Cuộc Sống Nơi Đảo Hoang

Chương 34: Làm giấy




Sau khi rời đi, Hạo Thiên đứng nấp ở một cái cây gần đó để quan sát xem tình hình trúng độc của gấu, tuy lượng độc đã được giảm xuống thấp, nhưng hắn vẫn lo lắng phần nào.
Cứ như thế, qua một tiếng rồi hai tiếng đồng hồ, gấu vẫn nằm đó run rẩy.
Sau một lúc nữa thì nó bắt đầu ngồi dậy rồi bò vào bên trong hang động.
Quan sát vài lần như vậy, Hạo Thiên đã xác định được một điều là cơ thể gấu trúc có thể kháng lại được lượng độc ít ỏi đó. Độc đó đã gây cho nó sự tê liệt chứ không ảnh hưởng gì đến sinh mạng của nó.
Khi đã an tâm rằng gấu đã không sao thì Hạo Thiên lẳng lặng trở về lều.
Đến tối, Hạo Thiên cùng Diệp Ngân ngồi thưởng thức canh thịt bên cạnh đống lửa. Nghe hắn nói chuyện đặt tên cho Hắc Hắc là Tiểu Bạch Hắc thì cô nàng Diệp Ngân có chút trầm cảm, cô nàng do dự không biết nên nói gì với cái tên đó hay không.
"Rồi sau đó thì sao?" Đang nói đến đoạn đặt tên xong thì Hạo Thiên chợt dừng lại, làm cho cô nàng tò mò hỏi.
Không có trả lời câu hỏi của Diệp Ngân, Hạo Thiên nhìn nồi canh thịt mà hỏi ngược lại: "Sao cô lại không ăn?"
Sau khi say sưa kể chuyện thì Hạo Thiên mới bất giác nhận ra rằng, nồi canh thịt từ sáng cho đến giờ vẫn còn nguyên.
Điều đó chứng tỏ Diệp Ngân cũng chưa ăn gì kể từ bữa sáng.
Diệp Ngân cũng không có phản hồi, lặng lẽ ôm bụng nhìn đống lửa.
Dường như hiểu ra điều gì đó! Hạo Thiên chợt nói ra: "Tới tháng?"
Lời này vừa thốt ra, Hạo Thiên ngay lập tức nhận ra mình đang phạm sai lầm, liền sửa lời: "À... Cô bị đau bụng..."
"Không có gì..." Diệp Ngân đỏ mặt ngượng ngùng phủ nhận.
"Xin lỗi! Tôi có thể giúp gì cho cô?" Chưa từng có bạn gái nhưng Hạo Thiên vẫn có chút hiểu biết về con gái.
Diệp Ngân im lặng, chịu đựng cơn đau.
Biết rằng cô nàng đang đến ngày kinh nguyệt, Hạo Thiên cũng không biết nên giúp gì.
Dù gì họ cũng đang ở trên đảo hoang, làm gì có cái thứ gọi là băng vệ sinh.
"Mất bao lâu để hết vậy?" Hạo Thiên vẻ mặt nghiêm túc hỏi.
" Không biết!" Diệp Ngân bối rối nói.
“Không... không biết?” Hạo Thiên như đứng hình.
“Chu kỳ sinh lý trung bình là hai mươi tám ngày, có thể sớm hơn hoặc trễ hơn một ngày. Nhưng theo lý mà nói thì đáng lý ra đã đến từ mấy ngày trước mà bây giờ mới có biểu hiện.” Diệp Ngân gật gật đầu nói.
Cô nàng cũng nói thêm: "Chắc là do hoạt động nhiều và không ăn uống đều đặn như trước nên thành ra trễ vài ngày. Cái này ta cũng không rõ."
"Ừm... Vậy ngày mai chúng ta làm giấy và làm đồng hồ!" Hạo Thiên nghĩ ngợi một tý rồi nói ra.
"Giấy? Thật không?" Diệp Ngân vui mừng thốt lên.
"Đúng vậy!" Hạo Thiên nghiêm trọng nói.
Giấy tuy không có công dụng bằng băng vệ sinh, nhưng trên đảo hoang này mà có giấy để dùng thì là một điều đáng mong chờ.
Đất nước tỷ dân với diện tích rộng lớn hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa Dân Quốc chính là cái nôi của những phát minh quan trọng, và giấy là một trong số đó. Sau đó trải qua hành trình dài, giấy mới trở nên phổ biến như hiện nay.
Từ xa xưa, khi những máy móc hiện đại chưa ra đời, giấy được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
Người Trung Quốc cổ đã chế tạo ra giấy qua các công đoạn sản xuất như sau:
Thu thập nguyên liệu thô.
Cắt sợi, rửa sợi.
Ngâm vào dung dịch kiềm.
Đem đun nóng.
Giã nát.
Trộn hồ làm giấy, cán mỏng.
Phơi khô.
Lấy giấy ra.
