Công Ngọc

Chương 44: Hồng Thủy




"Ta là thần của thiên tử, sao có thể đứng cùng địch!"
...
Tay nhanh hơn mắt.
Ngụy Dịch vững vàng tiếp lấy quả hồng, tầm mắt gần như dán lên người trước mặt, khóe miệng không khỏi cong lên: "Lâm công tử đúng là có tiền..."
"Ngụy công tử có lúc nào là nghèo." Lâm Kinh Phác cẩn thận cất túi tiền thêu cẩm vân đi rồi mới cười trêu chọc: "Muốn gạt bạc từ trong tay ngài còn khó hơn đòi tiền trong bát ăn mày."
"Lời này của Lâm công tử quả là khiến người ta thương tâm." Ngụy Dịch cười, đánh giá một thân xiêm áo của y: "Tiền của ta toàn khoản nợ phong lưu, có người được ăn được mặc, vàng ngọc treo thân nhưng chẳng ngờ lại là bạch nhãn lang vô ơn bạc nghĩa."
Lâm Kinh Phác tóc vấn ngọc quan, eo thon khảm chín viên ngọc, trên cổ tay mang một đôi vòng vàng nhỏ như lưỡi câu, đến tua rua đối xứng trên cán quạt cũng được làm từ kim tuyến.
Càng đeo nhiều vàng bạc, y lại càng khiến người ta cảm thấy thanh đạm như ngọc, dù là ai cũng sẽ không tiếc tay đập bạc lên thân người này, Ngụy Dịch có keo kiệt hơn nữa cũng không nỡ cắt xén đồ đạc trên người y, chỉ hận chẳng thể chế ra một căn phòng vàng rồi giấu tiệt y bên trong, để mình hắn ngắm.
"Tốt quá tốt quá, tiểu ca, ngươi lấy được quả hồng ngon nhất rồi!" Đại nương nhìn chằm chằm vào Lâm Kinh Phác, mừng đến không ngậm mồm vào được, lại thả thêm mấy quả cam vào trong túi hồng.
Lâm Kinh Phác mỉm cười nhận lấy, lại nói với nàng: "Cảm ơn đại nương. Cam này hình như là cam một vùng Giang Nam, hẳn là không rẻ?"
"Vừa nhìn đã thấy tiểu ca này biết xem hàng! Cam phương Bắc đều cực kỳ chua chát, mà cam nhà ta là chuyển từ phía Nam tới, ngọt đến tận tâm, còn đắt hơn hồng những mười mấy đồng." Khuôn mặt tươi cười của đại nương đầy vẻ dịu dàng: "Có điều nếu sau này tiểu ca còn quay lại, đại nương đưa ngươi thêm mấy quả cũng được, không quan trọng lắm."
Mặt mày Lâm Kinh Phác đong đầy nụ cười, ý cười lại chẳng chạm đến đáy mắt, quay người liền đưa túi trái cây cho Ngụy Dịch cầm.
Ngụy Dịch thuận lý thành chương tiếp lấy, tản mạn dạo quanh cùng Lâm Kinh Phác giữa chốn thành thị tràn ngập phồn hoa khói lửa này.
"Đã rất nhiều năm ta chưa xuất cung đi dạo trên con đường này, cũng không biết hàng hóa trong thành Nghiệp Kinh đã bị thổi phồng đến mức độ này rồi." Ngụy Dịch nói, còn ném một quả quýt về sau thưởng cho Thường Nhạc ăn, lại tự giễu: "Nếu không làm Hoàng Đế, e là những ngày tháng này cũng chẳng hề dễ dàng."
Đồ vật được ngự ban, Thường Nhạc không dám dễ dàng lột ăn, bèn lấy ống tay áo xoa xoa rồi cẩn thận cất vào trong túi.
Ngụy Dịch tiện tay lột một quả quýt, tách ra hai múi đưa cho Lâm Kinh Phác.
Lâm Kinh Phác không nhận, cụp mắt nâng đôi vòng vàng trên cổ tay lên xem, nói: "Người có thể đặt chân giữa thành Nghiệp Kinh, thường thường chẳng giàu cũng quý, tiêu nhiều bạc vào chi phí ăn mặc cũng chẳng tính là gì. Có điều nếu ở những nơi khác cũng như thế này, người khổ chính là bách tính. Một cân hồng những năm mươi văn, ba mươi văn mới đổi được hai lạng thịt lợn, những người kiếm sống phổ thông kham khổ như tá điền nào có thể gồng gánh nổi?"
