Chờ

Chương 4:




Có người từng nói, tình cảm tuổi thanh xuân giống như cơn mưa mùa hạ, vội đến rồi cũng vội đi.
Ấy thế mà, cái rung động đầu đời của cậu hai Sơn với Dũng vẫn giữ nguyên vẹn sau hơn bốn năm sớm tối.
Vâng, bây giờ cậu hai Sơn đã biết cái gì gọi là rung động, cái gì gọi là yêu đương. Cậu đã qua nhiều năm đọc sách, không ngu ngơ đến nỗi không hiểu từng cách ám chỉ của anh Dũng, ví như vu vơ kể cậu nghe mối tình chia đào của một vị hoàng đế xứ Tàu, hay vài cái thú vui thầm kín thích nuôi đờn ông của một số hoàng đế, hoặc là cái thói thích xem đờn ông đóng “đào” của ông Khải Định… Cậu hai biết, anh Dũng đang cố ám chỉ rằng đờn ông cũng có thể yêu nhau đấy, nhưng ở cái thời đại này, ai dám công khai rằng tôi yêu đờn ông dù tôi không phải nữ, đến cả quan cả vua cũng chỉ dám len lén, thì cái rung động của cậu nào sẽ được người đời ưng thuận, thôi thì cứ như bây chừ, cậu với anh Dũng vẫn là anh em, là bạn bè, là tri kỷ, là gì cũng được miễn là cạnh nhau.
Nhưng thời gian nào có buông tha ai bao giờ. Cả cậu hai và anh Dũng cũng không còn là những chàng trai tuổi mười bảy, mà đã trở thành hai người đờn ông hai mươi hai tuổi, đã là người trưởng thành, chỉ còn cách cánh cửa nhà trường thêm vài đôi tháng rồi sẽ nói lời biệt ly, khép lại những trang sách và chuẩn bị hành trang cho quãng đường còn lại trong phần đời của mỗi người.
Những ngày cuối cùng của thời kỳ học sinh, cậu hai Sơn không còn thấy nụ cười vẫn thường hiện diện trên môi của anh Dũng, bởi nhà anh bị chính quyền lũ thực dân phán tội cấu kết với Tân Việt Cách Mạng Đảng nhằm chống phá chúng, vì thế đã bắt và khám xét nhà anh. Cha mẹ anh không chịu nổi sự tàn ác của chúng mà chết trong tù ngục, để lại anh bơ vơ giữa bầu trời rộng lớn.
“Cậu Sơn, cậu có từng nghĩ đến việc ra trường thì mình sẽ như thế nào không?” Anh Dũng gác tay lên trán, nhìn chăm chăm vào trần nhà tối om, nhỏ giọng hỏi.
“Tôi ấy à. Tôi thì không có mong ước chi xa, nhưng cha tôi thì mong tôi quay về nhà giúp ông ấy chăm sóc gia sản. Mà chắc tôi cũng sẽ về thật, bởi cha tôi già yếu rồi, cậu út hãy còn nhỏ, chưa gánh vác gì được, anh cả thì là con người của nghệ thuật, không thích gõ bàn tính. Tôi không có ước muốn gì nhiều, vừa hay lại biết mấy con chữ, thôi thì về giúp quán xuyến gia đình, sống bình an hết phần đời còn lại.”
Cậu hai Sơn bình tĩnh nói, nhưng giọng vẫn tiếc nuối nhè nhẹ. Cái gọi là sống bình an, tức là cậu sống mà không thể cạnh người mình yêu, an phận thủ thường, nếu cha mẹ muốn thì cũng phải cưới vợ sanh con, rồi sống hết cho hết thọ…
Anh Dũng hít sâu một hơi, rồi lại nhẹ giọng hỏi tiếp: “Thế cậu có người mình thương chưa, cậu có muốn cưới vợ sanh con hay không?”
Hai người đều hiểu cái rung động của đối phương, nhưng chẳng ai chịu nói ra. Hai người họ như hai người tình, nhưng lại chịu ngăn cách bởi một bức bình phong mà không ai dám bước qua.
“Tôi không dám nói trước điều đấy, còn anh Dũng thì sao?”
“Tôi ấy à, có lẽ tôi sẽ bắt đầu một chuyến đi dài.” Tiếng nói của Dũng dường như nhẹ hơn, không còn giống một câu nói, mà giống như tiếng thở dài cho tương lai của mình.
