Cô Đơn Vào Đời

Chương 9: Cuộc tự sát bất thành




Thời gian đó, có lẽ vì Hứa Lật Dương nên sau khi thi giữa kỳ, trong bản xếp hạng, tôi tụt từ thứ nhất xuống thứ tư, khi gọi điện thông báo với mẹ tôi về cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm - cô Vu đã nhắc đến vấn đề này.
Và thế là hôm đó vừa bước vào nhà, tôi đã có thể nhận thấy ngay thái độ đằng đằng sát khi của mẹ.
Phòng của tôi bị bới tung lên, ảnh, hộp bút, sách, vở ghi chép, tất cả đều bị lật tung. Có lẽ mẹ muốn tìm bằng chứng gì đó. Tôi cười thầm trong bụng: May mà mình thông minh, cuốn nhật lý đã đã khoá chặt và luôn ở trong ba lô.
“Mày còn dám vác mặt về đây cơ à? Mày làm cái trò gì ở trường hả? Điểm thi thấp như thế, đầu óc mày có phải là bã đậu không?” Mẹ vừa nói, vừa lấy tay day vào đầu tôi.
Tôi cúi gằm mặt, vừa giơ chiếc ba lô lên đỡ đòn tấn công của mẹ, vừa lùi dần về phía sau để trốn.
Kết quả là ngón tay mẹ bị đập mạnh vào chiếc khoá ba lô của tôi. Mẹ kêu lên một tiếng rồi ngay lập tức chạy ra ngoài hành lang lấy roi.
Đã lâu lắm rồi, mẹ không dùng roi đánh tôi. Tôi đã từng có lần một mình đứng ngoài ban công, vô cùng đắc ý nói với chiếc roi rằng: “Roi yêu quý, từ giờ mày có thể nằm yên nghỉ được rồi.” Vậy mà không ngờ hôm nay mẹ dùng lại vũ khí này.
Khi mẹ vừa giơ chiếc roi lên cao chuẩn bị đánh vào người, tôi cảm thấy cô cùng tức giận, không thể khống chế được cảm xúc của mình nữa.
Đúng là ngày trước còn bé, mẹ có thể đánh con, mắng con, bắt con quỳ xuống rồi lấy roi đánh con được. Còn bây giờ, con đã mười sáu tuổi rồi, con đã lớn rồi, con đã biết thích bạn trai rồi, vậy mà mẹ vẫn đối xử với con như vậy, coi con như súc vật, muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi, Con nói cho mẹ biết con không sợ mẹ. Trên thế giới này ngoài mẹ ra không phải là con không có quan hệ với ai khác nhé.
Mẹ cầm lấy chiếc roi chỉ vào tôi nói: “Mày dám đánh lại à? Dám lấy bao lô đánh tao à?”
Nghe thấy mẹ đổ oan cho mình, rồi nghĩ lại những câu trước đó, tôi càng bị kích động, xông lên phía trước giành lấy chiếc roi ở trên tay mẹ, chỉ vào bà, nói: “Con nói cho mẹ biết, hôm nay mẹ đối xử với con như thế này, đợi đến lúc mẹ già không ai nuôi, không ai chăm sóc thì mẹ đừng ân hận! Đến lúc đó con sẽ trả lại mẹ gấp mấy lần thế này.”
Mẹ bỗng lặng người đi, đứng đờ ra nhìn tôi chằm chằm.
Tôi ném chíêc roi xuống đất, trở vè phòng của mình, đóng cửa đến “sầm” một cái, vớ lấy chiếc Walkman và tai nghe - chắc chắn mẹ sẽ chửi mắng không dứt, tôi bèn nhét phone vào tai.
Một bài hát tiếng Anh. Mẹ tôi không cho tôi nghe nhạc quốc t ế.
Chẳng nhẽ mẹ lại không đập cửa phòng tôi để mắng chửi tôi sao? Tôi tháo tai nghe ra. Bên ngoài vô cùng yên tĩnh. Đúng là chuyện long trời lở đất, sao mẹ tôi lại đột nhiên im bặt nhỉ?