Ngụy Dịch hơi chậm lại, giả bộ như không có chuyện gì, đút hai múi quýt vào miệng nghiền ngẫm, lại nghe y nói tiếp: "Nơi này là Hoàng đô, theo lý thuyết chỉ có đất và sức người, giá cả lương thực chẳng phải chỉ phồng lên tại Nghiệp Kinh. Những địa phương khác có ý đồ riêng, cố ý thổi phồng giá cả vật giới tăng lên ào ào, lại càng hung hăng ngang ngược."
Ngụy Dịch nghe những lời đầy thâm ý ấy, chợt cảm thấy quýt trong miệng cũng trở nên chua chát, cau mày đáp: "Lương thực Nghiệp Kinh chỉ là nước đẩy thuyền lên, e là những châu huyện kia lại càng thổi phồng lợi hại hơn. Còn có, phụ nhân này đúng là khôn khéo, quả cam này rõ ràng chua đến mức..."
"Có lẽ là miệng ngươi được người trong cung nuôi đến khó chiều rồi." Lúc này Lâm Kinh Phác mới lấy quýt trong lòng bàn tay hán đi, mặt không biểu tình ăn hai múi, lại hỏi: "Công báo tháng trước của Hộ Bộ có trình giá gạo, giá dầu Nghiệp Kinh và các nơi khác lên không?"
Ngụy Dịch cười lạnh: "Công báo Hộ Bộ xưa nay vẫn là làm cho ta coi, bọn họ cao hứng muốn điền sao thì điền. Thu hoạch địa phương và toàn quốc vẫn luôn không giống nhau, năm ngoái và năm nay khác biệt hoàn toàn là chuyện thường xảy ra. Công báo tháng trước đưa tới Lan Chiêu điện cũng được ký sẵn rồi, còn chưa nhìn qua, trái lại có nhìn hay không cũng chẳng khác mấy."
Tin tức vật giới và dân sinh vô cùng quan trọng.
Vì để thế gia tuyệt diệt, Yến Hồng không chỉ muốn quyét sạch dư nghiệt Lâm Ân, thường ngày còn lén lút chèn ép một ít quan phú hào, thủ đoạn như mưa rền gió dữ khiến nhiều địa phương cũng rung chuyển bất an. Một khi sinh loạn, vật giới tự nhiên sẽ di động cao thấp, vì để ổn định thế cuộc, ông ta bèn thông báo cho Hộ Bộ làm tốt một chút trước mặt Thánh Thượng.
Trong cung, Ngụy Dịch bị hạn chế rất nhiều, những tin tức chân chính quan trọng đều rất khó trình lên ngự tiền. Hắn biết sổ con và tấu chương được đưa tới đều là ra vẻ, có điều dựa vào đó mà phán đoán cân nhắc, ít nhiều cũng sẽ có đôi chuyện thật tình.
"Chỉ sợ lần này chuyện không trình lên trước mắt ngươi chẳng hề đơn giản như mấy cuốn sổ con và công báo."
Trên đường chen chúc, ngõ hẻm này chật hẹp, Thường Nhạc bị mấy đứa trẻ con nô đùa đẩy về đằng sau. Lâm Kinh Phác cũng bị người phía sau chen lấn một cái, vô ý đạp lên ủng Ngụy Dịch.
Chóp mũi Lâm Kinh Phác chạm lên cằm Ngụy Dịch, rất có ý tứ chất vấn hắn: "Bây giờ đang là mùa hồng chín, tháng trước năm mươi văn có thể mua được mười cân hồng thế này, ngắn ngủi mười ngày, tại sao giá tiền lại tăng lên gấp mười lần?"
Đáy mắt Ngụy Dịch rũ xuống, thấy y đứng không vững bèn vươn tay đỡ bên eo thon, con ngươi đen nhánh chìm nghỉm: "Lâm Kinh Phác, rốt cuộc ngươi đang muốn nói gì?"
