*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Mỗi khi Tần Nhất nhìn thấy tư thái này của gia chủ.
Đều có cảm giác giống như không phải gia chủ muốn cưới phu nhân.
Mà là muốn đến ở rể.
Đợi đến khi Nam Nhiễm trở về sân của mình.
Đã thấy có một nam nhân đang đứng dưới gốc đào.
Nam Nhiễm đi đến, ôm chặt nam nhân kia.
Đường Khô mím môi.
"Đợi lâu rồi?" Nam Nhiễm mở miệng.
"Ừ."
Đường Khô nhìn bộ dáng gấp không nổi muốn ôm ôm ấp ấp của Nam Nhiễm.
Nhíu mày, giơ tay, ôm chặt cô.
Thuận tiện, cúi đầu hôn lên môi Nam Nhiễm.
Nữ nhân này, nhất định đã sớm nhớ thương thân thể của hắn.
Hắn là một phu quân tốt.
Đương nhiên sẽ không để phu nhân của mình phải khó xử.
Dù sao, phu nhân của hắn cũng có lúc rất thẹn thùng.
Nghĩ đến đây, Đường Khô càng thêm dùng sức, ngậm chặt môi Nam Nhiễm.
Ấn người lên thân cây đào.
Ban đầu, xác thật chỉ đơn giản là hôn môi.
Nhưng hôn một lúc, cảm xúc liền tràn tới.
Đường Khô không khống chế tốt sức lực của mình, hơi thở tán loạn.
Một tiếng [Răng rắc] vang lên.
Đường Khô là người đầu tiên phản ứng, một tay kéo Nam Nhiễm vào lòng.
Sau đó, trơ mắt nhìn cây đào kia ngã rầm xuống đất.
Đường Khô mím môi.
Cái cây này, thật vô dụng.
Tiểu Đào đứng ngoài cửa, trợn mắt nhìn.
Chuyện này... chuyện này...
Cuối cùng tiểu thư và Đường gia chủ đã làm gì?
Đến nỗi cây đào không chịu được gãy làm đôi vậy?
Đường Khô cúi đầu.
Nhàn nhạt nói hai chữ.
"Không ngại."
Dứt lời, lại hôn tiếp.
Tiểu Đào trợn trừng mắt, nhìn một hồi, hai má lại ửng đỏ.
Vội vàng dời mắt sang chỗ khác.
Nàng vẫn còn chưa đến tuổi cập kê.
Chưa từng nhìn thấy chuyện nào càn rỡ như vậy.
Trong đầu lại hiện lên hình ảnh ban nãy.
Nháy mắt, hai má càng đỏ hơn.
Nguyên niên(*), ngày 14, tháng 5, Nam gia chủ thoái vị, truyền vị trí gia chủ lại cho đích nữ Nam Nhiễm.
Nguyên niên, ngày 15, tháng 5, gia chủ Đường gia, Đường Khô thành hôn với tân nhiệm gia chủ của Nam gia, Nam Nhiễm.
Nghe đồn, vì đón gia chủ Nam Nhiễm về phủ, gia chủ Đường gia đã dọn sạch toàn bộ kim khố của mình.
Sính lễ Nam gia thu được có thể nhét đầy cả một căn phòng.
Người khác đều nói hai người là cường cường liên thủ, duyên trời tác hợp.
Thập lí hồng trang(*), khăn quàng(*) mũ phượng(*).
Toàn cảnh hôn lễ cực kỳ long trọng.
Sau ngày thành thân.
Đại trạch Đường gia vẫn luôn đóng chặt.
Gia chủ cự tuyệt không đón tiếp khách.
Vốn dĩ, dựa theo tập tục bình thường, mấy ngày sau khi thành hôn, là thời điểm náo nhiệt nhất.
Nhưng ở Đường gia thì khác.
Từ ngoài nhìn vào.
Trước cửa phòng ngủ.
Tần Nhất mặc một thân hắc y, nghiêm trang đứng canh ở cửa.
Bên cạnh là Tiểu Đào, đã chuẩn bị quần áo xong xuôi từ sớm, chờ tiểu thư thức dậy.
Nhưng, chờ mãi, chờ mãi.
Chờ từ lúc mặt trời mọc đến tận buổi trưa.
Ban đầu Tiểu Đào còn vì tiểu thư mới thành thân mà vui mừng.
Sau đó lại mặt đỏ tai hồng.
Động tĩnh phát ra từ phòng ngủ khiến nàng vừa nghe, mặt liền ửng đỏ.
Đó là giọng nói của tiểu thư sao?
Sao lại mị hoặc như vậy?
Tiểu Đào nhấc chân đi ra xa.
Cái gì nàng cũng không muốn nghe.
Mắc cỡ quá!