Mẹ không mắng tôi nhưng ngược lại, tôi cảm thấy vô cùng bất an, lo lắng liệu những câu nói lúc nãy của tôi có quá tuyệt tình, quá ác không, không biết có làm đau lòng mẹ không?
Từ trước tới giờ, tôi đều rất nghe lời, trước mặt mẹ, tôi là một con cừu non luôn bị đánh đập và chửi mắng.
Hồi bé, hễ mẹ đánh mắng là tôi khóc. Vì sợ tiếng khóc của tôi quá to sẽ làm hàng xóm chê cười, bà luôn doạ sẽ cho tôi chết ngạt nếu tôi còn tiếp tục khóc. Thế là tôi sợ liền nín khóc ngay. Và đến tận bây giờ tôi vẫn có thói quen âm thầm khóc, và không phát ra thành tiếng. Sau này dần dần tôi đã quen với cách dạy dỗ của mẹ nên không có những hành động chống cự nữa. Nhưng cũng từ đó, tôi trở nên chán đời và lạnh nhạt. Mặc cho mẹ mắng thế nào, nói thế nào đi nữa tôi cũng không hề cãi lại, mà đúng hơn chẳng buồn cãi lại. Bởi vì tôi biết tôi có nó gì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả đều chẳng có ý nghĩa gì. “Con nói cho mẹ biết, hôm nay mẹ đối xử với con như thế này, đợi đến lúc mẹ già không ai nuôi, không ai chăm sóc thì mẹ đừng ân hận! Đến lúc đó con sẽ trả lại mẹ gấp mấy lần thế này” là câu nói cay nghiệt đầu tiên tôi nói với mẹ tôi.
Ngoài cửa không có động tĩnh gì, bồng nhiên tôi bỗng thấy hơi lo lo. Do dự một hồi, tôi nhẹ nhàng mở cửa hé nhìn ra ngoài. Tôi thấy mẹ đang ngồi ngả người trên ghế salon. Chiếc khăn mặt che kín đôi mắt. Lúc mẹ bỏ khăn mặt ra, tôi thấy đôi mắt bà đỏ hoe, nước mắt lưng tròng theo khoé mắt chảy xuống mặt để lại từng vệt ướt. Thấy vậy, mẹ vội lấy khăn che mắt, hai tay ôm lấy mặt.
Trong phút chốc tôi bõng thấy lòng mình chùng xuống, sống mũi cay cay. Trong mắt tôi, mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ nhất. Từ bé đến lớn, tôi chỉ nhìn thấy mẹ tôi luôn tỏ ra kiêu hãnh với tất cả mọi người, trải qua bao nhiêu việc, ly hôn, thất nghiệp, cuộc sống nghèo khổ, bị người ta lừa mất tiền, tôi cũng chưa bao giờ thấy mẹ khóc. Thế nhưng, lúc này, mẹ đang khóc. Mắt tôi cũng đỏ ngầu. Trong đầu tôi đang tự hỏi không biết có nên chạy ra xin lỗi mẹ hay không?
Đột nhiên, mẹ quay mặt về phía phòng tôi.
Mẹ phát hiện ra tôi đang nhòm qua khe cửa. Tôi vẫn còn chưa quyết định khi đi ra là sẽ đóng cửa hay chạy luôn ra ngoài xin lỗi mẹ thì mẹ đã xông vào, lôi tôi ra, đẩy tôi ngã xuống sàn. Sau đó lấy khăn mặt ướt đẫm nước mắt quất vào tay, vào lưng tôi. Tôi nhắm mắt lại, dùng tay che mặt để tránh bị đánh vào mặt sợ dung nhan bị huỷ hoại. Bên tai lúc này chỉ nghe thấy tiếng chiếc khăn quất vào lưng. Tôi đau đến nỗi không thể kêu lên được câu nào.
“Hôm nay tao phải đánh chết mày! Tao nuôi mày có lợi gì cơ chứ? Nuôi một con lợn còn có thể bán đi lấy tiền, nuôi một con chó còn biết vẫy đuôi, còn nuôi một đứa như mày chỉ biết chọc tao tức phát điên!” Mẹ vừa mắng vừa vung tay lên quất chiếc khăn mặt xuống người tôi.