"Di dĩ vu sắt mỹ nhân, dĩ tái kỳ nạp; di dĩ siểm thần vấn mã, dĩ phất kỳ ngoại." Ý cười trên môi Lâm Kinh Phác lạnh lẽo: "Thiên thính bế tắc, thiên tử lâm nguy!"
Di dĩ vu sắt mỹ nhân, dĩ tái kỳ nạp; di dĩ siểm thần vấn mã, dĩ phất kỳ ngoại: Trích Cấm tàng – Quản Ngọc; ý nói để cho người đẹp cây đàn, ai ơi che giấu nhiễu điều bên trong; để cho mấy kẻ vuốt mông, ai ngờ che giấu long đong bên ngoài.
...
Ngụy Dịch chẳng kịp đổi thành triều phục Thiên tử đã vội vàng triệu tập lục Bộ quần thần nghị sự tại Lan Chiêu điện.
Mái rồng cao chót vót vô cùng lạnh lẽo, hắn không còn tâm tư mà ngồi.
Hôm nay gần nửa số quan lại trong triều nghỉ hưu mộc, sau giờ Ngọ lại bị Hoàng Đế triệu gấp vào trong cung, không biết đã xảy ra chuyện gì, lòng sinh mệt mỏi, mấy người không nhanh không chậm mãi mới đi từ quý phủ vào cung.
Nghỉ hưu mộc: Nghỉ tắm rửa.
Trái lại, Yến Hồng là người đến sớm nhất.
Ngụy Dịch vô cùng sốt ruột, đã vội vàng ra lệnh cho Phùng Ngọa ra roi thúc ngựa rời kinh đi thẳng về phía Nam. Lúc này hắn nhẫn nhịn không bộc phát, càng muốn chờ toàn bộ quan chức tam phẩm lục Bộ đến đủ cả.
Tiêu Thừa Diệp là người cuối cùng tới, hình như vừa tỉnh ngủ không bao lâu, mi mắt rủ xuống, cà lơ phất phơ tiến vào trong Lan Chiêu điện, đứng vào hàng ngũ. Chính chủ, rủ bạn đọc chung == T𝙍uMT𝙍𝗨Y𝐸 𝑁.vn ==
Ngụy Dịch liếc mắt nhìn hắn một cái, cười lạnh một tiếng, thanh âm trong cổ họng nặng nề như sấm: "Lâm Châu và Duẫn Châu báo nguy có thiên tai, hồng thủy sông Ly đã đổ vào gần nửa con trăng, mười vạn bách tính ăn bữa sáng lo bữa tối, vì sao các ngươi ở trong triều đình lại giấu mà không báo!"
Thanh âm tiêu điều vang vọng trong điện làm người chấn động cả hồn phách, quan chức lục Bộ nghe mà ngây ngẩn, đến hồn phách Tiêu Thừa Diệp còn đang bồng bềnh trong mơ cũng bị đánh đến tỉnh lại.
Người trên long tọa có mấy phần xa lạ.
Không ai dám đáp.
Lâm Châu và Duẫn Châu gần sông Ly, quanh năm không ngừng mưa xuống, mỗi mấy năm lại đổ một lần hồng thủy. Chuyện này liên quan đến dân sinh đại sự, nếu tình hình tai nạn nghiêm trọng đúng như Ngụy Dịch nói, ai dám giấu báo!
Có xét nhà diệt cửu tộc cũng không đủ để đền tội.
Các đại thần dùng dư quang dò xét nhau, tâm tư khác thường, không một ai lên tiếng trả lời.
"Nếu trẫm không xuất cung đùa giỡn một chuyến, ắt cũng chẳng biết bởi liên quan đến hồng thủy phía Nam, giá trái cây vật giới đã tăng không chỉ mười lần! Nghiệp Kinh còn như vậy, bách tính Duẫn Châu và Lâm Châu bây giờ còn chạm vào lương thực được sao?!"
Ngụy Dịch hùng hổ dọa người, thấp giọng quát lên: "Dữu Học Kiệt!"
Hộ Bộ thượng thư Dữu Học Kiệt run một cái, cúi đầu ra khỏi hàng: "Thần... Có thần!"
Ngụy Dịch tiện tay xốc một phần công báo, hung hăng đập lên đầu ông ta: "Những thứ sổ sách lung tung này đều là do Hộ Bộ soạn, rốt cuộc là làm sao mà ra?! Lòng ngươi có biết thế nào là chừng mực không?!"
