Đào Hoa Nguyên Ký

Chương 25:




Nhược Ngu sinh ra trong một gia đình ở vùng ngoại ô, tuy không tính là giàu có nhưng cũng là cơm áo không lo. Hắn là con trai độc nhất trong nhà nên phụ mẫu phi thường cưng chiều, nhất là Lâm phụ, mong đợi rất nhiều ở đứa con, vì từ nhỏ Nhược Ngu đã tỏ ra là người có thiên phú kinh người trong việc đọc sách, Lâm phụ hy vọng hắn có thể thi đỗ công danh làm rạng danh Lâm gia.
Người có thiên phú xuất chúng còn nhỏ tuổi như Nhược Ngu danh tiếng vang xa, truyền tới tận kinh thành liền khiến cho những người quyền quý chú ý, trong đó có Tam vương gia. Tam vương gia cũng không yêu cầu Nhược Ngu phải lập tức làm việc cho y mà âm thầm bỏ vốn bỏ sức giúp đỡ Nhược Ngu đến học ở trường tư thục tốt nhất trong kinh thành, lúc hắn mười tám tuổi thì trở thành mưu sĩ của y. Đúng, Nhược Ngu không đi thi công danh, mặc dù đối với hắn mà nói thì đó là một chuyện vô cùng đơn giản.
Bởi vì Tam vương gia đã từng nói với hắn như vậy: “Ở trong triều, nếu như không có thế lực chống đỡ sau lưng thì ngươi cùng lắm chỉ có thể làm một chức quan, thậm chí có thể phải đi đến những nơi khỉ ho cò gáy mà nhậm chức. Nhưng làm mưu sĩ sẽ không như vậy, ngươi có nhiều thù lao, còn có vinh quang vô thượng. Ngẫm lại, danh hiệu đệ nhất mưu sĩ của phủ Tam vương gia danh giá như thế nào a? Không chỉ phụ mẫu của ngươi từ nay có thể ăn sung mặc sướng, mà ngươi coi như trở nên nổi bật rồi.”
Tuổi trẻ khí thịnh, Nhược Ngu nghe vậy liền động tâm, về nhà thương lượng với phụ mẫu. Lâm phụ Lâm mẫu đều suy nghĩ cho con, biết con mình có tài, đương nhiên mong con có thể phát huy sở trường, thi đỗ công danh cũng không phải là con đường duy nhất, nếu Tam vương gia coi trọng hắn như vậy thì coi như báo đáp ơn tri ngộ của y đi.
Vì thế Nhược Ngu cứ như vậy mà trở thành mưu sĩ của Tam vương gia.
Nhược Ngu tuy rằng còn trẻ nhưng hiểu biết rộng lớn có thể tinh thông kim cổ. Quân quyền của Thịnh Cảnh triều chia ra làm ba phần mà Tam vương gia lại không có quyền quân sự, do đó Nhược Ngu liền kiến nghị Tam vương nắm giữ quyền kinh tế, nhất là trên phương diện dân sinh, như vận chuyển đường thủy chẳng hạn.
Nghề muối bị quan khống chế, ở các tỉnh đều do những thương gia được quan lại hậu thuẫn điều khiển, tuyệt đối là món lãi kếch sù. Có thể nói ai được quan gia cấp phép làm muốn thì có thể phát tài lớn. Nhưng nếu như không có đủ hậu trường thì cũng không thể nào đạt được phép. Để đạt được giấy phép, nghiệp quan các nơi đều tranh nhau lấy lòng nịnh bợ Tam vương gia, vô hình mở rộng thế lực của y. Trong quan trường, ngươi lợi dụng ta ta lợi dụng ngươi, huống chi là nhờ bóng quan lớn, có thể đậu dưới cây đại thụ Tam vương gia, nghiệp quan cầu còn không được. Tam vương gia cũng nhờ đó mà tích lũy được vô số của cải.
Vận tải trên sông dần phát triển. Lãnh thổ Thịnh Cảnh triều lúc đầu chưa có kênh đào phát triển, Nhược Ngu nhạy cảm thấy được tiềm năng lớn, hắn kiến nghị Tam vương gia đầu tư vào xây dựng thuyền hàng, tốc độ nhanh hơn, chở được nhiều hàng hơn, xúc tiến thương nghiệp phát triển, sau đó thủy vận dần thay thế cho vận chuyển được bộ, trở thành phương thức thu phí lớn nhất của Thịnh Cảnh triều. Đã khống chế mạch máu vận tải, Tam vương gia đương nhiên càng được lợi.
Qua kế đó, danh tiếng của Nhược Ngu vang khắp trong triều, không chỉ được xưng là đệ nhất mưu sĩ của Tam vương phủ mà còn được tôn sùng là “Thư thiên tiên sinh” – ngụ ý mưu tính sâu xa.