Trước khi làm giấy, con người khi trước đã phải đem nguyên liệu đi ngâm nước cho hoàn toàn mục nát rồi đem ra đánh đập các kiểu mới thành bột giấy, mất rất nhiều thời gian.
Khả năng thành công làm ra được giấy cũng rất thấp. Nên Hạo Thiên nghĩ đến việc làm giấy bằng công nghệ hiện đại để làm ra bột giấy.
Trời vừa sáng, Diệp Ngân đang còn ngủ thì bị đánh thức bởi một mùi hương quen thuộc. Đúng vậy, đó là mùi amoniac (NH3) hay còn gọi là mùi khai của nước tiểu.
Thấy Hạo Thiên đang cầm một cái bình đi lại gần, Diệp Ngân xác định được liền mùi hương đó chính là từ cái bình đó bay ra.
"A... Anh đang làm gì thế? Hôi quá!" Diệp Ngân tay bịt mũi nói.
“Nước tiểu.” Hạo Thiên vô cảm nói ra.
"Không ngờ anh lại có sở thích kinh tởm như thế!" Diệp Ngân khinh bỉ nói.
"Chấm hỏi... Cái này dùng để làm giấy đấy!" Hạo Thiên lườm Diệp Ngân một cái.
"Nà ní? Ta chưa từng nghe qua chuyện làm giấy bằng nước tiểu!" Diệp Ngân tỏ vẻ hoài nghi nói.
"Ta có bao giờ gạt cô không? Có lợi ích gì khi ta lừa cô?" Hạo Thiên vẻ mặt gian trá nhìn Diệp Ngân.
Hôm nay, Hạo Thiên sẽ dành ra một ngày để làm giấy, đây là vấn đề thiết thực cần làm ngay bây giờ. Về phần gấu thì hôm nay Hạo Thiên sẽ không đem đồ ăn cho nó.
Sau một hồi giải thích đủ thứ đủ kiểu thì cuối cùng Diệp Ngân cũng đã hiểu được phần nào công dụng của nước tiểu trong làm giấy, mà dù cho cô nàng không hiểu cũng chẳng sao, miễn là tạo ra được giấy thì chắc chắn cô ấy sẽ tin là chuyện dùng nước tiểu làm giấy là có thật.
Hạo Thiên phân chia công việc cho Diệp Ngân như sau: “Cô đan những thanh trúc này thành khuôn hình chữ nhật, còn tôi sẽ làm các ống rồi đem nung...”
Khuôn thì cứ một thanh dưới một thanh trên rồi đan lại với nhau cho khít lại rồi dùng các thanh tre nẹp xung quanh lại thành hình chữ nhật là được.
Về phần ống thì làm hai cái ống giống với ống thí nghiệm, một cái bình tròn và một cái ống dẫn dùng để nối ống nghiệm cùng với bình tròn.
Ống dẫn nối thì có cấu trúc như sau:
Một đầu ống được chia làm hai, dùng để gắn với ống nghiệm.
Đầu còn lại để nối vào bình tròn.
Và chính giữa hai đầu là một đầu nối dùng để thêm nước.
Ở thời kỹ thuật hiện đại, trong công nghiệp làm giấy thì các nhà máy thường dùng Natri Hydroxit (NaOH) để tách rời chất lignin (*) và nhựa cây, từ đó sẽ thu được sợi Xen-lu-lô-zơ (Cellulose, xenlulo).
Các loài cây có thể dùng làm giấy gồm cây gỗ mềm và cây gỗ cứng.
Cây gỗ mềm (cây là kim): Vân sam, Linh san, Thông và Thông rụng lá.
Cây gỗ cứng (cây là rộng): Sồi, Dương, Cáng lò (bulô)**, Bạch đàn.
*******Chú thích:
(*) Lignin: là một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với Xen-lu-lô-zơ. Cho đến nay công thức của lignin vẫn chưa được xác định, các mắt xích của lignin không giống nhau. Lignin ở gỗ lá kim và gỗ lá rộng khác nhau.
Trong công nghệ bột giấy người ta thường phải tìm cách loại bỏ lignin, tuy nhiên trong công nghệ ván và hàng thủ công mỹ nghệ người ta lại thường lợi dụng lignin.
Người ta thường tác động lên lignin để ép, uốn ván gỗ vì lignin vô định hình nên tồn tại ở ba trạng thái: thủy tinh (biến dạng là biến dạng đàn hồi), dẻo (biến dạng không thuận nghịch), lỏng dính. Uốn ván tức là biến lignin từ trạng thái thủy tinh sang trạng thái dẻo, nhiệt độ cần thiết cho quá trình này cần trên hai trăm độ C.
