Danh Môn

Chương 451: “ Bút đồng án” (1)b




Ngày mùng bảy tháng chín, toàn bộ khu vực Tuyên Chính Điện đều được kiểm tra kĩ càng và bắt đầu phong tỏa hoàn toàn, nội bất xuất ngoại bất nhập. Sau đó là công việc dán số báo danh cho các thí sinh. Quan chủ khảo của đợt thi này là Lễ Bộ Thượng Thư Lô Kỷ, còn phó chủ khảo là Lễ Bộ Thị Lang Vi Thanh. Thân là chủ khảo cuộc thi nhưng Lô Kỷ cũng quan tâm tới các công việc cụ thể, ông ta chỉ phụ trách việc tiếp nhận ý chỉ của hoàng thượng, và sau cùng là báo cáo kết quả lại với hoàng thượng mà thôi. Còn tất cả các công việc lớn bé khác thì đều giao cho phó chủ khảo Vi Thanh đảm trách. Nói về Vi Thanh một chút. Sau khi Trương Hoán lên ngôi, Vi Thanh cũng trở nên hết sức trầm mặc và ít nói hơn. Chuyện ân oán giữa ông ta và Trương Hoán cũng đã trở thành chuyện đã qua. Phụ thân Vi Ngạc của ông ta đã hoàn toàn suy sụp và ngã bệnh ngay khi nhận được tin toàn bộ đại quân của Vi Đức Khánh đã bị tiêu diệt. Từ đó đến nay Vi Ngạc vẫn phải nằm trên giường bệnh triền miên. Và cũng chính nguyên nhân này lại cùng với sự kiện Giang Đô khiến cho Vi gia bị “ trọng thương” suy yếu đi nhiều, và không còn khả năng để phản kháng lại tập đoàn của Trương Hoán nữa. Nhưng điều đó hóa ra lại là một điều may mắn cho bọn họ, Vi gia đã trở thành một thế đại vương gia, nếu không chấp nhận như thế thì cả Vi gia đã bị diệt môn rồi. Bởi vì Vi Ngạc đau ốm bệnh tật liên miên cho nên con trai lớn của ông ta là Vi Thanh dần dần trở thành trụ cột của Vi gia. Vào tháng năm năm nay, ông ta đã chính thức trở thành gia chủ của Vi gia. “ Bẩm Thị Lang” . Một tên Viên Ngoại Lang của Lễ Bộ Ty vừa chạy vừa thở hồng hộc tới chỗ Vi Thanh. Hắn hướng Vi Thanh thi lễ rồi nói: “ Bẩm Thị Lang, Hồng Ấn phường có thông báo cho chúng ta, nói rằng nhóm quyển thi đầu tiên đã in xong rồi, và yêu cầu chúng ta tự đến đó để mang về” Vi Thanh nghe thông báo như vậy, không khỏi nhướng mày: “ Thế nghĩa là sao, lẽ ra bọn họ phải tự mang đến đây cho chúng ta chứ. Mà chúng ta ở đây làm gì có nhiều người đâu” “ Hạ quan cũng có nói như vậy rồi, nhưng ông chủ Hoàng của Hồng Ấn phường có nói rằng, bọn họ không được phép ra ngoài, cho nên mới nói chúng ta phải tự đến đó để kiểm kê giao nhận quyển thi” “ Điều này kể ra cũng đúng! Được rồi! Chuyện này cứ để ta tự đi làm” Vừa nói xong, Vi Thanh lập tức xoay người định đi tới Hồng Ấn phường. Nhưng Viên Ngoại Lang kia chần chừ gì đó nhưng cuối cùng hắn cũng nói: “ Thưa Thị Lang, hạ quan nghe mấy vệ binh nói, hình như là hoàng thượng cũng tới Hồng Ấn phường thì phải” “ Hoàng thượng” Khi nghe tới việc hoàng thượng tới Hồng Ấn phường, liền tỏ ra do dự. Lúc này viên Lễ Bộ Lang Trung, nói với ông ta bằng một giọng điệu đầy sự quan tâm, cảm thông: “ Vi Thị Lang, hay là để hạ quan đi thay ngài” “ Không cần đâu! Các ngươi ở chỗ này cũng bận rộn lắm rồi. Còn chuyện của Hồng Ấn phường bên đó ta sẽ tự đi” Mặc dù Vi Thanh không muốn gặp Trương Hoán, nhưng việc giao nhận quyển thi nhất định phải có chữ ký của ông ta. Vi Thanh dặn dò đám quan viên mấy câu rồi vội vã bước đi. Hồng Ấn phường là xưởng in lớn nhất ở kinh thành Trường An. Nơi này chuyên đảm nhận việc