“Mày trốn trong phòng nhìn tao bị mày chọc cho tức phát điên thì sung sướng phải không? Mày nghĩ thế có đúng không? Sao mày ác độc thế?” Bà cứ thế suy đoán suy nghĩ của tôi theo chiều hướng ác độc, rồi trút tất cả những bực tức theo từng lần quất chiếc khăn xuống người tôi.
Tôi ôm lấy đầu, không khóc lóc, không kêu gào, không trốn chạy, chỉ cầu mong sao cho bà ta không đánh vào mặt tôi. Bởi vì tôi biết mọi sự kháng cự đều không có ý nghĩa gì. Chỉ cần làm mẹ tức điên lên thì bà sẽ không thể nào dừng lại được.
Sau một hồi cam chịu không có chút phản ứng gì của tôi, chiếc khăn trong tay mẹ tôi đã dừng không vung lên vung xuống nữa.
Tôi căn răng chịu đựng, chạy vù vào phòng và khoá trái cửa lại.
Lúc tôi cởi bỏ quần áo ra, soi trong gương thấy từng vết hằn đỏ in đầy trên tay và trên lưng mình. Những vết đỏ đó hằn lên, thật sâu và phủ đầy trên làn da của tôi.
Đó là trận đòn đầu tiên khi tôi bước sang tuổi dậy thì, và cũng là lần mẹ tôi đánh tôi nặng nhất từ trước đến giờ.
Rốt cuộc tôi đã làm sai điều gì? Tại sao mẹ tôi lại đối xử với tôi như thế? Nêú như bà đã không yêu tôi, không yêu trẻ con thì tại sao còn sinh tôi ra? Bà ra tay với tôi nặng như vậy mà bà không hề thấy đau lòng chút nào. Bà hoàn toàn quên rằng con gái mình đã là một thiếu nữ mười sáu tuổi, là một học sinh xuất sắc. Nó cũng có lòng tự trọng và cuộc sống của nó. Thế nhưng mẹ có biết không? Tôi còn buồn hơn mẹ nhiều. Bởi vì ít nhất mẹ còn coi tôi là hi vọng của mẹ. Mẹ kỳ vọng rằng tôi sẽ xuất sắc, rạng danh. Còn tôi, tôi từ lâu đã chẳng có bất cứ một hi vọng nào. Từ lâu tôi đã không kỳ vọng vào bất kỳ ai và bất kỳ điều gì. Tôi đã tê liệt đến mức tận cùng. Tôi có thể lấy ai ra làm hi vọng của tôi, để tôi có được một chỗ dựa trong cuộc sống này?
Tôi để mặc trên người không mảnh vải che thân ngồi phệt xuống sàn nhà và thấy lạnh buốt từ chân lên đầu.Tôi thường xuyên có cảm giác tuyệt vọng nhưng chưa bao giờ nó lại mãnh liệt như lúc này.
Dường như tôi đã cạn kiệt nước mắt. Tôi không thể khóc, không thể ứa ra được một giọt lệ nào. Tôi khao khát được như lúc trước, có thể vùi mình vào chăn mà khóc oà lên một trận rồi ngày hôm sau lại đi học bình thường, như thể chưa có chuyện gì xảy ra.
Thế nhưng, ngày hôm đó tôi đã không làm được như thế. Nhìn thân thể để trần của mình trong gương, trên làn da trắng là những vết đỏ hằn rất sâu. Rất đau. Nhưng tôi không thể nào khóc được. Khuôn mặt tôi nhìn thấy trong gương vô cùng lạnh lùng, vô cảm.
Tôi lấy từ trong cặp sách ra một chiếc compa, dùng cái đầu quay sắc nhọn đâm sâu vào đầu ngón tay trỏ trái.
Ngay lập tức, một giọt máu nhỏ tròn chảy ra. Ngón tay tôi trông giống như một bông hoa mới nở, rồi nó cứ nở to dần. Và sau đó nhanh chóng không nở tiếp nữa. Tôi lại dùng tay ấn vào vết đâm đó, vết máu lại tiếp tục lan ra. Càng ấn vết đâm càng chảy nhiều máu. Máu bắt dầu theo ngón tay trở chảy xuống tạo thành một vết đỏ.
