Cho Anh Một Mái Nhà

Chương 7:




22.
Tôi bị mẹ giám sát nghiêm.
Đến cuối tuần, bà không cho tôi bước chân ra khỏi cửa.
Cũng cử người đưa đón tôi đi học đến tận cửa.
Ban đầu tôi cũng không quá buồn.
Vì lần nào trên đường tan học về Hứa Tị vẫn luôn ở đó, chúng tôi nhìn nhau qua tấm kính ô tô.
Cũng có lúc, anh sẽ dùng đá ném vào cửa sổ phòng ngủ của tôi.
Tôi đứng trên tầng hai nhìn xuống, là có thể thấy anh đang ung dung dựa lưng vào tường hút thuốc.
Tôi cũng sẽ lén lút nhắn tin cho anh, hỏi anh xem bọn tôi có giống ở thời cổ đại lén lút gặp nhau không.
Anh đùa: “Vậy đại tiểu thư có đồng ý bỏ trốn cùng anh không?”
Sau đó, chúng tôi cùng nhau hàn huyên rất nhiều thứ.
Hứa Tị kể gần đây anh đang rất nỗ lực để kiếm tiền, anh còn kể anh có hứng thú với ngành công nghiệp ô tô.
Mà lần cuối cùng chúng tôi trò chuyện với nhau……
Anh kể bà nội do không cẩn thận bị ngã, trong thời gian tới có lẽ anh không thể đến gặp tôi.
Cùng lúc ấy, mẹ phát hiện tôi vẫn còn lén lút liên lạc với Hứa Tị.
Bà thu di động của tôi.
Xóa tất cả thông tin liên lạc của Hứa Tị.
Thời gian ở nhà của mẹ nhiều lên.
Chuyện này khiến tôi vừa vui vừa buồn.
Vui vì cuối cùng bà cũng có thời gian dành cho tôi.
Buồn vì tôi không biết khi nào mình mới có thể gặp lại Hứa Tị.
Mà chũng chẳng biêt bệnh của bà nội Hứa thế nào?
Mà vào lúc này, mẹ lại đột nhiên ném cho tôi một tờ giấy báo trúng tuyển của trường đại học nước ngoài.
Trong lòng tôi có dự cảm không tốt.
Chỉ nghe mẹ bảo: “Bắt đầu từ ngày mai, con không cần đến trường nữa, trực tiếp đi du học.”
“Mẹ!” Tôi khiếp sợ và phẫn nộ nhìn mẹ.
“Đây là cuộc sống của con, con muốn tự mình quyết định, mẹ không được tự ý quyết định như vậy!”
Mẹ tôi như nghe được một câu chuyện cười.
“Tự con quyết định?”
Mẹ tôi giận dữ (bản gốc: 盛气凌人 – Thịnh khí lăng nhân: chỉ hành động độc đoán, có thái độ hống hách, chỉ nét mặt giận dữ khiến ai nhìn thấy cũng sợ) nhìn tôi: “Con quyết định thế nào?”
“Nếu mẹ không phát hiện sớm, con đã bị cái thằng lưu manh kia lừa gạt rồi!”
“Nhưng Hứa Tị không phải lừa đảo!” Tôi cố gắng nói, muốn chứng minh cho mẹ thấy.
Đây là chuyện mấy hôm nay tôi vẫn đang cố làm.
Nhưng mà mẹ luôn không chịu tin.
Trong mắt bà, những người không có tiền đều là những kẻ hèn nhát, là ăn mày, là một nam phượng hoàng giống như bố tôi (凤凰男: nói về đàn ông có xuất thân từ gia đình nghèo khó, bỏ nhiều công sức để đi học, sau đó thì ở lại thành phố làm việc. Nhưng do có cuộc sống, suy nghĩ,… khác với những cô gái gia đình khá giả nên sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn nếu thành đôi)
Lần nào tôi tranh luận với mẹ, bà cũng sẽ dùng những lời nói giống nhau để chỉ trích tôi. (vì đang bực nên mẹ Thẩm Kiều sẽ xưng hô cô tôi)
“Thái độ của cô không làm tôi thất vọng chắc? Tôi vì muốn cho cô một cuộc sống tốt hơn, nên ở bên ngoài vất vả cố gắng!”
“Nhưng cô thì có cái đức hạnh y hệt bố cô!”
“Không thông cảm cho tôi thì thôi đi, còn vì một thành lưu manh mặt nặng mày nhẹ với tôi, tôi mắc nợ gì nhà họ Thẩm các cô!”
Tôi chết lặng nghe bà mắng.
Từ bé đến lớn, tôi đã trải qua những khoảng khắc như này rất nhiều lần.
Chỉ cần bà không hài lòng, bà sẽ bắt đầu kể những chuyện bà đã làm cho cái nhà này, cũng tiện hạ thấp bố tôi.
Nghe suốt mười mấy năm, lỗ tai tôi đóng kén.
Tôi biết trong lòng mẹ buồn, cũng thương những gì bà đã cố gắng.
Nhưng vào giâu phút này, tôi chỉ cảm thấy nếu tôi lại chịu đựng rồi nhịn xuống, thì tôi sẽ phát điên mất!
Nên đây là lần đầu tiên tôi to tiếng với mẹ.
“Bố sai thì liên quan gì đến con? Con có lỗi với mẹ à? Từ bé đến lớn con đều nghe theo sự sắp xếp của mẹ, thế còn chưa đủ ạ!”
Trong nhà ngập tràn tiếng cãi cọ của chúng tôi.
Người giúp việc cũng không nhìn được nữa, lại khuyên can.
