Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 16: Ớt bột




Không ngừng có cá lọt lưới bị bắt lấy, theo tiếng hoan hô truyền đến lực chú ý của bọn nhỏ lại trở lại với việc bắt cá.
Đám Đại Bảo và Kim Tỏa cắt cỏ xong cũng đi tới nhập bọn.
Tụi nó đi học buổi sáng nên bỏ lỡ thời điểm náo nhiệt nhất, lúc này coi như được bù đắp một chút.
Hơn nữa tụi nó lớn tuổi hơn nên cả đám lập tức cởi giày tất và xắn ống quần lội xuống khu đập bên kia Yển Đường.
Nơi này là cống xả nước, nối với Yển Đường.
Lúc này nước từ Yển Đường chảy ra thành xoáy tạo thành một cái vũng ở đó.
Căn cứ theo suy đoán của đám Đại Bảo thì khẳng định có cá lọt lưới ở đây.
Mấy tên nhóc sờ tới sờ lui ở trong cái vũng và thực sự bắt được mấy con cá lớn.
Kim Tỏa còn bắt được mấy con cá chạch béo ở vũng bùn cạnh đó.
Buổi tối trong tộc cung cấp thức ăn cho nam nhân thế nên cơm chiều Lý thị chỉ làm một chút.
Cá Đại Bảo mang về tạm thời nuôi trong thùng.
Con cá bơi vòng quanh, trong không khí có mùi tanh nhàn nhạt.
Đại Hoa thích nhất mùi này, nó ngồi cạnh thùng, thậm chí còn vươn móng vuốt định bắt cá, nhưng con cá kia thực không nể tình hất nước văng đầy người nó.
Ba cha con Đào Tam gia trở về thì trời đã tối hẳn, bọn họ mang theo mấy cái bánh hành thái.
Trong bếp có nước nóng thế là ba người nhanh chóng tắm rửa và đi nghỉ ngơi.
Việc đào mương giằng co ba ngày, Yển Đường lúc này rộng gấp đôi, những chỗ cống nước bị sụt lún cũng đã sửa lại bằng gạch đá.
Phần việc còn lại chỉ có đạp guồng nước để dẫn nước từ sông nhỏ về Yển Đường.
Đạp guồng nước thì không cần nhiều người, vì thế Đào Đại gia chia mọi người làm hai nhóm, một đội đạp guồng và một đội xới đất, qua hôm sau lại đổi.
Hai con bò trong tộc mấy ngày nay cũng làm việc từ sáng đến tối.
Đào Vĩnh Thịnh dẫn theo ba anh em nhà mình cũng làm việc không nghỉ ngơi.
Lúc này tiểu phân đội cày ruộng được nghỉ một ngày.
Dưới sự sắp xếp hợp lý trong tộc nên việc cày ruộng của Đào gia thôn nhanh chóng hoàn thành.
Ruộng lúa mạch cũng được tưới đầy đủ, lúa mạch non đã xanh tươi trở lại và mọc tốt đẹp.
Yển Đường và ruộng lúa cũng đầy nước, phần còn lại chỉ có trồng đậu và ươm mạ.
Cho đến lúc này vẫn chưa có mưa, Lý thị và hai cô con dâu ngày ngày kiên trì tưới nước cho rau.
Dưới sự chăm sóc tỉ mỉ đó các loại rau mầm của dưa và đậu đều mọc lên mơn mởn, lộ vẻ thẹn thùng.
Đất trồng rau đã thế mà đám cây ăn quả cũng phát triển.
Quả mận nở hoa sớm hơn hoa đào và hoa lê.
Trên thân cây màu nâu nở đầy những đóa hoa trắng nộn.
Từng chùm chen chúc, tỏa ra mùi hương nhàn nhạt.
Ong mật và bướm uyển chuyển vòng quanh bụi hoa, còn có những con bọ cánh cứng không biết tên cũng bận rộn giúp hoa thụ phấn.
Mỗi khi gió xuân lướt qua cành hoa mận nở đầy thì cánh hoa sẽ rơi xuống viện nhỏ như mưa.
Cây ăn quả thường thấy của tiểu viện nhà nông đều nở hoa trước rồi mới ra lá.
