Danh Môn

Chương 500: Giết người và phong ba (b)




Thôi Diệu im lặng, gật đầu tiếp thu ý kiến của Cổ Đại. Thật sự những lời mà Cổ Đại nói rất có lý. Khang Xích Tâm là kẻ có thân phận như thế nào mà lại chạy đến khu chợ này gây chuyện chứ, Chuyện này tất không chỉ đơn giản như thế. Bản thân hắn cần bình tĩnh không thể lỗ mãng được.
Cổ Đại nhìn thấy điệu bộ của hắn, liền cười nói: “ Thôi nào, chúng ta đi về thôi, ngày mai huynh còn phải đi thi nữa mà”
« Ừ, chúng ta đi về thôi » Sau tiếng vỗ tay tán thưởng ý kiến của Cổ Đại, hắn liền gọi một chiếc xe ngựa tới. Rồi hăng hái đỡ Cổ Đại lên xe đi về phía Thôi phủ.
Xế chiều hôm đó Kinh Triệu Doãn liền hướng Trương Hoán bẩm báo một sự việc khẩn cấp. Đó là vụ giết người ở khu chợ phía đông, hơn nữa người bị giết lại là Ba Đặc Nhĩ, là phó sứ của đoàn sứ thần Thổ Phiên dân tộc. Còn tùy tùng của ông ta thì cũng bị chém đến trọng thương.
Trương Hoán nhận được thông tin này, lập tức ý thức được trong chuyện này hàm chứa nhiều âm mưu, mục đích. Khang Xích Tâm kia là kẻ “ thân Đại Thực” , hôm trước trên đại điện khi biết Khả Hãn Hồi Hột muốn lập công chúa Đại Đường làm Khả Đôn, hắn đã rất bất mãn rồi. Đến nay hắn lại gây ra việc giết chóc này thực là muốn chọc phá mối quan hệ của Đại Đường với Thổ Phiên và Hồi Hột. Nếu như triều đình bênh vực, nghiêng về phía Thổ Phiên, thì lập tức phe nhóm “ thân Đại Thực” sẽ lấy cớ đó để khích bác và làm thay đổi lập trường trung lập của Hồi Hột Khả Hãn. Còn nếu như Đại Đường cứ im lặng, không phân giải chuyện này thì dân tộc Thổ Phiên cũng sẽ bất mãn, và việc đàm phán để dân tộc Thổ Phiên xuất binh cũng sẽ bị rơi vào u ám, khó khả thi.
Vấn đề phức tạp là vậy, nhưng Trương Hoán cũng không nóng nảy, vội vàng xử lý. Hắn vẫn im lặng chờ đợi. Đợi đến mãi lúc hoàng hôn mà vẫn không thấy một người Thổ Phiên nào tới thắc mắc, khiếu nại gì cả. Và dường như trong lòng hắn đã sáng tỏ điều gì đó, hắn lập tức viết một bức mật lệnh, sai người chuyển gấp cho Đỗ Mai.
Đêm xuống, hóng tối bao trùm khắp nơi, những đám mấy trên bàu trời đêm, che lấp đi chút ánh sáng yếu ớt của vầng trăng và những vì sao chiếu rọi xuống nhân gian. Bên trong hoàng thành lúc này không khí rất yên tĩnh, chỉ có những đội binh lính đi tuần tra canh gác trị an. Nhà khách của Hồng Lư Tự nằm ở Hàm Quang môn, phía tây nam của hoàng thành.Khu nhà khách này gồm mấy trăm tòa tiểu viện lớn nhỏ hợp thành. Khi các đoàn sứ thần của các nước tới Trường An triều kiến, thì họ sẽ được sắp xếp ăn ngỉ tại khu nhà khách này. Và cũng bởi vì sự xuất hiện của các đoàn sứ thần mà Hàm Quang môn cả đêm cũng không có đóng cửa, để thuận tiện cho bọn họ ra vào.
Khu nhà khách này là một quần thể tương đối rộng lớn, vì vậy ở bên trong có cả một con đường chạy dọc ở giữa, còn mấy trăm tòa nhà lớn nhỏ đều tập trung ở hai bên của con đường này. Đoàn sứ thần Hồi Hột đến Trường An từ sớm, hơn nữa nhân số lại cũng là phái đoàn có nhân số đông đảo nhất. Vì vậy bọn họ đòi ở luôn trong ba tòa nhà lớn nhất của khu nhà khách. Chính sứ và phó sứ mỗi người một tòa nhà. Còn những tùy tùng và hạ nhân còn lại đều phải chen chúc trong tòa nhà còn lại. Ở xung quanh bọn họ, phần lớn là các phái đoàn của các tiểu quốc ở khu vực An Tây.
