Dâu Nhà Nông

Chương 7:




Cảm giác có chút khó tả, Trương Tích Hoa thở dài một hơi, mơ hồ cảm thấy thật thất vọng. Nàng thấy thất bại cuồn cuộn bao trùm toàn thân, cả người như đang lơ lửng trong khoảng không rộng lớn, trong lòng khẩn thiết muốn tìm một thứ gì đó để bám vào.
Trước đêm xuất giá, mẫu thân dặn nàng hiếu kính cha mẹ chồng, hầu hạ trượng phu chính là bổn phận, quan trọng nhất là sớm sinh đứa nhỏ. Gả vào Hà gia đã là trèo cao, nếu cái bụng 'có tin', mẫu thân cũng có thể yên lòng.
Bất luận là thế gia đại tộc hay bình dân bách tính đều đặc biệt coi trọng con nối dõi. Rất nhiều người nhà càng nghèo càng đẻ nhiều con, ở thôn Hạ Tây này có nhà nào lại không ba, năm huynh đệ? Ít con như Hà gia đây, lại là hiếm thấy.
Lỡ như không tìm nhị đệ về được, Hà Sinh chính là con trai duy nhất. Vì hương hỏa Hà gia, Trương Tích Hoa phải cố gắng sinh thật nhiều con mới tốt.
Nhị đệ đi lạc chẵn mười năm, hai lão nhân Hà gia, Nguyên Tuệ, Nguyên Nguyên, cả Hà Sinh, tất cả đều không ôm hy vọng trong lòng nữa, chỉ là ngoài miệng không muốn thừa nhận thôi.
Tâm tư Trương Tích Hoa thả trôi đi xa, gả đến đây mười mấy ngày nên nàng không vội chuyện mang thai, nếu giờ có thai thì cũng chưa thể chẩn đoán được. Bản thân nàng hiểu ít dược lý, thân thể mình ra sao đương nhiên rõ hơn người khác.
Gà trống gáy sáng, Trương Tích Hoa lập tức thức dậy, bên cạnh vẫn chẳng có ai khiến nàng hơi thất vọng. Mấy hôm nay lúc trượng phu rời giường nàng chẳng có cảm giác gì cả, sao nàng có thể ngủ như chết vậy chứ?
Ở Trương gia, ăn may được một, hai lần mẫu thân dậy sớm hơn nàng, còn tổng thể thì Trương Tích Hoa là người dậy sớm nhất trong nhà. Nàng còn vô cùng dương dương tự đắc về bản thân cơ?
Nàng tự nhủ, từ nay tất, áo bào tiết khố, khăn lau của trượng phu, đều phải đi ra từ tay nàng.
Trương Tích Hoa nghĩ bản thân hẳn là người có tình cảm phong phú, nếu không tại sao lại vì một chuyện không như ý mà buồn rười rượi, cũng lại vì một chuyện nhỏ mà vui vẻ thoải mái?
Ăn mặc chỉnh tề, việc đầu tiên chính là mở chuồng gà, để chúng tự kiếm ăn trong sân.
Sau đó bước vào bếp, định bụng đổ đầy nước vào vại, nhân lúc thức ăn cho lợn chưa được thì nấu phần ăn cho cả nhà, việc của nàng đều là việc vặt, không phải việc vất vả.
Chuyện này thoải mái hơn ở nhà mẹ rất nhiều.
Nhìn vào trong vại gỗ vừa mở nắp, ơ? Sao đầy nước thế này? Nàng nhớ hôm qua đã dùng hết nước mà? Trương Tích Hoa lại nhìn xuống đất, trên đó lưu lại vài ba vũng nước nhỏ.
Sáng sớm trượng phu đi lấy à?
Sao có thể để chàng hao tổn sức lực vào việc nhà chứ? Đây là việc nàng phải làm. Ban ngày chàng đã vất vả chồng chất rồi, Trương Tích Hoa quyết định, nhất định mai phải dậy sớm hơn trượng phu.
Sớm nên mặt trời chưa mọc, không khí rất mát mẻ, Trương Tích Hoa đi hái rau cải trong vườn nhà mình rồi gánh nước tưới rau. Hà gia có rất nhiều rau cải, bởi rau cải ít có sâu, chịu được ẩm cũng chịu được hạn, nên một rửa ruộng rau Hà gia đều là rau cải. Lần trước nàng muốn làm dưa chua, hiện tại Trương Tích Hoa đang thầm lên kế hoạch.
Hôm nay thử làm một ít, nếu thành công làm ngon sẽ đem chỗ rau kia thành dưa chua hết.