Mẹ tôi nghiến răng, nghiến lợi, trừng mắt nhìn tôi, nói: “Được, nếu cô không tin, Thì cô tự đi xem xem tên lưu manh ấy đang làm cái gì đi!”
“Nếu sau khi cô nhìn thấy mà vẫn muốn ở bên cạnh nó, thì tôi không ngăn cản cô nữa!”
Lúc nghe những lời này, tôi còn chưa hiểu chúng có nghĩa là gì.
Cho đến khi tôi chạy đến nhà Hứa Tị trong cơn mưa nặng hạt.
Nhưng người mở của cho tôi lại là Từ Mạn Lâm quần áo xộc xệch.
23.
“Ây, là cô à? Tìm A Tự à?”
Cô ta xinh đẹp, quyến rũ (bản gốc: Phong tình vạn chủng) đứng dựa vào khung cửa, vô cùng đắc ý nhìn tôi.
Những vệt đỏ trên làn da làm tôi nhức mắt.
Toàn thân tôi run rẩy, hỏi: “Hứa Tị đâu? Tôi muốn gặp anh ấy.”
“Nhưng anh ấy không muốn gặp cô.”
Từ Mạn Lâm bật lửa châm một điếu thuốc, nhàn nhã hút một hơi.
Tôi nhận ra nhãn hiệu ấy, là loại mà Hứa Tị thường hút, chiếc bật lửa cũng là cái Hứa Tị hay mang theo bên người.
Tôi không tin tất cả những chuyện này.
Không tin Hứa Tị sẽ bắt nạt tôi như thế.
Rõ ràng, trước đây anh nói nhất định sẽ không buông tay, còn bảo sẽ nỗ lực kiếm tiền nuôi tôi.
Người như Hứa Tị sẽ không có khả năng lừa tôi!
Từ Mạn Lâm nghịch bật lửa, đôi môi đỏ rực nói với tôi: “Cô tự cho là bản thân hiểu Hứa Tị, nhưng thực sự thì hiểu anh ấy bao nhiêu?”
“Cô biết anh ấy thích gì ghét gì không? Biết anh ấy thích loại phụ nữ nào không?”
“Tôi mới là người thích hợp nhất với anh ấy.”
“Loại con gái ngoan ngoãn, nhà nhiều tiền như cô, nên cách xa anh ấy một chút.”
Nói xong, Từ Mạn Lâm cười khinh, rồi chuẩn bị đóng cửa.
Tôi đưa tay chặn lại, ván cửa kẹp vào tay tôi, cơn đau lan khắp toàn thân.
Mà Hứa Tị mãi không ra nhìn tôi lấy một lần.
Cho đến khi tôi rời khỏi nhà anh, anh mới gọi điện cho tôi.
Trong điện thoại, giọng anh vẫn lạnh nhạt như thế.
Anh nói: “Thẩm Kiều Kiều, tôi từ bỏ em.”
“Suy nghĩ kỹ lại, tôi vẫn thích phụ nữ ngực to mông bự hơn.”
Tôi khóc, mắng anh là đồ khốn, sau đó đập mạnh điện thoại di động xuống đất.
Mưa rơi xuống như vỡ òa.
Hứa Tị đã từng vì không muốn giày tôi bẩn, mà bế tôi đi suốt 3km, hình ảnh đó vẫn còn rõ ràng trong ký ức của tôi.
Nhưng bây giờ, anh cũng không còn quan tâm tôi.
Tôi trong bộ dạng hồn bay phách lạc khóc lớn trong cơn mưa rào.
Người qua đường nhìn tôi như kẻ điên.
Đến khi tôi về nhà, cả người tôi đã ướt sũng, tóc dính lên mặt.
Mẹ ngồi trên sô pha nhìn tôi, tôi lau khô nước mắt.
“Mẹ thắng.”
“Con đồng ý ra nước ngoài.”
Ngày hôm sau, tôi đã ngồi trên máy bay đến một đất nước khác.
Rời khỏi thành phố chứa đựng tất cả thanh xuân của tôi.
Tôi và Hứa Tị cắt đứt liên hệ.
Quan hệ của tôi và mẹ cũng rơi vào bế tắc.
Trong thời gian du học, tôi rất ít khi về nhà.
Sau đó, tôi nhờ một vụ kiện tụng quốc tế, tôi trở thành luật sư trẻ được các công ty luật lớn của nước ngoài tranh giành.
Năm nay, tôi 23 tuổi.
Cô bạn thân từ trong nước gọi cho tôi.
“Kiều Kiều, gần đây tớ có nghe được một vài chuyện nhỏ.”
“Năm đó bà nội của Hứa Tị bị ngã gãy chân nhỉ, nằm viện hai tháng, thì kiểm tra ra bị ung thư vú.”
“May mà mới giai đoạn đầu.”
“Nhưng mà, lúc đó mẹ cậu muốn dùng chi phí phẫu thuật làm điều kiện để Hứa Tị bỏ cậu, nhưng tên kia từ chối.”
“Vì kiếm tiền mà anh ta làm một vài việc đen tối, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của những người trên đường.”
“Trước khi cậu ra nước ngoài, anh ta bị người ta đánh trọng thương, theo chuẩn đoán lúc đó của bác sĩ, có khả năng anh ta sẽ nằm liệt giường cả đời!”
Nghe những tin tức ấy mắt tôi đã ẩm ướt, cũng hiểu những chuyện đã xảy ra năm ấy.
Chả trách lúc ấy Hứa Tị để Từ Mạn Lâm đuổi tôi đi, chứ không tự mình ra gặp tôi.
Thảo nào lúc ấy mẹ lại đưa ra lời thể sắc son như thế, cảm thấy nhất định tôi sẽ đồng ý ra nước ngoài.
Hóa ra là do Hứa Tị bị thương nặng.
.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.