Đêm đã rất khuya rồi, lúc này có lẽ đã vào canh một rồi, tất cả các đoàn sứ thần có lẽ đều đã đi ngủ,không gian ở khu nhà khách vô cùng im ắng, trên con đường lớn không một bóng người. Nhưng bỗng nhiên, từ chỗ trú ngụ của đoàn sứ thần Hồi Hột lại xuất hiện một nhóm người mặc hắc y.Nhóm người này ước chừng khoảng hơn trăm người, trên tay bọn họ cầm những thanh đao sắc bén, men theo chân tường lặng lẽ bước đi thật nhanh.
“ Trát Bố Luận, có lẽ chính là cánh cửa này rồi” Một tên mặc áo đen chỉ vào cánh cửa ở bên trái. Nga sau đó mấy tên hắc y có thân hình cao lớn khác như loài khỉ nhảy vọt qua bức tường rào của tòa nhà. Chốc lát sau, cánh cổng của tòa đại viện khẽ kêu két két. Sau những âm thanh ấy cánh cổng được mở ra. Tên hắc y cầm đầu vung tay lên ra hiệu, hơn một trăm bóng đen lập tức theo sau hắn nhẹ nhàng và nhanh chóng tiến vào bên trong. Nhưng ngay sau khi bọn chúng biến mất trong tòa nhà nghỉ ngơi của phái đoàn Hồi Hột. Thì trên một nóc nhà khác ở cách đó chừng hơn mười trượng cũng xuất hiện ba hắc y nhân khác. Bọn họ đều bịt mặt, nhưng trang phục thì lại giống với người Thổ Phiên. Ánh mắt của ba người này rất săc bén, bọn họ chăm chú nhìn về tòa nhà đối diện kia nơi mà toán hắc y nhân kia vừa mới xông vào.
Một người khoát tay ra hiệu, cả ba lập tức tung mình khỏi nóc nhà biến mất như những bóng u linh bí hiểm. rồi cũng vẫn ba bóng đen ấy lại xuất hiện trên nóc nhà của phái đoàn Hồi Hột đang ở.Trên tay mỗi người đó, đều cầm một thanh đoản đao sáng loáng. Loại đoản đao này là đặc trưng của dân tộc Thổ Phiên.
Chính trong lúc này, từ tòa nhà bên trái, nơi cư trú của nhóm người Hồi Hột bỗng truyền đến tiếng la hét, thảm thiết. Ngay sau đó là một loạt những âm thanh chết chóc vang lên: tiếng dọa nạt, tiếng gào khóc, tiếng cầu xin tha thứ, tiếng keng keng của những binh khí va chạm nhau. Tất cả hòa trộn với nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp, đậm mùi giết chóc. Những âm thanh và tiếng động ấy khiến cho những người ở xung quanh thức dậy, đèn đã sáng. Bắt đầu đã có người chạy đi cầu cứu Đường quân. Và lúc này những tiếng động kia bỗng nhiên im bặt, rồi có tiếng khóc thét thất thanh: “ Không xong rồi! Mai Lục tướng quân bị người Thổ Phiên giết chết rồi”
Đại đội kỵ binh của Đường quân cũng đã tới, tiếng vó ngựa rầm rập từ đằng xa vọng lại. Lúc này, bóng dáng của ba hắc y nhân tren nóc nhà lúc trước cũng đã biến mất không một chút dấu vết. Nửa đêm ngày mùng năm tháng giêng, trong nhà khách cảu Hồng Lư Tự xảy ra một đại sự, gần một trăm tên Thổ Phiên tiến hành đánh lén, tấn công vào chỗ ở của người Hồi Hột. Trong cuộc hỗn chiến đó, phó sứ của phái đoàn đặc sứ Hồi Hột là Khang Xích tâm đã bị giết chết trước khi đại đội binh lính bảo vệ hoàng thành của Đường quân kịp tới. Hơn nữa đám người Thổ Phiên kia còn cắt mất đầu của Khang Xích Tâm, vì thế mà phe Hồi Hột càng thêm kích động sục sôi. Bọn chúng ai nấy đều rút đao muốn cùng liều mạng với đám người Thổ Phiên kia. Đường quân thấy hai bên đều hăng máu, và một cuộc huyết chiến sắp xảy ra, vì vậy để tránh xảy ra một cuộc chiến Đường quân cho cách ly hai phái đoàn, đồng thời bắt bọn họ giao nộp hết vũ khí. Sứ đoàn của hai nước vẫn cứ sôi sục như thế cho đến khi hừng sáng mới dần dần ổn định lại một chút.