Nhóm lửa, thuận lợi đốt lò. Nàng chuẩn bị nấu cháo, cùng với cải xanh, ngô, đậu tương và các loại ngũ cốc. Tóm lại, nấu sao cho chắc bụng là ổn.
Đậu tương không dễ luộc chín, tối qua trước khi đi ngủ Trương Tích Hoa đã ngâm chúng trong nước, đến giờ đều trương cả. Lấy một ít khoai và ngô, nàng bỏ thêm chút gạo tẻ, rồi lại thêm mấy muôi nước vào trong nồi sắt lớn.
Lửa trong lò cháy phừng phừng, làm xong những thứ trên nàng mới bắt đầu nhặt rau cải, chỗ rau bị sâu phá hoặc những lá ố vàng sẽ để một chỗ đợi lát băm ra nấu thức ăn cho lợn, còn rau tươi thì chờ một lúc rồi cho vào trong cháo.
Kéo nước giếng, rửa sạch rau cải, nàng cố ý để lại một ít rau cải trong cái gáo, đến khi mặt trời bốc hơi hết nước trong gáo là có thể làm dưa chua.
"Cốc cốc...".
Hình như có người gõ cửa? Trương Tích Hoa lắng nghe, âm thanh "Cốc cốc..." tiếp tục không ngừng vang lên. Cho thêm một củi lửa vào lò, Trương Tích Hoa đứng dậy đi về cổng.
Mở cửa, là một phụ nhân đầu đội khăn lam, có vẻ kém mẹ chồng vài tuổi, nếp nhăn nơi khóe mắt của người này rất sâu, xem ra là rất sầu khổ, sắc mặt vô cùng quẫn bách.
Trương Tích Hoa cười hỏi: "Thẩm tìm ai?".
Phụ nhân kia ngẩng lên nhìn Trương Tích Hoa, cuối cùng nở nụ cười: "A Sinh nương tử, ta là Hoàng Đại thẩm, hôm cháu thành thân cũng đến uống rượu mừng, nhiều người cháu không nhớ ra cũng phải. Mẹ chồng cháu dậy chưa?".
Đúng là Trương Tích Hoa không có ấn tượng, hầu hết phụ nhân trong thôn đều ăn vận giống nhau, nhất thời không dễ phân biệt được. Thân thích có huyết thống gần Hà gia không thể nói là nhiều, có quan hệ họ hàng trong thôn cũng chỉ có thể kêu một tiếng thúc bá thím.
Trương Tích Hoa đáp: "Mẹ chồng vẫn chưa dậy, thẩm vào trong ngồi đi ạ?".
Hoàng Đại thẩm chần chừ nhưng rồi vẫn vào trong Hà gia.
"Thẩm ngồi một lát, ta đi gọi mẹ ra".
Nghe hết câu, Hoàng đại thẩm vội đứng lên, liên tục khoát tay: "Cháu dâu không cần làm vậy, ta ở đây chờ tẩu tử thức dậy là được".
Tuy có lời nhưng Trương Tích Hoa vẫn đi đến phòng cha mẹ chồng một chuyến. Hà Tằng thi đã dậy, đang chỉnh sửa xiêm y trên người, thấy Trương Tích Hoa liền hỏi: "Bên ngoài ai tới?".
Trương Tích Hoa trả lời: "Là Hoàng Đại thẩm ở đầu thôn ạ".
Hà Tằng thị gật gật đầu: "Là bà ấy hả, được rồi, ta biết rồi, cô ra ngoài đi". . Đọc‎ tru𝐲ện‎ ha𝐲‎ tại‎ {‎ TR‎ uMTR𝖴𝓨𝙀𝑵.𝖵n‎ }
Trương Tích Hoa ngoan ngoãn ra khỏi phòng, bếp còn đang nấu vài thứ, nàng đến đó trông, chỉ là không lâu sau Hà Tằng thị vào nói: "Ngươi xuống hầm lấy một sọt khoai lang rồi tới phòng ta đong một đấu gạo tẻ".
"Vâng". Trương Tích Hoa đáp, Hà Tằng thị ở lại trông bếp.
Hầm của Hà gia đào ở trong sân, ở gần chuồng gia súc, hầm được đắp bằng đá tảng rất chắc, mở nắp gỗ có thang đặt ở trong hầm, đợi không khí tản ra Trương Tích Hoa mới leo thang xuống.
Trong hầm không chỉ có khoai lang, còn có cả rau củ khác, nàng lấy được khoai lang nhưng bởi một lần quá nặng, nàng đành chia nhỏ nhiều lần mang ra.