Tôi dùng chiếc đầu quay compa tiếp tục đâm vào một ngón tay khác, nhìn vết thương đó lan dần, lan dần rồi lại ấn vào vết thương để máu chảy xuống.
Đến khi đâm hết các ngón tay, tôi vẫn không hề cảm thấy đau đớn.
Hoá ra cái chết cũng chả đau đớn gì cả.
Thế là tôi lục tìm trong cặp con dao nhỏ.
Tôi định dùng con dao đó cứa vào cổ tay mình. Làm như thế tôi sẽ không bao giờ cảm thấy đau đớn nữa, sẽ không bao giờ phải nghe mẹ tôi mắng chửi nữa, sẽ không bao giờ còn bị mẹ tôi dùng khăn mặt đánh cho đỏ tím cả người nữa. Mọi thứ buồn đau sẽ biến mất. Mọi chuyện sẽ có thể kết thúc từ đây.
Nhưng lúc cầm con dao đặt lên cổ tay, tôi nhìn thấy từng sợi gân xanh trên cổ tay mình đang phập phồng rồi đập mạnh. Bỗng nhiên tôi thấy sợ hãi.
Nếu tôi cứa vào cổ tay, tôi sẽ chết.
Nếu như tôi chết, Hứa Lật Dương chắc sẽ rất đau lòng.
Nếu như tôi chết, rất có thể mẹ tôi nếu không phát điên thì cũng không thể tiếp tục sống được nữa và có thể, bà cũng sẽ rất đau lòng.
Nếu như tôi chết, chắc cả thế giới này, chỉ có mỗi hai người đó đau lòng vì tôi.
Tôi thoáng chút không đành lòng, thế là tôi lật bàn tay lại, đặt con dao lên mặt sau lòng bàn tay.
Lưỡi dao vừa cứa xuống, tôi nhìn thấy một vết đứt dài đang chảy máu trên mu bàn tay, trông như nó đang hé cái miệng, ướt nhèm. Rất đau.
Cảm giác đau đớn nhanh chóng lan ra, suốt cả cánh tay có cảm giác tê dại.
Hoá ra tự sát đau đớn vô cùng.
Tôi ném con dao xuống, lấy từ trong cặp ra một gói giấy ăn. Mỗi tờ giấy trắng tinh đều nhanh chóng nhuốm đỏ, ướt đẫm. Màu đỏ rất tươi.
Tôi lặng lẽ dùng chiếc khăn tay băng lại vết thương. Một mình.
Phương thức bào chế tình yêu: Bảo mật.
Sáng ngủ dậy, tôi tháo chiếc khăn tay ra, thấy miệng vết thương đã gần như khép lại, thế là bình thản đi học như chưa có gì xảy ra. Lúc bắt dầu vào tiết thứ ba, do sơ ý, tôi đập tay vào thành bàn khiến vết thương lại tứa máu.
Tôi vội lấy giấy ăn đặt lên trên vết thương. Máu thấm ướt đẫm tờ giấy. Tôi thay ngay bằng một tờ giấy ăn trắng khác và vứt tờ giấy ăn kia đi. Thế nhưng, sau khi đã dùng hết cả hai gói giấy ăn của tôi và Châu Hảo, vết thương vẫn không ngừng chảy máu.
Do dự một lát, tôi quay đầu lại hỏi Hứa Lật Dương: “Cậu có giấy ăn không?”
Cậu ấy rút ra đưa cho tôi một tờ giấy và hỏi: “Cậu sao thế?”
“Không có gì, tớ không cẩn thận bị thành bàn cứa một miếng nhỏ vào tay.” Tôi đưa tay ra nhận lấy tờ giấy đắp lên vết thương.
Sau đó một phút, tôi tự nhiên cảm thấy có ai đó đang đập đập tay vào lưng mình, lại đập đúng vào chỗ đau ngày hôm qua, tôi đau đến nỗi giật bắn mình, quay ngoắt đầu lại.
“Tớ thấy cậu bị chảy rất nhiều máu. Cậu xin phép thầy giáo đi, xuống phòng y tế băng bó lại.” Hứa Lật Dương nhìn vào tờ giấy thấm máu vãn đang phủ trên mu bàn tay tôi.