(**) Cáng lò (bulô): Cây gỗ nhỏ, thân có mùi thơm, vỏ thân láng trắng. Lá có phiến hình trái xoan, đầu lá nhọn, đuôi lá tròn hoặc hơi tim. Phiến lá dài khoảng tám đến mười bốn cen-ti-mét, rộng từ bốn đến sáu cen-ti-mét. Mép lá có răng cưa nhọn. Hệ gân lá hình lông chim có tám đến mười cặp gân phụ. Phiến lá khi khô có màu nâu đỏ. Quả nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, có cánh.
Hết chú thích, hi hi! *******
Khi mà dùng phương pháp này để lấy hồ giấy thì sợi Xen-lu-lô-zơ dài và khi làm ra thành giấy thì nó sẽ có độ dẻo dai, khó bị rách.
Thành phần chính của nước là Ure và là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Ure sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua bằng đường nước tiểu quá trình hoạt động của thận. Sau khi đun nóng nước tiểu sẽ thu được amoniac (NH3).
Trong bột vỏ sò thì chủ yếu là đá vôi (CACO3), sau khi đun nóng sẽ tạo ra vôi sống (CaO) và khí Cacbonic (CO2).
Khi nhắc đến làm thí nghiệm trên đảo hoang thì Diệp Ngân cũng chẳng thấy lạ gì khi lần trước Hạo Thiên đã chứng minh điều đó bằng cái thứ gọi là xà phòng (xà bông) mà hắn đã làm ra và sử dụng cho đến hôm nay.
Sau khi chuẩn bị hoàn tất các nguyên vật liệu, Hạo Thiên bắt tay vào làm thí nghiệm.
Trước tiên là cho nước tiểu vào ống nghiệm và cho bột vỏ sò vào ống nghiệm thứ hai, rồi nung lên, sau khi nung nóng bột vỏ sò sẽ tạo ra Cacbonic (CO2), còn nước tiểu thì sinh ra Amoniac (NH3), hai chất khí này sẽ tác dụng với nhau tạo ra dung dịch được gọi là bột khai (NH4HCO3).
Sau khi điều chế được NH4HCO3 thì cho nước muối (NaCL) vào, sẽ thu được dung dịch Natri Hidrocacbonat hay Natri Bicacbonat (NaHCO3) kết tủa là baking soda và dung dịch NH4CL (Amoni Chloride, Amoni Clorua).
Công thức đơn giản như sau: NH4HCO3 + NaCL = NaHCO3 + NH4CL.
Các thứ không cần dùng tới như NH4CL thì Hạo Thiên không những không vứt đi mà còn cất giữ vào một cái bình nhỏ, nếu lỡ sau này có cần dùng đến.
Đem NaHCO3 đi nung nóng thì tạo ra muối Natri Cacbonat (Na2CO3), khí Cacbonic và hơi nước.
Tiếp theo là đá vôi (có được sao khi nung bột vỏ sò) vào muối Na2CO3 và nước, sẽ tạo ra phản ứng CaO + Na2CO3 +H2O = CaCO3 + NaOH.
Canxi Cacbonat (CaCO3) là chất rắn nên sẽ lắng đọng xuống bên dưới, chỉ cần đổ dung dịch trên ra thì sẽ còn lại CaCO3.
Trong tình huống ở trên đảo hoang hoặc là không có điện thì để có được Natri Hidroxit (NaOH) là một chuyện tương đối vất vả, nếu có điện thì chỉ cần trực tiếp đem nước muối mà điện phân dung dịch có màng ngăn là dễ dàng có được NaOH.
“A... Cực ghê! Phải chi có điện thì đỡ vất vả được phần nào!” Diệp Ngân thở hổn hển nói.
“Muốn vậy cũng dễ! Chỉ cần buộc dao găm vào ống trúc rồi cắm vào nước muối thì sẽ làm được mà!” Hạo Thiên mỉm cười nói.
“Anh đi mà để sét đánh một mình đi!” Diệp Ngân từ chối ý kiến đấy.
Bột giấy có rất nhiều loại, ngoài những loại gỗ thông, bạch đàn,.. thì còn có thể sản xuất được bột giấy từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như sợi bông phế liệu, giấy tái sinh, vải, rơm, rạ, cỏ, lanh, gai, đay, bã mía...
Nhận thấy làm từ gỗ sẽ mất nhiều công sức nên Hạo Thiên quyết định dùng cỏ dại để mà làm bột giấy.
Sau khi ăn uống rồi nghỉ ngơi xong, hai người họ chia nhau ra, Diệp Ngân cầm dao găm còn Hạo Thiên dùng rìu đá đi thu hoạch cỏ dại ở xung quanh lều.
Mất tầm khoảng một tiếng đồng hồ thì họ cũng đã thu hoạch xong, sau đó đem cỏ đi ra suối rửa sạch rồi mang về.
Đem cỏ dại ngâm vào dung dịch NaOH rồi đun sôi vài tiếng đồng hồ, nếu sử dụng gỗ thì mất tầm mười hai đến mười lăm tiếng đồng hồ cho việc nấu sôi với dung dịch NaOH.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.