Mũ cánh chuồn của Dữu Học Kiệt bị công báo đập cho rơi xuống đất, ông ta lập tức cúi người nhặt lên mang vào, quỳ rạp xuống, giọng điệu run lên: "Hoàng Thượng thứ tội! Thần, thần thật là có chút thẫn thờ, đáng trách!"
"Hay cho một chút thẫn thờ đáng trách." Ngụy Dịch nhìn về phía Yến Hồng: "Yến tướng cảm thấy thế nào, hành động này của Dữu thượng thư chỉ là thẫn thờ thôi sao?"
Yến Hồng nhàn nhạt liếc mắt nhìn Dữu Học Kiệt, nói: "Hộ Bộ hành sự bất lực, làm giả công báo, dối trên gạt dưới, phải giao Dữu thượng thư cho Hình Bộ thẩm tra."
Dữu Học Kiệt sững sờ, đột nhiên bật khóc nức nở: "Yến tướng! Yến tướng, hạ quan nhất thời sơ suất, ngày sau nhất định..."
"Nhưng chẳng biết Hoàng Thượng nghe được tin tức từ đâu nói Lâm Châu và Duẫn Châu đổ đại hồng thủy?" Yến Hồng chuyển đề tài, vững giọng nói: "Mấy ngày nay lão thần vẫn tiếp được những thông báo về tình hình tai nạn trình từ hai châu lên, văn võ cả triều cũng chẳng nghe được nửa điểm tiếng gió, có điều chuyện mấy ngày nay Lâm Châu và Duẫn Châu nhiều mưa gió là thật. Còn chuyện vật giới dân gian trong Nghiệp Kinh tăng cao, sợ là có uẩn tình khác."
Quan chức cả điện cúi đầu im lặng, không ai đáp lời Yến Hồng, lòng Dữu Học Kiệt cũng cứ thế mà rơi xuống đáy vực.
Rõ ràng là có người rắp tâm che giấu chuyện tai nạn, muốn một tay che trời. Lâm Châu và Duẫn Châu đều cách xa Nghiệp Kinh cả ngàn dặm, coi như quan chức có nghe được tiếng gió, bây giờ cũng chẳng dám trình báo nhận tội.
Biết rõ có tình hình tai nạn mà không báo, uổng phí quốc cơ, cũng hệt như tội phản quốc.
"Yến tướng đang chỉ trích trẫm bịa đặt?"
"Lão thần không dám." Yến Hồng chắp tay, giữa từng câu chữ lại chẳng hề lưu tình: "Chỉ là mấy ngày gần đây, sổ con hai châu trình lên chưa từng đề cập đến tình hình tai nạn. Hoàng Thượng thấu hiểu nỗi khổ tâm của dân, lão thần có thể phái ngự sử tới phía Nam tra rõ. Có điều hôm nay Hoàng Thượng tùy tiện triệu tập quan chức lục Bộ về nơi này, hưng binh vấn tội, thử hỏi là ai muốn nghe đậy tai Thánh?"
Nếu như Lâm Châu và Duẫn Châu thực sự có thiên tai, cả triều này, ngươi có năng lực ngăn cách tin tức sông Ly đổ hồng thủy bên ngoài chỉ có mình Yến Hồng. Đầy đủ hai châu, muốn hy sinh cả ngàn mạng người, thực sự quá hoang đường.
Nếu nạn hồng thủy là giả, vậy chính là Lâm Kinh Phác kẹp ở giữa gây xích mình lòng người. Với thủ đoạn của Lâm Kinh Phác, y hoàn toàn có thể dùng một chiêu cao minh hơn, tuyệt đối không đến mức lấy mạng người hai châu ra đùa giỡn.
Hứa Lương Chính của Tư Gián viện cũng vô cùng khó hiểu, tiến lên nghiêm túc khuyên can: "Hoàng Thượng, nếu hai châu thật sự đổ nạn hồng thủy, quan viên địa phương cũng sẽ muốn bảo mệnh, bọn họ nào dám che giấu không báo! Từ xưa đến nay, việc quan chức nói dối tình hình tai nạn, hoặc là vì chính tích, hoặc là chiếm đoạt tiền tài triều đình trợ giúp thiên tai. Giờ triều đình còn chưa lấy ra một văn tiền nào để trợ cấp cho nạn thiên tai, hai châu không cầm đến tiền, cũng chẳng có lý gì phải che giấu."