Cũng không tới mức hoa không thấy lá, chẳng qua hoa nở nhiều quá nên lá bị che khuất hết.
Thi thoảng sẽ có những chiếc lá xanh thấp thoáng, chờ hoa rụng hết thì lá xanh mới phát triển mạnh.
Hoàng Hoàng chạy quanh sân trước đuổi theo đống hoa mận đang bay bay, Nữu Nữu thì ngồi ở băng ghế nhỏ nhìn đống hoa trắng và hồng đan xen cười vui vẻ.
Tam Bảo và Tứ Bảo muốn bò lên cây mận bẻ một cành hoa cho em gái nhưng rất tiếc vóc người lùn xủn nên đành từ bỏ.
Lý thị bưng một cái rổ đi ra từ kho lúa, bên trong đựng đầy ớt đỏ phơi khô.
Ớt bột trong nhà đã hết, nhân lúc rảnh rỗi bà muốn cùng hai cô con dâu làm chút ớt bột.
Mẹ chồng và nàng dâu ngồi vây quanh cái rổ ở sân trước nhặt ớt khô.
Tam Bảo và Tứ Bảo bướng bỉnh định duỗi tay vốc ớt khô chơi lại bị Lưu thị đánh tay không cho.
Lưu thị quở mắng: “Không được sờ ớt cay, sờ xong mà đụng vào mắt thì lúc ấy khóc không ai thương!”
Lý thị lại vui vẻ nói: “Sờ đi, sờ đi, sờ xong ớt cay thì chặt tay luôn thế là không sợ sờ lên mắt bị cay!”
Tam Bảo và Tứ Bảo rùng mình một cái rồi bưng mặt xám xịt chạy đi.
Ba người chọn đám ớt đỏ sau đó rửa sạch, bỏ cuống rồi dùng kéo cắt thành miếng nhỏ để vào một cái rổ khác.
Ba người vừa cắt ớt vừa nói chuyện phiếm.
Con dâu Trương thị nhỏ giọng nói: “Nương, ngày hôm qua lúc ở bờ sông giặt quần áo chúng con nghe mấy phụ nhân nhà khác nói tẩu tử nhà mẹ đẻ của Đại Tần thị tới.
Bà ta chẳng ăn cơm trưa đã về, sau đó có người thấy mắt Tiểu Tần thị sưng như quả đào.”
“Tiểu Tần thị cũng là người mệnh khổ, mấy năm vẫn chưa có động tĩnh!” Lưu thị thở dài.
Lý thị nhìn hai cô con dâu một cái sau đó trịnh trọng nói: “Những lời nhàn thoại này chúng ta nghe xong để đó, đừng khua môi múa mép ra bên ngoài! Ta thấy Trường Phương và tiểu Tần thị khá tốt, ba năm không sinh cũng chẳng sao, còn có nhà 10 năm không sinh được kìa! Đứa nhỏ là ông trời cho, cưỡng cầu cũng không được.”
Lưu thị và Trương thị gật đầu, các nàng không phải người khắc nghiệt hơn nữa cũng đồng tình với tiểu Tần thị.
Trong thôn cũng có người thích tám chuyện, vừa tụ lại là thích nói xấu người khác.
Lý thị lại nói: “Tiểu Tần thị dù sao cũng là cháu gái nhà mẹ đẻ của Đại Tần thị, nàng ta không nói nhiều, tính tình lại dịu ngoan.
Tính tình của Đại Tần thị các con cũng biết rồi, một khi bị chọc giận bà ta sẽ không buông tha người khác đâu.
Đám người khua môi múa mép nói dài nói ngắn kia mà để Đại Tần thị nghe thấy thì sẽ biết tay bà ta.”
Hai cô con dâu vội vàng đáp vâng.
Lý thị thở dài nói: “Các con là người tốt, những việc này nói trong nhà là được, nếu lộ ra ngoài thì khó mà giữ.
Nhiều người truyền lời qua lại thì ý nghĩa ban đầu sẽ bị biến tướng.