in ấn văn thư, tài liệu cho quan phủ và Quốc Tử Giám. Hồng Ấn phường có cả trăm năm lịch sử, với hơn năm trăm người thợ lành nghề giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn. Và đây cũng là xưởng in uy tín nhất, có danh tiếng nhất ở Trường An nói riêng và cả Đại Đường nói chung. Xưởng in Hồng Ấn nằm ở Sùng Nhân phường. Ông chủ hiện tại của xưởng in Hồng Ấn tên gọi là Hoàng Khổ Hạnh, là một người đàn ông nhỏ con. Ông ta quả thật là họ Hoàng, những tên thật thì không phải là Khổ Hạnh, cái tên này bắt nguồn từ việc ông ta ăn uống kham khổ, cho nên ông chủ trước đây của Hồng Ấn phường đã đổi tên ông ta thành Khổ Hạnh. Sau khi làm con rể của ông chủ Hồng Ấn phường này. Hoàng Khổ Hạnh được cất nhắc lên làm chưởng quỹ. Vì ông chủ của Hồng Ấn phường không có con nối dõi cho nên sau khi ông ta qua đời Hoàng Khổ Hạnh tiếp nhận luôn chức vụ ông chủ và kiêm luôn chưởng quỹ của Hồng Ấn phường. Hoàng Khổ Hạnh là người thông minh lại có tài, cho nên chỉ trong thời gian hai mươi năm ông ta đưa Hồng Ấn phường trở thành xưởng in số một của Trường An. Lúc này, Hoàng Khổ Hạnh đang tháp tùng hoàng đế Đại Đường đi thị sát công việc cũng như nơi tiến hành việc in ấn các quyển thi. Đây là một điều vinh dự vô cùng lớn với bất kỳ một xưởng in nào. Và Hồng Ấn phường đã có được cái vinh dự đó. Hoàng Khổ Hạnh cảm thấy như mình đang mơ. Không ! Có lẽ trong mơ ông ta cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ xuất hiện tình huống này. Đích thân hoàng thượng tới thăm xưởng in. Trên đời này làm gì có mấy xưởng in có được hân hạnh như thế chứ. Nếu không phải trong xưởng in lúc này đang có ít nhất một trăm tên quân binh võ trang đầy đủ canh gác cẩn mật thì nhất định ông ta sẽ không tiếc tiền mà đi mời một phường hát về để ăn mừng thật lớn cho thỏa lòng thỏa dạ. Nhưng có một điều mà Hoàng Khổ Hạnh không biết, đó là việc Trương Hoán tới Hồng Ấn phường lần này đã là lần thứ hai rồi. Cách đây nhiều năm về trước, Trương Hoán tới Trường An để đi thi, khi đó hắn cũng đã từng tới Hồng Ấn phường này đặt làm chục cái thiệp mời. Chỉ có mười cái thiệp thôi, mà tổng số tiền hắn phải trả ( tính cả tiền bản khắc) đã lên tới một trăm hai mươi văn tiền. Lúc ấy, Trương Hoán phải chạy qua mười mấy xưởng in khác nhau, nhưng chỗ thì không chịu nhận, chỗ thì lại đòi giá quá cao. Duy nhất chỉ có Hồng Ấn phường nhận đơn đặt hàng của hắn, mà giá cả cũng phải chăng chỉ có một trăm hai mươi văn tiền. Khi hoàn thành bọn họ còn mang tới tận khách sạn giao cho hắn. Và Trương Hoán nhận thấy rằng phong cách kinh doanh của Hồng Ấn phường rất chuyên nghiệp, chấp nhận tất cả các đơn đặt hàng cho dù là lớn hay nhỏ của khách. Chính điều này đã tạo ấn tượng rất sâu đậm trong đầu Trương Hoán về Hồng Ấn phường này. “ Dạ bẩm hoàng thượng, khi tiểu nhân tiếp quản xưởng in này, tất cả chỉ mới có ba mươi công nhân làm thuê. Sau hai mươi năm, trải qua từng bước phát triển, thầy dạy cho trò, trò lại chỉ bảo lẫn nhau. Và tính đến hiện tại, trong xưởng in Hồng Ấn này có cả thảy là ba thế hệ thày trò cùng làm việc với hơn ba trăm người. Ai nấy cũng đều nguyện gắn bó với Hồng Ấn phường. Có thể nói Hồng Ấn phường có được thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực cố gắng của tất cả mọi người. Hoàng Khổ Hạnh trong thâm tâm cũng như trong giọng điệu đều tràn đầy sự hưng phấn, tự hào khi giới thiệu cho Trương Hoán quá trình phát triển của Hồng Ấn phường. Hoàng Khổ Hạnh thấy Trương Hoán chăm chú lắng nghe, khiến hắn càng thêm nhiệt thành giới thiệu: “ Thưa hoàng thượng thật ra thì tiền công ở đây so với ở bên ngoài cũng không có gì khác nhau cả. Thậm chí có xưởng còn đề nghị trả lương cho các sư phụ ở đây gập đôi, nhưng bọn họ vẫn không muốn đi. “ À! Vì sao lại như vậy” Trương Hoán cảm thấy rất có hứng thú liền hỏi. “ Dạ bẩm hoàng thượng, mấu chốt chính là tiểu nhân luôn tôn trọng và chân thành đối với những người thợ cả lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tiểu nhân xin ví dụ, nếu như một người thợ cả nào đó có chuyện lớn, phải xin phép nghỉ một ngày. Dĩ nhiên tiểu nhân cũng đồng ý cho nghỉ, nhưng nếu đã là nghỉ vì bất cứ lý do gì thì cũng không được trả lương của ngày nghỉ đó. Cho nên một mặt tiểu nhân vẫn khấu trừ tiền lương theo đúng quy định, nhưng mặt khác tiểu nhân lại cho người mang tiền đến đưa cho người thợ đó. Coi như là một chút tấm lòng với bọn họ. Như vậy vừa thể hiện sự tôn trọng với những con người ấy lại không trái với quy định của xưởng toàn xưởng. Trương Hoán nghe xong liền gật đầu cười nói: “ Ngươi nói không sai chút nào. Thật ra việc quản lý binh quyền cũng tương tự như vậy. À! Ngươi còn có bí quyết quản lý nào khác không” Hoàng Khổ Hạnh suy nghĩ một chút rồi nói tiếp: “ Còn một điều nữa, đó là đến kỳ phát lương hàng tháng, tiểu nhân đều giữ lại một phần tiền lương của họ, ngoài ra tiểu nhân cũng bỏ ra một chút tiền hỗ trợ nữa. Rồi đem số tiền ấy gửi vào quỹ của phường, đợi đến khi bọn họ nghỉ hưu dưỡng lão thì tiểu nhân sẽ đem trả lại số tiền lương đã bị khấu trừ hàng tháng đó. Cho dù số tiền trích hàng tháng không nhiều, nhưng tích góp như thế trong nhiều năm, thì đến lúc nghỉ hưu, bọn họ cũng có một số tiền không nhỏ để dưỡng lão rồi. Rất nhiều người thợ vì chính sách này mà không muốn rời đi” “ Chuyện này thật là mới mẻ đấy” Trương Hoán có chút kinh ngạc, bởi vì chuyện như vậy hắn chưa từng được nghe qua. Trương Hoán liền hỏi tiếp: “ Bị khấu trừ tiền như vậy bọn họ có chịu không” “ Bẩm hoàng thượng, để làm được điều đó phải cần giữ được uy tín, danh dự với mọi người. Trong xưởng này tất cả mọi người đều tin tưởng tiểu nhân. Hơn nữa có hơn mười lão sư phó đã nhận được số tiền kia. Nếu không có nhiều người nhận được khoản tiền đó thì làm sao mọi người có thể tin tưởng chấp nhận được chứ” Trương Hoán gật đầu tán thành. Hắn cùng với Hoàng Khổ Hạnh từ chỗ in ấn quyển thi đi sang phía kho hàng. Lúc này, cả trong và ngoài kho hàng đều được canh phòng cực kỳ nghiêm mật. Ở đây đang cất giữ sáu ngàn quyển thi, mỗi quyển thi đều được đánh mã số riêng. Từ việc phát ra, cho tới khi thu về và cuối cùng là tiêu hủy nếu như chỉ cần một thiếu xót nhỏ thì cũng bị truy xét cho đến tận cùng. Trương Hoán vừa đi vào kho thì thấy Vi Thanh cùng mấy quan viên khác đang tiến hành giao nhận bài thi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.