cá vược vằn mà chúng ta mang theo, đồng ý trả giá cao để mua một ít."
Ông lão nói: "Không bán."
Quản gia kia lộ vẻ mặt khó xử, thấp giọng nói: "Nhìn không giống thương đội bình thường, lần này chúng ta bởi vì sợ ch3t rét nên cũng mang theo không ít, bán đi một chút cũng không phải việc khó..."
Ông lão hơi kinh ngạc, dù sao người quản gia này đã đi theo ông ta nhiều năm, gặp đủ loại quý nhân nên cũng có mắt nhìn người. Nếu đã nói đối phương không giống thương đội bình thường thì chắc chắn đối phương sẽ có khí chất phi phàm.
Ông ta nhìn về phía thương đội đối phương, chỉ thấy tr3
xe ngựa cao có cắm cờ nhỏ ghi chữ "Chu", hàng hóa chất thành từng đống mà toàn là tơ lụa vải vóc.
Đám hộ vệ mặc áo màu nâu, nhìn qua vô cùng tinh anh dũng võ. Ngoài ra còn có tiêu sư của tiêu cục nổi tiếng nhất bây giờ hộ tống, từng tiêu sư đều đeo đao bên hông, điêu luyện cao lớn, lúc đi như mang theo gió, hiển nhiên có tác phong kỷ luật nghiêm minh của quân sĩ.
Chỉ thấy đối phương vén rèm màu xanh tr3
xe ngựa lên, hai thanh niên nam tử đi xuống xe. Người đi đầu mặc áo trong xanh ngọc, ngoại bào bằng da chồn, khuôn mặt tươi tắn nhã nhặn dễ gần.
Người đi sau mặc tiễn y(*) màu xanh, bên hông đeo đoản kiếm, hai chân đi giày da. Dưới trời tuyết rơi này mà hắn không mặc áo choàng, lúc nhảy xuống xe ngựa vô cùng lưu loát, lưng eo thẳng tắp, đi lại như có gió. Đến khi tới gần mới thấy khuôn mặt hắn như được đao khắc, mắt sáng như sao, quả nhiên không phải người tầm thường.
(*) Tiễn y là trang phục của xạ thủ với ống tay áo được xắn lên.
Ông lão cũng phải tán thưởng, khó trách quản gia không dám từ chối nhân vật như vậy.
Đã thấy thanh niên đi đầu tiến lên khom người bái một cái thật sâu với ông ta, lại cười nói: "Vị lão tiên sinh này, huynh đệ chúng ta họ Chu, đang đi đến kinh thành cùng với thương đội. Nhìn thấy quý đội xe vận chuyển mấy vạc cá tươi, lúc nào cũng dùng than giữ ấm nên vô cùng tươi sống. Xá đệ hiếu kì nghe ngóng biết được là ngân cá vược vằn cực kỳ hiếm có, liền muốn thương lượng cùng lão tiên sinh. Chúng ta đồng ý lấy giá cao để mua hai con, không biết lão tiên sinh có thể bán cho chúng ta không?"
Ông lão nhìn Chu thiếu đương gia này nói năng lễ phép nhã nhặn, nhị thiếu gia đứng phía sau cũng luôn mỉm cười cử chỉ thích hợp, đôi mắt lấp lánh. Ông ta không khỏi sinh lòng hảo cảm, cũng đáp lễ nói: "Hai vị thiếu đương gia khách khí rồi, vốn dĩ để hai con lại cho hai vị thiếu đương gia không là bao, chỉ là lần này chúng ta đi kinh thành là để thăm người thân lâu ngày không gặp. Người thân của ta từ nhỏ đã thích ăn loại cá này, y xa quê nhiều năm, chúng ta cũng hiếm khi vào kinh, thật sự là khó lòng bán lại. Mong hai vị thiếu đương gia rộng lòng tha thứ."
Chỉ thấy nhị thiếu gia kia ngại ngùng cuống quít chắp tay hành lễ xin lỗi: "Thì ra là thế. Lão tiên sinh ngàn dặm đưa cá, tình nghĩa sâu nặng, là tiểu tử mạo muội, không nên đưa ra yêu cầu không an phận này. Xin lỗi xin lỗi, mong lão tiên sinh tha thứ."
Ông lão mỉm cười chắp tay: "Không dám nhận, Chu thị ở vùng Tấn nổi tiếng khắp thiên hạ, nếu sau này có duyên, hai vị thiếu đương gia đến Giang Nam thì ta sẽ chiêu đãi hai vị món cá vược vằn này. Bây giờ đội xe của lão phu có mang theo chút cá ngần, mùi vị cũng không tồi, lát nữa ta sẽ bảo quản gia tặng hai vị một chút để nhấm nháp."
Chu thiếu đương gia đứng trước cười chắp tay: "Đa tạ lão tiên sinh thông cảm, không dám nhận quà không của lão tiên sinh. Chúng ta cũng có chút thổ sản để đáp lễ, lát nữa lão tiên sinh nghỉ ngơi dùng bữa. Vậy hai huynh đệ chúng ta không quấy rầy nữa, cáo lui."
Hai huynh đệ trở về tr3
xe, quả nhiên rất nhanh quản gia của đối phương đã cho người đưa hai rổ cá ngần khô đến. Bọn họ lại tặng hai hộp nhân sâm để đáp lễ, còn thưởng riêng cho quản gia rất nhiều.