Nhược Ngu còn xây dựng một nhóm thị vệ đặc biệt cho Tam vương gia – những người tham gia đều là những đứa trẻ mồ côi lang thang đầu đường xó chợ, thứ nhất bọn họ không lo lắng có gì ràng buộc, thứ hai xuất phát từ lòng cảm kích, bọn họ đối với Tam vương gia trung tâm như một. Những thị vệ này ngoài mặt giống như chỉ giữ gìn an toàn cho vương phủ, nhưng trên thực tế còn phụ trách tình báo tìm hiểu các thế lực  khắp nơi. Trong lòng Nhược Ngu hiểu rõ rằng hiện tại tuy rằng là thịnh thế, nhưng chính là vì thịnh thế nên dã tâm của con người mới bành trướng.
Thật ra, Tam vương gia sao lại không có dã tâm chứ? Trong lòng Nhược Ngu cũng rõ điểm này. Nhưng hắn luôn nhàn nhạt chống cự, mặc dù bày mưu tính kế cho Tam vương gia, nhưng lại khéo léo đặt giới hạn trong quan trường lục đục, tận lực không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Bách tính vô tội, người có quyền thế tranh đấu nhau bất cứ lúc nào cũng có thể mang họa đến cho họ.
Vì thế Nhược Ngu nhắc Tam vương gia hành sự chú ý không nên quá lộ liễu, lúc thích hợp nên tạo hình tượng tốt đẹp trong lòng dân chúng, nắm được nhân tâm. Thỉnh thoảng có thể cải trang vi hành nhân gian, tìm hiểu dân tình, cứu khổ cứu nạn. Đương nhiên, sau đó sẽ có người ‘không cẩn thận’ để lộ ra thân phận Tam vương gia… cho nên sau vài lần như thế, danh tiếng Tam vương gia quan tâm bách tính cũng được truyền rộng rãi.
Mặc kệ điểm xuất phát là gì, chí ít trăm họ có thể được lợi, kết quả tất cả đều tốt. Chỉ điểm giang sơn, bày mưu nghĩ kế, trong nội tâm Nhược Ngu vẫn duy trì một tấm lòng son.
Nhưng mà không ngờ, ngay khi Nhược Ngu đang cố gắng vì quyền lực của Tam vương gia thì nghe được tin dữ – đêm đó nguyệt hắc phong cao, Lâm gia vô ý đi phát hỏa, Lâm phụ Lâm mẫu cùng người hầu không tránh được một kiếp, đều vùi thân nơi biển lửa.
Từ sau khi danh hào “Thư thiên tiên sinh” được phong, Tam vương gia càng thêm coi trọng Nhược Ngu, an bài cho hắn một chỗ trong biệt việc, nhưng Nhược Ngu mỗi tháng đều về nhà ít nhất hai lần để vấn an phụ mẫu. Biết được tin dữ Nhược Ngu khiếp sợ, bi thống, nhưng không thể không tiếp nhận sự thật này.
Tam vương gia rất thông cảm Nhược Ngu, phái người thu thập công việc hậu sự cho người thân của Nhược Ngu, cũng đồng ý yêu cầu muốn ra ngoài giải sầu của Nhược Ngu, nhưng âm thầm phái người trên danh nghĩa là bảo vệ nhưng thực tế là theo dõi Nhược Ngu.
Nhược Ngu dùng kế cắt đuôi, sau đó một đường theo Giang Nam đi không có mục đích, cho đến lúc vô ý đến Đào Hoa thôn, gặp thôn trưởng, sau đó ở tạm nơi này. Rồi lại sau đó, gặp Hạ Sinh.
“Thư… thư thiên tiên sinh… hóa ra Nhược Ngu của ta lại là một nhân vật lợi hại như thế!” Hạ Sinh ôm chặt lấy Nhược Ngu. Nỗi đau mất đi phụ mẫu đến bây giờ vẫn là chưa nguôi đi, Hạ Sinh không muốn đề cập đến chuyện thương tâm này, chỉ kiên định ý nghĩ muốn cùng Nhược Ngu nắm tay đến già.
“Chậc, A Sinh ngươi đang trêu chọc ta sao?” Nhược Ngu như thế nào lại không biết rõ Hạ Sinh đang thương tiếc mình, liền thay vào một bộ dáng cợt nhả, để người yêu an tâm.
“Thực sự, vẫn đều nghĩ Nhược Ngu trước đây nhất định rất lợi hại, không nghĩ tới lại lợi hại như vậy.”
“Có lợi hại hơn cũng có ích gì, cũng không thể thắng lại ý trời…”
“Được rồi, vậy Việt Thanh là ai?” cảm thấy mất mát của Nhược Ngu, Hạ Sinh khéo léo dời chủ đề câu chuyện.