Tôi lắc lắc đầu trả lời: “Không cần đâu. Tớ không muốn thầy giáo biết chuyện này.” Vết thương to thế này, tôi biết giải thích như thế nào chứ? Sự đau đớn và sỉ nhục này chả nhẽ lại phải để cho tất cả mọi người đều biết sao?
“Hứa Lật Dương, trò đang nói chuyện gì thế? Trong giờ học không được nói chuyện.” Thầy giáo nhìn thấy tôi và Hứa Lật Dương đang nói chuyện liên lên tiếng.
Tôi xoay người lại nhìn về phía bảng.
“Em muốn đi vệ sinh nên hỏi Thuỷ Tha Tha xem có thể xin thầy đi ra ngoài được không?” Hứa Lật Dương cất to tiếng trả lời thầy giáo. Cả lớp học nghe xong cười rộ lên. Tôi thầm trách trong đầu: Bịa lí do gì mà chả được, nói là em muốn hỏi Thuỷ Tha Tha về đề bài hay muốn mượn thước kẻ có phải tốt hơn bao nhiêu không! Sao lại nói là em muốn hỏi xem có thể ra ngoài đi vệ sinh không? Thật là xấu hổ quá đi mất! Để cho mọi người cười thối mũi ra.
Thầy giáo trừng mắt lên nhìn cậu ta rồi nói: “Thế thì đi ngay chứ còn gì nữa!”
Hứa Lật Dương chạy nhanh ra khỏi lớp.
Khoảng hơn mười phút sau, Hứa Lật Dương quay lại lớp. Cậu ta thở hồng hộc và ngồi vào chỗ, đập vào lưng tôi. Tôi lại bị đập vào chỗ đau nên lưng lại dựng thẳng lên và từ từ ngoảnh đầu lại.
Cậu ta đưa cho tôi cuốn sách Tiếng Anh. Tôi nhìn cậu ta với con mắt vô cùng kinh ngạc. Cậu ta hạ thấp giọng xuống nói nhỏ: “Bên trong tớ có kẹp mấy thứ.”
Tôi cầm lấy quyển sách và, đặt xuống dưới ngăn bàn rồi mở ra.
Kẹp trong cuốn sách tiếng Anh khổ A4 là một lọ thuốc Vân Nam và một gói băng gạc.
Mặt tôi đỏ bừng.
Lúc bỏ miếng giấy đã thấm máu, dính chặt vào vết thương của tôi ra để rắc thứ bột vàng mịn lên trên, tôi rơm rớm nước mắt.
Mẹ là y tá nhưng từ trước tới giờ chưa lần nào băng bó vết thương cho tôi. Lúc bé, có lần bị ngã trầy xước hết đầu gối, tôi cũng tự chạy đến bên vòi nước rửa sạch vết máu. Đợi máu khô rồi, bóc hết chỗ da bị trầy đi cho sạch sẽ rồi mới dám về nhà. Bởi vì nếu để mẹ nhìn thấy trên người tôi có vết bẩn thì chắc chắn tôi sẽ bị mắng.
Hôm nay, có một người con trai, trong giờ học đã chạy ra ngoài mua thuốc Vân Nam và băng gạc cho tôi. Cậu ta vốn chỉ là một người xa lạ trong cuộc sống của tôi mà thôi, nhưng vào giây phúc rắc lên vết thương bột thuốc cậu ta mua cho tôi, Hứa Lật Dương đã chính thức bước vào trái tim tôi, tham gia vào cuộc sống của tôi.
Chiếc lọ nhỏ đựng thuốc Vân Nam đến giờ tôi vẫn giữ. Một chiếc lọ màu xám, bên trên lọ có dòng chữ: Giúp vết thương mau lành. Bào chế: Bảo mật.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao bao nhiêu năm qua tôi vẫn thích dựa dẫm Hứa Lật Dương như thế. Tình yêu hình như cũng giống như lọ thuốc Vân Nam kia. Công dụng: Giúp vết thương mau lành. Bào chế: Bảo mật.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.