Chữ Tình Mỏng Manh

Chương 13: Quá khứ




Sáng hôm sau cô dậy lúc 5 giờ sáng, ở quê rất yên bình khiến cô có suy nghĩ sẽ đi chạy. Vừa thay quần áo đi ra đến cửa cô xuýt hết hồn vì bóng dáng của người phụ nữ đang ngồi ở võng trước thềm nhà.
“ Mẹ, mẹ dậy sớm như vậy làm gì ạ, còn sớm mà.”
Bà thở dài một hơi rồi nói, “ Bệnh người già mà, quen rồi, với cả thằng Trung đi làm cái nghề này mẹ cũng thấy rất lo lắng, đêm ngủ không yên.”
Không có người mẹ nào là không thương con cái mình rứt ruột đẻ ra cả, Lương Văn Trung còn là công an có những chuyên án anh đi cả tháng trời cũng không có nổi một cuộc gọi về, khi đó bà Nụ như ngồi trên đống lửa đợi tin con từ ngày này qua ngày khác.
Bà Nụ nhớ lại, khi bà vừa mang thai được tám tháng, chồng bà đã đi làm một nhiệm vụ mật. Lúc nhận được tin chồng mất, bà bàng hoàng, đôi mắt vô hồn bất định. Đôi tay bà run rẩy ôm lấy cái bụng tròn vo của mình, giọng bà thều thào như dốc hết toàn bộ sức lực: "Con ơi... Chồng ơi...mình ơi.”
Khi tiễn ông lên đường, bà vùi mình trong vòng tay ấm áp của ông, đôi môi ông khẽ chạm vào vành tóc mai trên trán bà: "Anh sẽ cố về vào ngày em sinh... Đợi anh nhé!”
Bà vẫn còn nhớ rõ như in, cái cảm giác gương mặt bà nóng bừng, cái cảm giác chộn rộn e thẹn và cả cái hơi ấm trên người ông nữa. Thế mà giờ đây, về với bà không phải là người chồng lành lặn, mà chỉ là một hũ tro cốt lạnh lẽo, đến cả chuyện được nhìn mặt ông.
Bà đau đớn gần như chết lặng, không chỉ một lần bà có suy nghĩ bỏ mặc mọi thứ để đi theo chồng. Bà không ăn không uống cả ngày chỉ thơ thẩn một mình. Nhưng đến khi bà cảm thấy bụng mình rất đau. Nhịp đập của một sinh linh bé bỏng trong bụng đã thức tỉnh bà. Đứa bé cũng có khát vọng sống, bà không chỉ vì mình mà kéo theo cả một đời của con mình. Đứa bé trong bụng chính là món quà cuối cùng ông để lại cho bà, bà phải nuôi dạy nó thật tốt. Những ngày sau đó bà đã ổn định lại tinh thần của mình hơn, nhưng khi đi qua căn nhà ấy người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng trò truyện vui vẻ lúc thì lại là những tiếng khóc thê lương khiến người ta vô cùng xót xa.
Ngày trở dạ sinh con bà đau như chết đi sống lại, thời gian con sinh không như dự tính nên bà trở tay không kịp. Có lẽ bởi vì bà suy nghĩ quá nhiều khiến cậu bé này cũng không thèm ở lại trong bụng mẹ lâu hơn một ngày. Bà chỉ biết ôm chặt chiếc bụng mình rồi động viên con, “ Cố lên con nhé, cùng mẹ cố gắng.”
Cũng may cho hai mẹ con là có người đi làm qua nghe thấy tiếng kêu cứu đã giúp đỡ, người ấy không ai xa lạ chính là bố của Bùi Thư, nên đó là lý do đứa trẻ này hay ở với bà từ lúc nhỏ.
Trải qua cơn đau như chết đi sống lại nhìn đứa bé nhỏ xíu đỏ hỏn, bà đưa tay chanh vào mà nó nhỏ giọng thì thầm, “ Mình à, em sinh con rồi, nó rất giống anh, nhưng anh lại thất hứa với em rồi, sau này gặp lại nhất định em sẽ giận anh thật lâu.” Cái tên “ Trung” bà đã có ý định đặt nó từ lâu coi như tình yêu mà chồng bà dành cho Tổ quốc, dùng cả sinh mạng mình để bày tỏ lòng trung thành với Tổ Quốc.
Đến khi con trai lớn một chút, cậu bé không xem phim hoạt hình như bạn bè đồng trang lứa khác thường thích xem. Lúc nào bà cũng bắt gặp cậu bé đều là đang xem những bộ phim tư liệu lịch sử không thì cũng là đọc những tờ báo trong thời kỳ chiến tranh mà các chú các bác hàng xóm cho. Ngày trước còn có những đoàn phim tình nguyện mang theo những thước phim thời chiến về làng để chiếu, cậu bé mới chỉ là một đứa trẻ mới có mấy tuổi nhưng lại ngồi xem phim từ lúc mở đầu đến khi dòng chữ cuối cùng kết thúc mới chịu ra về.
Khi đăng kí nguyện vọng đại học, Lương Văn Trung chỉ ghi duy nhất một nguyện vọng đó là Học viện Cảnh sát nhân dân đã khiến cho bà Nụ tức đến phát bệnh. Bà dù đã dùng sinh mạng diy nhất của mình để muốn thay đổi đi quyết định của con. Nhưng nhìn con trai cương quyết quỳ một ngày một đêm bà lại không nỡ, nhưng cái cảm giác cắt da cắt thịt ấy bà không muốn trải qua lần nữa.
Dù rất thương mẹ nhưng đây là niềm mong ước mà anh đã nhen nhóm nó từ những bước đi những câu nói đầu đời. Con người ta ai sinh ra mà chẳng phải chết đi, chỉ cần khi còn sống đã làm được gì cho đời là đủ rồi.
Nếu như thời cha ông họ dùng xương máu của mình để gầy dựng lên một đất nước có độc lập, được tự do và có hạnh phúc như bây giờ thì anh đại diện cho những người trong tầng lớp trẻ phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ nền độc lập ấy.
Cũng có lẽ tinh thần yêu nước ấy đã di chuyền ở trong dòng máu của anh, để ngày hôm nay có một Lương Văn Trung cương trực, chính nghĩa và trung thành với Tổ quốc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.