Mới sáng sớm hôm đó, đặc sứ của Hồi Hột là Dược La Cát Linh đã chính thức kháng nghị việc bọn người dân tộc Thổ Phiên có hành động bạo hành gây hấn, giết người với họ tới triều đình Đại Đường , . Đồng thời phái đoàn Thổ Phiên cũng tố cáo và kháng nghị việc người Hồi Hột đã giết chết phó sứ của bọn họ. Đại Đường hoàng đế nghe xong liên phái Thôi Ngụ và Bùi Hữu chia nhau đi trấn an, xoa dịu cả hai nước. Đồng thời tha thiết nói lời xin lỗi đối với chuyện phát sinh đêm hôm qua. Trương Hoán còn bãi miễn quan chức của Hồng Lư Tựu Thiếu Khanh phụ trách quản lý khu nhà khách Hồng Lư Tự.
Cũng ngay trong buổi sáng hôm đó, phái đoàn sứ giả của dân tộc Thổ Phiên cũng kết thúc công tác triều kiến Đại Đường. Bọn họ lên đường để trở về nước. Trương Hoán lệnh cho Thôi Ngụ đi cùng với sứ đoàn Thổ Phiên, đồng thời để đảm bào an toàn cho bọn họ hoàng đế Đại Đường còn cho ba ngàn kỵ binh đi theo hộ tống. Chánh sứ hồi Hột là Dược La Cát Linh biết rằng không thể làm gì được nữa, liền cho người không kể ngày đêm chạy về Hồi Hột để bẩm báo việc này cho Khả Hãn của mình.
Sau khi sứ đoàn của dân tộc Thổ Phiên rời khỏi Trường An, thì đó cũng là lúc khoa thi tuyển chọn nhân tài của năm Đại Trị thứ năm cũng được diễn ra. Vì thế mà chuyện về hai đoàn sứ thần kia cũng dần lắng xuống. Đến ngày mùng tám tháng giêng, triều đình Đại Đường cử hành thượng triều lần thứ nhất của năm Đại Trị thứ năm này. Trong cuộc họp đầu tiên của năm mới, nhiều quyết sách đã được đưa ra: Chính thức sát nhập An Tây đô hộ phủ và Bắc Đình đô hộ phủ thành một, lấy tên là Tây Vực đô hộ phủ. Bên dưới gồm có Quy Tư, Cao Xương, Toái Diệp, Sơ Lặc, Vu Điền, yên Kỳ, Luân Thai là bẩy đại đô đốc phủ. Vương Tư Vũ tướng quân, trước là An Tây Tiết độ sứ, nay phong làm Tây Vực độ hộ, kiêm nhiệm làm Toái Diệp Đô Đốc. Nguyên Bắc Đình tiết độ sứ Tân Lãng, nay phong làm Tây Vực phó đô hộ, kiêm Luân Thai đô đốc. Và nguyên Toái Diệp tiết độ sứ Tào Hán Thần được điều đi làm Sơ Lặc đô đốc.
Cũng trong cuộc họp lần này, triều đình Đại Đường còn thống nhất điều động từ ba địa điểm Lũng Hữu, Quan Trung, Kiếm Nam tám vạn Hán quân để tăng viện cho An Tây. Đồng thời chuyển tới Sơ Lặc năm vạn thạch lương thực, cùng với một số lượng lớn quân nhu và vật liệu chiến tranh. Như vậy bánh xe chuẩn bị cho cuộc đại chiến đã bắt đầu vận hành. Một nhóm các quan viên trẻ tuổi cũng được điều đi tới Tây Vực xa xôi để nhận nhiệm vụ. Tất cả rời bỏ quê nhà ra đi mang theo nhiệt huyết của tuổi thanh xuân và một lý tưởng cống hiến vì Đại Đường hoàng triều. ắn là có thâm ý khác. Huynh không cần lo nghĩ quá đâu. Muội nghĩ chắc chắn người Thổ Phiên cũng sẽ không bỏ qua cho hắn đâu”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.