“Anh muốn đi đâu?” Cậu hai lo lắng hỏi.
“Cha mẹ tôi bị bọn Pháp hại chết. Tôi muốn báo thù cho họ.” Lần này không còn tiếng thở dài, mà là ý chí sục sôi.
“Vậy…. anh tính làm thế nào?” Cậu hai ngập ngừng.
Dạo gần đây phong trào chống thực dân Pháp ngày càng nhiều, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị bọn nó đàn áp tàn bạo. Nói chi xa, một ít người cùng lớp cậu hai và anh Dũng cũng tham gia, kết cục đều không còn quay về được nữa. Trước đấy cậu chỉ khâm phục, cũng như thương xót, nhưng bây giờ nghe anh Dũng nói, trái tim của cậu lại đập mãnh liệt, lo sợ đến nỗi không dám thở. Cậu nói cậu muốn sống bình an, nhưng cậu không dám chắc, nếu anh Dũng có gì thì cậu còn giữ được chữ “an” đấy không..
“Tôi đã được đọc cuốn Dường kách mệnh* do một người thân gửi tặng. Tôi dự định sẽ tham gia vào Đảng An Nam Cộng Sản. Nhà tôi bị bắt là do một thằng quản công trước kia ăn cắp trong xưởng bị cha mẹ tôi đuổi nên sanh hận, đi theo bọn Pháp rồi trong lúc điều tra những người khởi nghĩa, báo tên cha mẹ tôi lên. Tôi từ nhỏ chỉ biết ăn biết chơi, giờ mới biết nợ nước thù nhà như thế nào, nên giờ tôi muốn đi lính, muốn trả thù cho gia đình, cũng như góp sức cho quê cha đất mẹ vậy.”
“Nhưng… có an toàn không?”
“Tôi không biết, nào có ai biết trên chiến trường sẽ có gì, là đạn bay, là bom ném, tôi không biết. Nhưng mà, cậu hai Sơn này…” Anh Dũng bỗng trở nên ngập ngừng…
“Anh Dũng cứ nói, tôi vẫn đang lắng nghe.”
“Nếu tôi trả xong nợ nước, báo thù cho gia đình xong, mà tôi vẫn còn sống sót, cậu vẫn chưa lập gia đình, thì cậu có thể chấp nhận một bí mật của tôi được không?”
“Tôi sẽ…”
~~~~~
*Đường Kách mệnh (hay Đường cách mệnh, tên cuốn sách trên bản gốc được viết là “Dường Kách mệnh”) là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do Bộ tuyên truyền của “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” phát hành vào đầu năm 1927. Cuốn sách này đánh dấu cho sự truyền bá Chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.
– Bối cảnh mình viết là từ 1925-1930, nên có tham khảo mấy sự kiện và những địa điểm trong thời gian này, từ trường học, bệnh viện…
*An Nam Cộng Sản Đảng: Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng có Châu Vǎn Liêm (tức Việt), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách.
Từ đó đến trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ.
- Bởi bối cảnh là Nam Kỳ, mà năm 1929 có:
Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
– Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
– Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
=> Mình có tham khảo, nhưng vẫn mong mọi người không cần liên hệ thực tế ạ.
Còn vấn đề ngày xưa lính Pháp có qhe với trai thì ở trong đoạn này:
“Trong thời Pháp thuộc, một lính quân y người Pháp tên Jacobus X. đã miêu tả các hoạt động đồng tính tại Việt Nam. Ông cho rằng hiện tượng đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa và là một dấu hiệu của sự suy đồi đang dần dần biến mất do ảnh hưởng của Pháp.[2] Ông cho rằng nếu người Pháp có hành động đồng tính, chẳng qua là chỉ để tránh gái mại dâm bị bệnh giang mai.[2] Tuy nhiên, ông cũng miêu tả mại dâm nam giữa khách hàng là người Pháp hoặc người Trung Quốc và các trẻ em trai từ khoảng 7 đến 15 tuổi. Người bán dâm thường làm tình bằng miệng cho khách. Tình dục hậu môn ít xảy ra hơn vì kích cỡ dương v*t của khách hàng Tây phương quá lớn so với hậu môn của những người bán dâm.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.