Đa Nhân Cách

Chương 1: Rơi




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

images 
Ngày mùng 9 tháng 9 năm 1998…
Ngày anh ra đời…
Ngày mà chiếc máy bay Topolev Tu-134 khởi hành từ Hà Nội tới BangKok đã phát nổ sau khi rơi xuống cánh đồng cách sân bay quốc tế BangKok 6 km. Sự kiện thương tâm này đã cướp đi tính mạng của 78 người, trong đó có cả người già và trẻ nhỏ…
Cảnh sát thành phố và trung tâm cấp cứu đã có mặt sau 10 phút. Trong không khí ám mùi cháy khét, mưa đổ xuống xối xả, trước mắt tất cả những người có ở đó chỉ còn lại những mảnh vụn giăng khắp mặt đất. Lửa phừng phừng dưới cánh máy bay, bốc lên nghi ngút tựa như đám cháy nhà sản xuất nhựa hay kim loại. Bầu trời đen kịt lại bao trùm cả thành phố sầm uất.
Vị cảnh sát trưởng sững sờ trước cảnh tượng trước mắt, không còn hi vọng gì, không một vật thể nào trong tầm rơi của máy bay có thể sống sót, ông chưa từng chứng kiến sự mất mát nào đau đớn hơn thế. Vỏ máy bay đã cháy rụi và phần thân đã bị cắt làm ba mảnh vỡ vụn. 
Người ta tìm kiếm xác người nhưng những gì họ thấy chỉ là những mảnh thân thể trên bùn đất, trên chiếc ghế, người phụ nữ vẫn còn đang ngồi trong tư thế nghỉ ngơi dây đai an toàn vẫn thắt chặt ngang người… một thân thể khác vắt ngang qua quạt gió, để rồi nó xé rách cả da thịt… 
Giờ phút đó, trong sự mất mát quá lớn, điều kì diệu đã xảy ra trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Cô y tá nấc lên nghẹn ứ, chạy lên từ dưới cánh đồng, bộ đồng phục blu vấy bẩn quá nhiều, trên tay là chiếc khăn bông đất mùn bám đầy và máu là máu.
- Sống…còn sống. – Cô không kiềm được nước mắt mà ào lên, vừa chạy về xe cấp cứu vừa nói vừa khóc: - Nó nằm trong vali…tôi thấy nó khóc…nó còn cuống rốn, có thể đã được hạ sinh trên máy bay.
Những ngày sau đó, dù đau buồn trước sự mất mát to lớn này nhưng các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu phát triển loài người vẫn còn rất tỉnh táo để tìm đến bệnh viện-nơi cảnh sát đã giao phó chăm sóc đứa trẻ sơ sinh may mắn sống sót cho tới khi tìm được người nhà hoặc có người nhận nuôi. Điều kì diệu đã xảy ra với cậu bé, vụ nổ kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hầu hết những ai có mặt tại đó nhưng một đứa bé yếu ớt lại bình an vô sự trong vali cả khi nó văng từ máy bay xuống ruộng. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự bất bình thường này và theo tư duy của những người đi trước thời đại cùng nền tảng kiến thức dày hơn năm tuổi của mình, họ đã tìm đến đứa trẻ may mắn ấy.
Vị cảnh sát trưởng đã không để chuyện này xảy ra, ông làm đơn ngay sau khi có linh cảm chẳng lành và giành được quyền bảo hộ cho cậu bé. Chuyến bay đó có thể đã cướp đi tính mạng người thân của đứa trẻ, sinh ra đã mang nỗi bất hạnh lớn nhất đời người- mất đi người thân, nếu tiếp tục ở đất nước này có thể trở thành vật thí nghiệm của các phòng nghiên cứu.
“Cũng chỉ là một đứa trẻ bình thường, phải được lớn lên như bao đứa trẻ khác. Thượng đế đã tạo ra mất mát quá lớn con phải gánh chịu. Đó là thiệt thòi mà người vô tình áp đặt vào đứa trẻ tội nghiệp, ta sẽ bù đắp cho con đến khi nào có thể”
Viên cảnh sát đã chuyển nhượng quyền nuôi cậu cho gia đình người bạn thân ở Việt Nam, một gia đình khá giả nhưng không có con với hi vọng cuộc đời cậu bé xấu số bước sang một trang mới.
Nhiều năm sau đó, các nhà nghiên cứu học, báo chí cũng ngừng đưa tin tìm kiếm đứa bé kì lạ năm đó. Lớp bụi thời gian dần làm mờ đi một phần quá khứ, cũng ít người còn cố nhớ lại sự kiện đau lòng này, trừ những ai có mặt ở đó lúc bấy giờ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời trong tột cùng của đau khổ, có lẽ quãng đời còn lại cũng không thể quên.
***
Cậu bé năm nào cũng đã lớn và trở thành học sinh suất xắc trong mắt thầy cô, con ngoan trong lòng bố mẹ. Mọi việc cứ thế êm đềm trôi qua cho đến khi…
Sinh nhật 14 tuổi, ngày mùng 9 tháng 9…
Bố Đường tổ chức cho Quang một bữa tiệc lớn tại nhà cùng bạn bè, bữa tiệc đã rất vui, lũ trẻ chơi rất nhiều trò, nhưng không ai ngờ trong những thú vui tuổi trẻ chính là nguyên do cốt lõi dẫn tới tai họa mãi sau này. Đó là khi chúng bắt đầu chơi trốn tìm!
Hoàng Triệu Quang là một đứa trẻ đủ thông minh để tìm cho mình một vị trí ẩn nấp mà người ta gọi là thiên thời địa lợi nhân lại hòa. Phòng riêng của cậu có lối dẫn lên gác xep-nơi để đồ cũ kĩ nhưng gắn bó với nhiều kỉ niệm với gia đình. Căn gác đã trở nên quá nhỏ so với chiều cao của cậu nhóc mới lớn, Quang mất một lúc mới có thể ngồi thu mình trên đó, tuy có bụi nhưng cũng đáng hi sinh vì danh hiệu “Vua trốn tìm”. 
Nhưng rồi rất lâu, rất lâu sau không thấy có động tĩnh gì nữa. Lũ trẻ đã phải nhờ đến bố mẹ Quang đi tìm, mọi người bắt đầu náo loạn lên vì không thấy tăm hơi cậu đâu trong khi trên gác có người đang say giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì trời đã tối tự bao gờ, Quang nghĩ mình đã bỏ lỡ mất điều gì khi vô tình ngủ quên. Bấy giờ, cánh cửa lại dở chứng mà không mở được. Bố Đường nghe thấy âm thanh trên tầng mới tìm lên, ông đã quên dặn cậu con trai nghịch ngợm không được lên gác vì chìa khóa phòng đã bị hỏng mà chưa kịp thay, phải gọi người đến phá khóa dù đã đêm muộn.
Tiếng búa đập, tiếng ồn ảo, những âm thanh liên tục tác động vào cánh cửa gỗ tạo ra chuỗi tạp âm như thể bị nhốt trong 1 chiếc hộp kín, sau đó bị ném đi ném lại nhiều lần, hai tai không nghe thấy gì khác nữa ngoài tiếng ù ù bộp bộp từ máy cắt sắt. Vô thức Triệu Quang hoảng loạn, điều gì đó rất lạ trong cậu, không phải mình, một biến động lớn đã xảy đến. Trong chớp nhoáng bao nhiêu nghịch lí dồn dập không thể né tránh, giữa quá khứ và hiện tại, thiên thần và ác quỉ, giữa sự sống và cái chết…điều gì đó đang sống dậy…


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.