Qua một nén nhang sau.
Cuối cùng Đường Khô cũng chịu mở cửa phòng ra.
Một thân hắc y, gương mặt vẫn hờ hững, hơi thở vẫn cường đại như ban đầu.
Chỉ là hôm nay hơi lạnh quanh người hắn đã tan chảy không ít.
Hơn nữa, trên cổ còn có vài dấu vết ái muội.
Tần Nhất vừa phát hiện liền vội vàng cúi đầu.
Xem ra.
Tâm tình của gia chủ đang rất tốt.
Tần Nhất bưng một chén thuốc tới.
"Gia chủ, đây là chén thuốc cuối cùng rồi."
Hôm trước, Nam Nhiễm đã giao địa tâm quả và nhân sâm trăm năm cho Tần Nhất.
Để Tần Nhất đi tìm mấy vị danh y.
Điều chế ra thuốc giải.
...
(*) Nguyên niên: Năm đầu, năm thứ nhất (thường là năm trị vì đầu tiên của một vua).
(*) Thập lý hồng trang: Mười dặm trang sức đỏ, là một phong tục truyền thống của người Trung thời xưa. Thập lý hồng trang được trích trong câu "Lương điền thiên mẫu/ Thập lý hồng trang" là câu nói ngụ cho hình ảnh thành hôn, một đời mỹ mãn.
Hiện tại thập lý hồng trang là một loại hôn tục ở huyện Ninh Hải tỉnh Chiết Giang, diễn ra khi gả con gái về nhà chồng, đồ cưới đủ mọi thứ, từ giường chiếu gia cụ đến kim chỉ, do đó đội ngũ đồ cưới kéo dài mười dặm. Năm 2008, loại hôn tục này đã được xếp vào Văn hóa di sản phi vật chất cấp quốc gia của Trung Quốc.
Thập lý hồng trang bắt nguồn từ triều đại Nam Tống, phổ biến vào thời Minh Thanh. Bởi kinh tế giàu có và đông đúc, khi phú hộ địa phương gả con gái, với mong muốn con gái ở nhà chồng có địa vị, đồng thời thể hiện tài phú, do đó từ từ hình thành phong tục kết thân với những người có địa vị cao hơn mình.
Điều này phản ánh thông qua đồ cưới, thể hiện ở sự khác biệt về toàn bộ gia cụ màu đỏ, hình dạng và cấu tạo của bộ phận thiếp vàng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ chu kim và kỹ thuật sơn nhũ kim ở Ninh Hải đã tạo nên các dụng cụ cưới đạt đến độ tinh xảo cao.
Thập lý hồng trang chủ yếu gồm dụng cụ trong nhà, cùng các vật dụng dành cho nữ giới, chủ yếu là giường khi kết hôn, rương, tráp, bồn rửa chân, kim chỉ và dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, quần áo và trang sức dành cho cô dâu trong cả đời, còn có các vật trang trí trong phòng.
Đồ cưới của gia đình bình thường thường có khoảng trăm món, mà gia đình giàu có hoặc thế gia vọng tộc có thể có hơn nghìn món không lặp lại. Thời gian chuẩn bị những vật phẩm này thông thường dài đến mấy năm.
Trong buổi lễ rước dâu, người trước người sau, tay khiêng tay vác, kiệu hoa, vật dụng, gia cụ....toàn bộ đều được phủ khăn đỏ, nối đuôi nhau di chuyển náo nhiệt, kéo dài, rực đỏ cả con phố mấy dặm, xuyên suốt từ gia đình nhà gái đến nhà trai, lả lướt như một tấm áo choàng đỏ ánh đầy sắc tiền tài, cát tường hoan hỉ khắp mọi nơi, khoe được gia sản giàu có của tân lang tân nương, tục xưng "Thập lý hồng trang".
(*) Mũ phượng: Là loại trang sức khá phổ biến ở các triều đại xưa của Trung Quốc. Mũ phượng được sử dụng không những trong hôn lễ mà còn trong hoàng cung, là y phục của các phi tần có cấp bậc cao thời xưa. Tùy thuộc vào mỗi triều đại, mỗi thời điểm dùng mà mũ phượng sẽ có kiểu dáng riêng đặc trưng riêng.
Thông thường mũ phượng dùng trong hôn lễ có màu đỏ tươi, nhưng cũng có khi là màu xanh lá cây, với những kiểu dáng đặc biệt, tinh xảo, bên trên kết hợp các loại đá quý khác nhau.
(*) Áo choàng (khăn quàng): Đây là thứ nhất định phải có trong hôn lễ của Trung Quốc thời xưa. Thông thường trên áo choàng sẽ được thêu hình rồng và phượng bằng chỉ vàng tượng trưng cho sự hài hòa giữa âm và dương.