Nhà ta và nhà Đại Tần thị ngẩng đầu không thấy cúi đầu vẫn thấy, đừng học những kẻ lắm mồm kia rồi làm tổn thương tình cảm của hai nhà nhiều năm!”
Lưu thị và Trương thị nghe xong càng cảm thấy kính trọng Lý thị.
Mọi người nhanh chóng cắt xong ớt cay, Lý thị và Trương thị đi tới bếp để xào ớt còn Lưu thị thì rửa sạch cối xay đá.
Cối đá để ở cửa kho lúa, nàng ta dùng nước trong rửa sạch rồi dùng giẻ lau khô trong ngoài.
Cùng với tiếng ho khan của Lý thị và Trương thị thì nhà bếp cũng truyền tới mùi ớt cay.
Làm ớt bột chính là như vậy, từ xa ngửi thì có vẻ thơm nhưng nếu đứng gần sẽ biết quá trình ấy thống khổ thế nào.
Lưu thị vừa đi vào bếp đã bị cái mùi sặc người này hun cho ngứa họng.
Nàng ta đón lấy cái xẻng trong tay Lý thị và không ngừng đảo ớt trong nồi.
Lý thị nhân lúc ấy ra ngoài cho dễ thở một chút.
Trương thị thì vừa nhóm lửa vừa ho khan, xào ớt thì lửa cần khống chế tốt, cái này còn khó hơn lúc rán bánh rau hẹ.
Chỉ cần hơi không chú ý là ớt sẽ bị cháy, vì thế phải cần người có kỹ thuật nhóm lửa siêu hạng như Trương thị.
Ớt cay được xào lên vừa giòn lại thơm, nhân lúc ớt còn nóng giòn Lưu thị nhanh chóng đổ ớt ra cái rổ và mang tới cối đá xay.
Trong lúc ấy Lý thị sẽ xào nồi tiếp theo.
Bọn nhỏ đều vây quanh cối đá xem Lưu thị xay ớt, đuổi thế nào tụi nó cũng không đi thế là Lưu thị cứ phải nhắc mãi là không được đụng vào ớt bột.
Đám ớt cay bị cục đá nghiền thành ớt bột hồng hồng, ngửi thật là thơm.
Tam Bảo, Tứ Bảo và Nữu Nữu đều nuốt nước miếng.
Ba đứa nhân lúc Lưu thị xoay người lấy thìa thế là trộm vươn ngón tay ra dính chút ớt bột.
Tam Bảo và Tứ Bảo đưa tới gần mũi ngửi, quả nhiên rất thơm.
Nữu Nữu thì bỏ tay vào miệng liếm, ối mẹ ơi cay! Siêu cấp cay! Sau đó Nữu Nữu khóc rống lên.
Tay Lưu thị dính ớt bột nên không dám chạm vào Nữu Nữu mà chỉ đành sốt ruột sai Tam Bảo đi rót nước cho em.
Nữu Nữu vừa uống vừa khóc, vất vả lắm mới nín được.
Lưu thị lại sai Tam Bảo lau nước mắt cho em.
Thằng nhóc kia quên mất tay mình cũng dính bột ớt thế là vừa lau một cái thì Nữu Nữu còn khóc kinh hơn.
Lúc này Lưu thị mới phát hiện tay Tam Bảo cũng dính ớt bột.
Nàng ta tức quá đánh vào mông đứa nhỏ một cái.
Tam Bảo vừa tủi thân lại tự trách thế là cũng khóc, sau đó hắn quên mất nên cho tay lên lau nước mắt thế là cũng bị cay và khóc to hơn.
Tứ Bảo kinh ngạc nhìn Tam bảo và Nữu Nữu, sao lại khóc hết vậy?
Lưu thị nhanh chóng chạy vào bếp rửa tay sau đó cầm khăn vải bông nhúng nước ra lau cho Tam Bảo và Nữu Nữu.
Kỳ thật, khóc khóc một lúc nước mắt cọ rửa thì cũng không quá khó chịu nữa.
Lúc sau Tam Bảo và Nữu Nữu ngồi cách cái cối rất xa, cũng không dám chơi ớt bột nữa còn Tứ Bảo thì vẫn không sợ gì mà nhìn Lưu thị xay ớt cay..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.