Nhà nào cũng dùng chung một cỡ sọt. Mẹ chồng bảo lấy một cái sọt, nàng không hề dám lấy hơn, không cần nói rõ Trương Tích Hoa cũng biết Hoàng gia kia đến vay lương thực.
Thời tiết xấu, chắc chắn năm nay lương thực mất mùa, mỗi năm đến thời kỳ giáp hạt, phỏng chừng là Hoàng Đại thẩm không còn hạt gạo nào cho vào nồi mới tìm đến Hà gia.
Trương Tích Hoa làm xong việc mẹ chồng giao, đặt các thứ ở nhà chính, nàng lơ đãng nhìn Hoàng Đại thẩm một cái, hình như bà đứng ngồi không yên, luôn miệng nói, "Nhọc nương tử nhà A Sinh rồi...".
Hà Tằng thị cũng đến nhà chính, bảo: "Muội cứ mang về ăn đi".
Thím Hoàng cảm kích: "Cảm ơn tỷ tỷ nhiều, đợi thu được lương thực, nhất định muội sẽ sớm trả cho tẩu".
Có người nào trong nhà có lương thực lại phải muối mặt đi hỏi vay chứ? Chuyện này năm nào cũng có, rất đỗi bình thường, Hà Tằng thị không nhiều lời, nhẹ giọng đáp: "Chỉ cầu ông trời mau cho mưa thôi...".
Đúng vậy... Không có mưa, tất cả đều không có đường sống.
Hoàng đại thẩm nói: "Các tộc lão trong thôn đã thương lượng với nhau, mấy ngày nữa sẽ làm lễ cầu mưa ở miếu Long Vương, mong là có thể cầu được mưa".
Hai người cùng thở dài một hơi.
Chờ Hoàng Đại thẩm đi rồi, Hà Tằng thị nói với con dâu: "Đó là nương tử của Hoàng Điền Ngưu đầu thôn, ngươi gọi một tiếng Hoàng Đại thẩm hay Điền Ngưu thẩm đều được. Nhà bà ấy đẻ năm trai một gái, khuê nữ gả cho Lưu gia ở thôn Hạnh Hoa, năm đứa con trai nhà bà ấy đến nay chưa đứa nào cưới vợ, đứa nhỏ nhất mới sáu tuổi. Có thể sinh là tốt phúc, nhưng phải đủ cơm ăn mới được".
Những lời này không tiện nói trước mặt người ngoài, đợi người đi rồi Hà Tằng thị mới giải thích cho Trương Tích Hoa. Con dâu muốn sống cả đời trong thôn phải hiểu quan hệ của Hà gia là không sai. Bà Hà lại bảo: "Mấy đứa con trai nhà bà ấy làm việc cật lực, ruộng đất ước khoảng hơn năm mẫu, lương thực thu được hằng năm còn không đủ cho mấy hán tử nhà bà ấy ăn. Ai...".
Trương Tích Hoa chỉ yên lặng nghe, nhất thời đều không hiểu ý mẹ chồng. Là cảm thán mùa màng không tốt, ám chỉ sinh nhiều con không tốt hay bà không thích có nhiều phúc?
Trương Tích Hoa bất an lo sợ, dù khó kiếm sống, nàng vẫn có ý sớm sinh một đứa nhỏ. Nhưng nếu nhà chồng không thích thì làm sao bây giờ?
Đầu óc rối loạn, hoàn toàn không nghĩ ra manh mối nào.
Đơn giản nàng không phải người yêu động não, không nghĩ ra cứ vứt sang một bên, tiếp tục yên tâm làm việc mình nên làm.
Cho thêm muối ăn, hai giọt dầu vào liền hoàn thành, đặt thức ăn sang một bên. Trương Tích Hoa quét chuồng gà, dọn chuồng lợn, đợi các nam tử về sẽ đem chỗ này bón vào ruộng.
Lúc Hà Nguyên Nguyên thức dậy, Hà Đại Xuyên và Hà Sinh đã về nhà, rửa mặt xong là có thể ăn cơm.
Hà gia không có quy củ nữ tử không được vào bàn, cả nhà cùng ngồi ăn, cháo buổi sáng nấu đến sền sệt, rất không hợp khẩu vị Hà Nguyên Nguyên, nàng chau mày: "Tẩu, sáng mai đừng nấu các thứ với nhau thế này, khó ăn lắm".
Trương Tích Hoa lúng túng cười cười, không biết trả lời thế nào. Cô nhỏ ở nhà được chiều, đâu biết tình hình hiện tại ra sao. Bây giờ không tiết kiệm, về sau không còn gì để tiết kiệm thì phải làm sao đây?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.