Ngụy Dịch nhìn chằm chằm vào Yến Hồng một lúc lâu, cuối cùng chậm rãi ngồi xuống long ỷ.
Quan chức khắp phòng này chưa bao giờ là tai mắt, là hai tay Ngụy Dịch, mà là tường đồng vách sắt, phải cầm cố hắn đến chết.
Tuy là Hoàng Đế, hắn cũng không thể xem những gì Ngũ Tu Hiền tự viết là chứng cứ, muốn triều đình dấy binh vận chuyển lương thực, còn phải khiến trên dưới thành Nghiệp Kinh xác định tình hình tai nạn hai châu là thực.
Nghe qua nực cười đến cùng cực!
Yến Hồng: "Hoàng Thượng lo lắng hai châu, thần tiến cử ngự sử Công Bộ thị trung lang Hồ Dật đi tới hai châu điều tra rõ ràng tình hình lũ lụt."
Trong đầu Ngụy Dịch càng thêm căng thẳng: "Phải bao lâu?"
Hồ Dật cúi đầu với hắn: "Hoàng Thượng, hai châu xa xôi, nhanh thì nửa tháng, chậm cũng phải mất hai tháng..."
Nửa tháng...
Chậm, quá chậm!
Nước lũ có thể dừng trong nửa tháng, có điều lương thực chẳng đủ, e là đến lúc đó Lâm Châu và Duẫn Châu đã đầy người chết đói, tất sinh họa loạn!
...
Lúc này, mưa rào xối xả không ngớt, thứ sử Duẫn Châu Sầm Khiêm mặc áo ngắn vải thô, chân mang ủng đi mưa đang ngồi phịch trên bậc thềm nghỉ ngơi.
Nước bùn vẩn đục không quá eo Sầm Khiêm, hai chân cũng đã ngâm đến chẳng còn tri giác.
Mấy ngày nay, ông dẫn vệ binh đi khơi thông đường sông, ngày đêm chẳng ngừng, cắn răng đợi triều đình phát binh đến viện trợ.
Một quan chức lội nước mà đến: "Sầm đại nhân! Sầm đại nhân! Đã phân phát lương thực cho nạn dân, đại nhân yên tâm, hộ nào cũng có!"
Râu tóc Sầm Khiêm đã phủ ánh hoa râm. Ông thở hổn hển hai cái rồi nắm lấy vai người tới hỏi: "Vậy Nghiệp Kinh... Đã có tin tức của Nghiệp Kinh chưa?!"
Phó quan mím môi thở dài, hô to trong tiếng mưa rơi: "Đại nhân, đã hơn mười ngày rồi, nếu cứu, Nghiệp Kinh sớm đã cứu chúng ta rồi! Trước mắt, lương thực dự trữ trong thành chẳng thể cầm cố được quá ba ngày, chúng ta... chúng ta sắp chết đói chết đuối, chẳng bằng đi Tam Quận đầu quân dưới trướng Ngũ Tu Hiền! Nước lũ cũng đến địa bàn của bọn họ, trước mắt Duẫn Châu đứng ở tuyến đầu, bọn họ còn có binh trị thủy, có lương thảo!"
Hốc mắt Sầm Khiêm hãm sâu, vô cùng uể oải, lại không thể thương lượng: "Không thể!"
"Đại nhân! Đại quan Nghiệp Kinh bàng quan không cứu, nước lũ như mãnh thú, Lâm Châu và Duẫn Châu sát bên Tam Quận, môi hở răng lạnh, chắc chắn bọn họ đang đợi cơ hội này để bóp chết hết dư nghiệt! Nhưng dư nghiệt chết rồi, bách tính chúng ta phải chôn thây ở nơi nào?!"
"Ta là thần của thiên tử, sao có thể đứng cùng địch!" Sầm Khiêm kích động đến cứng người, thanh âm nhất thời bị nước lũ trút xuống như thác che lại: "Dù ta có chết, đêm nay cũng phải lấp bằng được miệng cống này lại!"
...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.