“Việt Thanh a, tính ra ta còn là ân nhân cứu mạng của y a…”
Lúc Việt Thanh gặp Nhược Ngu mới chỉ mười ba tuổi, là một đứa trẻ mồ côi lưu lạc nơi nơi. Năm ấy mùa đông vô cùng lạnh, tuyết bay đầy trời, Việt Thanh nho nhỏ vốn là trú thân trong một ngôi miếu đổ nát ở ngoại thành, thế nhưng không có gì ăn, đói bụng không thể nào chịu được nữa, y đành phải ra ngoài xin ăn. Trên đường vô cùng rét mướt, rất nhiều cửa hàng cũng đều đóng cửa, y không còn cách nào. Sắc trời đã tối mà bụng vẫn kêu vang nhưng cũng đành trắng tay quay về miếu. Đáng tiếc y đánh giá quá cao thể lực của mình, đi được nửa đường liền vừa mệt vừa đói không chịu được nữa, miễn cưỡng đến trước cửa một hộ dân, không dám gõ cửa vì sợ chủ nhà đuổi đi, cẩn cẩn dực dực mà ngồi dựa vào cánh cửa đỏ thẫm, giống như muốn hưởng chút ấm áp từ nơi ấy, cúi đầu nghiêng một cái liền ngất đi.
Coi như đó cũng là duyên phận đi, hộ dân mà Việt Thanh dựa vào cửa đó, chính là Lâm gia. Lúc đó Nhược Ngu mới vào vương phủ, còn chưa bị một đống việc quấn thân, liền thường hay về nhà cùng phụ mẫu ăn cơm chiều.
Vì thế Nhược Ngu trên đường về nhà ăn cơm liền nhặt được Việt Thanh còn nửa cái mạng.
Lâm phụ Lâm mẫu đối với Việt Thanh gầy nhỏ thập phần yêu thương, nhưng Việt Thanh là một đứa nhỏ hiểu chuyện, sau khi được Lâm gia cứu liền quyết tâm báo đáp, chủ động đưa ra yêu cầu muốn cùng Nhược Ngu vào vương phủ làm việc.
Nhược Ngu coi Việt Thanh như đệ đệ của mình, vốn định sắp xếp cho Việt Thanh làm tiểu tư trong vương phủ để y học chút kỹ năng đối nhân xử thế, sau đó ra tự làm sinh ý, thành gia lập nghiệp.
Ai biết Việt Thanh còn nhỏ đã có quyết định của mình, y lén tìm đội trưởng thị vệ Tiết Bình, muốn học võ, sau đó tham gia đội thị vệ, lý do là muốn bảo vệ ân nhân nên phải trở nên mạnh mẽ. Tiết Bình cũng là một người hào sảng, rất thưởng thức tấm lòng có ân báo đáp của Việt Thanh nên không giữ quy tắc mà gạt Nhược Ngu, huấn luyện Việt Thanh.
Việt Thanh có thể chịu khổ, không sợ mệt, nỗ lực gấp đôi người khác, không đến ba năm đã trở thành một thị vệ ưu tú.
Lúc Nhược Ngu phát hiện ra Việt Thanh không chỉ làm một tiểu tư thuần túy bên cạnh Tam vương gia thì Việt Thanh đã một mình đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ mà Tam vương gia giao cho, lúc này vương gia đương nhiên luyến tiếc thả người, Nhược Ngu chỉ có thể bất đắc dĩ mà căn dặn Việt Thanh vạn sự cẩn thận, hành sự kín đáo, cố gắng để vương gia không giao nhiệm vụ nguy hiểm cho y.
Việt Thanh còn kích động nói với Nhược Ngu: “Tiên sinh, Tiết lão đại nói ta cần phải tôi luyện thêm nhiều, chờ ta đủ lớn mạnh rồi ta có thể bảo vệ cho ngươi rồi!”
Việt Thanh lúc đó mi phi sắc vũ còn nhớ rõ, hiện tại còn liều đến nỗi suýt không giữ nổi cái mạng, nằm ở trong thôn nhỏ xa xôi này dưỡng thương.
“Nga, nghe thế nào cũng ra là tình cảm của Việt Thanh đối với ngươi rất không tồi a.”
“Di, hình như có mùi chua chua nha, A Sinh bữa cơm hôm nay hình như không có làm món có dấm mà.”
“Ngươi lúc nào thính như cún con vậy…”
“Ta là cún con, A Sinh là khúc xương.” Nói xong Nhược Ngu liền quay người leo lên Hạ Sinh, hắc hắc cười gian bắt đầu giở trò với “khúc xương”, sau đó chà xát chà xát, xoa xoa nắn nắn rồi ăn vào bụng.
Ai là cún con cơ chứ, rõ ràng là chó săn mà… đây là suy nghĩ duy nhất của “khúc xương” trước khi vào trạng thái mơ màng.
“Ta chỉ coi y là đệ đệ, còn y cũng chỉ coi ta là ca ca của ta mà thôi…” Ôm lấy Hạ Sinh đã ngủ mê man, Nhược Ngu thỏa mãn cắn cắn lên vành tai cậu, lập tức cũng nặng nề ngủ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.