Chu thiếu đương gia bụm mặt cười nói: "Thôi, đường đường là Quận vương, lần đầu tiên trong đời đi xin đồ ăn của người khác mà không được. Nếu để người ta biết thì mất mặt lắm, tất cả đều là tại ngươi hết đấy. Đống cá ngần này mau cho người đi nấu đi, nếu ngươi không ăn hết thì lần sau đừng nhờ vả ta cái gì nữa nhé."
Hóa ra Chu thiếu đương gia này chính là Cơ Hoài Thịnh. Hắn ta có việc đi Hải Tân thành một chuyến, lại bị Vân Trinh dẫn cấm quân đến đó huấn luyện mùa đông bám theo, trà trộn vào thương đội Chu gia cùng nhau về kinh.
Vân Trinh nói thầm: "Không phải ta thấy cá kia hiếm có sao, đã lâu không được gặp Hoàng Thượng rồi."
Cơ Hoài Thịnh cười: "Huấn luyện mùa đông mất ba tháng, ngươi mới rời kinh mười lăm ngày đã vụng trộm chạy về. Ta thấy ngươi sợ Hoàng Thượng trách cứ mới nghĩ cách để dỗ Hoàng Thượng thì có? Ngươi có bị tính là tự ý rời khỏi cương vị không đấy?"
Vân Trinh hùng hồn đáp: "Sao có thể tính là tự tiện rời đi chứ, bây giờ Đề đốc cửu môn có ở đó, ta chỉ đến duyệt quân thay Thiên tử, xem bọn họ huấn luyện xong là có thể về kinh rồi. Chỉ là Hoàng Thượng nói rằng tr3
đường nhiều tuyết lạnh không dễ đi, nghe nói tết nhất mấy năm gần đây không yên ổn nên mới không cho phép ta về thôi. Bây giờ đi theo thương đội của các ngươi, lại có tiêu cục hộ tống thì có sao đâu. Đợi đến khi ta bình an đến kinh, Hoàng Thượng sẽ không phản đối - Có điều cùng một quãng đường mà lúc đầu ta dẫn mấy tên hộ vệ cưỡi ngựa đến rất nhanh, đi theo thương đội lại quá chậm."
Cơ Hoài Thịnh gật đầu cười nói: "Biết Hoàng Thượng thương ngươi rồi, dù sao không trách được ngươi. Nếu lúc này ngươi vào kinh bị lạnh bị đói, chắc chắn Hoàng Thượng sẽ giận ta, sẽ xếp cho ta việc gì khó để làm. Ta còn không biết sao?"
Vân Trinh che miệng cười trộm.
Trong trạm dịch, ông lão nhìn qua hai hộp nhân sâm đáp lễ, thở dài: "Chu thị vùng Tấn quả nhiên là giàu có, ra tay hào phóng như thế."
Quản gia cười nói: "Còn thưởng cho lão nô một tấm vàng lá nữa. Ta đã nói không giống người bình thường mà, rất có khí thế của vương công quý tộc, nhất là người nhỏ tuổi hơn. Bởi vậy ta mới không dám tự tiện trả lời, chỉ có thể bẩm báo với Bá gia."
Ông lão thở dài: "Nghe nói Chu thị dạy dỗ con cháu đều là đến mười tuổi liền được đi theo thương đội rèn luyện khắp nơi. Đúng là gia đình thương nhân, khó trách có thể dạy ra được mấy đứa bé lanh lợi thông minh thế. Có người kế tục như vậy, lão phu thật sự rất hâm mộ."
Quản gia trấn an ông lão: "Bây giờ hai vị công tử cũng đã có tiến triển, Bá gia không cần buồn bã như thế."
Ông lão cười khổ: "Ta nói Hoàng Thượng không thích người thâm trầm khôn lỏi, bọn họ lại là vãn bối hồn nhiên đơn thuần, Hoàng Thượng nhớ đến tình cảm của muội muội ngày xưa, kiểu gì cũng sẽ quan tâm đếm bọn họ. Ai dè bọn họ vừa vào kinh đã liên tiếp xảy ra chuyện, còn suýt nữa... làm mất cống phẩm. Bây giờ ngay cả án phản nghịch cũng bị liên luỵ. Tuy Hoàng Thượng chỉ dạy dỗ bọn họ một chút, nhưng ta lại không thể yên tâm ở Giang Nam, chỉ có thể tự mình vào kinh xin lỗi Hoàng Thượng."
Hóa ra ông lão này chính là cậu của kim thượng, Thừa Ân Bá - Đàm Tây Lâm.
Quản gia đành phải trấn an: "Hoàng Thượng chỉ dạy dỗ nhẹ nhàng, dù sao cũng đồng ý để ý đến, chứ nếu không quan tâm mặc kệ bọn họ làm loạn mới là phiền phức. Nghe nói án thơ phản nghịch lần này liên luỵ rất rộng."
Thừa Ân Bá thở dài một tiếng. Những mối thù cũ bị vùi lấp chục năm trước ngoại trừ Thái hậu đã mất ra thì không còn ai biết được. Nhưng Hoàng Thượng tuyệt đối sẽ không quên.
Y đăng cơ mười tám năm, Đàm gia ngoại trừ ông ta được ban ân thành Thừa Ân Bá ra thì không còn người nào được vinh thưởng. Con cháu Đàm gia cũng không có một ai được đề bạt làm quan. Ông ta vẫn luôn Giang Nam vài chục năm không dám vào kinh, Hoàng Thượng cũng chưa từng nhắc đến việc đó. Nếu ông ta không làm gì đó, Đàm gia sẽ cứ vắng lặng như vậy mãi

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.