Điền Duyên

Chương 168: Lại 5 năm




Thôn Thanh Tuyền xuân hạ luân phiên, thu đông biến hóa, thoáng chốc đã 5 năm trôi qua.
5 năm, ba khuê nữ Hoàng gia giống như hoa đầu xuân từ từ nở rộ, không chỉ xinh đẹp, trong veo như nước, ngay cả gia nghiệp cũng khởi lên.
Vì thế, Đỗ Quyên bỏ rất nhiều công phu.
Tại đây trong thâm sơn, đừng nói kiếp trước làm giáo sư nàng cũng không có đầu óc kinh tế, cho dù nàng nghĩ ra biện pháp phát tài cũng không có thực lực thực hành, chỉ có thể ở núi dựa vào núi, toàn bằng một đôi tay mà không có cơ hội trở mình nào.
Nhưng đây đúng là điền viên sinh hoạt nàng mong muốn.
Đạo lý cần mẫn, trồng trọt nàng sẽ không, nhưng nuôi heo nuôi gà thì không nói chơi.
Quanh năm suốt tháng Hoàng gia thủy chung bảo trì hơn hai mươi con gà mái đẻ trứng, cộng thêm hai đầu heo mập, phối hợp cùng với trồng lúa mạch và bắp ngô, đậu tương, bí đỏ, khoai tây và các loại hoa màu, mỗi một ngày đều suông sẻ.
Nuôi gà thì không nói, lấy việc nuôi heo mà nói, tỷ muội các nàng vì đánh cỏ heo chịu khổ rất nhiều, nhưng đến mùa đông vẫn không có gì cho heo ăn.
Sau này, Đỗ Quyên nhổ cỏ trong ruộng thì nhìn đầy đất đều là dấu răng của ngựa hoang, liền sinh ra một chủ ý: thu thập rau dại mầm móng, tùy chỗ hắt. Thứ này dễ sinh trưởng, gần như là hễ xuống đất là mọc rễ, sinh trưởng thành phiến. Tỷ muội các nàng liền góp nhặt rửa sạch phơi khô tích trữ. Đến mùa đông lại lấy ra ngâm trộn chung với xác đậu tương, khoai, bắp cho heo ăn, hiệu quả rất tốt.
Rau khô như vậy đừng nói cho heo ăn, dùng thịt hầm người cũng thích ăn.
Về phần thịt thì nuôi heo lớn, không phải là có rồi!
Có thịt, nông gia thu trữ các loại rau xanh, thô lương và thổ sản vùng núi, cuộc sống trở nên ngọt ngào, chính xác là thần tiên tiêu dao.
Muốn hỏi Đỗ Quyên vì sao không mở rộng nuôi dưỡng?
Một là bởi vì không đủ người làm, hai là bởi vì trong núi không có thị trường, nuôi nhiều cũng không có chỗ bán, đủ ăn là được, đỡ phải để cho người đỏ mắt, mình còn mệt muốn chết.
Ngoài những việc đó ra, Đỗ Quyên suy tư nhiều lần, cuối cùng quyết định lựa chọn kiếp sống đánh cá và săn bắt, làm nữ hán tử xinh đẹp, chân chính khởi động gia nghiệp, để tương lai sinh hoạt càng có bảo đảm.
Bởi vì có trụ cột luyện ám khí, dưới sự chỉ điểm của Nhậm Tam Hòa, mỗi ngày sớm muộn gì nàng đều luyện ném cục đá một canh giờ. Ban ngày nếu ở không là luyện.
Luyện một cái đã thành nhiều năm.
Cuối cùng, nàng thảy chính xác gần như bách phát bách trúng, chỉ là lực đạo không đủ.
Nhậm Tam Hòa vì nàng chế riêng một túi đinh sắt, nàng dùng để săn thú.
Tay nghề của nàng, săn bắt thỏ, gà rừng và những động vật nhỏ thì không có vấn đề gì, một đinh sắt là một con mồi, nhưng động vật lớn thì không được. Có lần nàng đánh trúng mắt của một con nai, nhưng nai lại bỏ chạy. Sau này, nàng gặp lại con nai mù một mắt kia, từ đó về sau nàng không bao giờ bắn động vật lớn, miễn cho nghiệp chướng.
Đỗ Quyên như vậy, tiểu Hoàng Ly càng lập chí muốn "cưới" con rể về nhà lập môn hộ. Bởi vậy nàng rất chú tâm cùng Nhậm Tam Hòa học võ công, thập phần chịu khổ.
Đại tỷ Hoàng Tước Nhi thì không cần phải nói, trong ngoài  đều rất có năng lực.
Vì thế, người thôn Thanh Tuyền nhanh chóng phát hiện, chỉ có ba khuê nữ Hoàng gia ngày qua hết sức náo nhiệt, còn rất hòa hợp. Hoàng Lão Thực vui vẻ suốt ngày. Phùng Thị cũng thường xuyên đầy mặt tươi cười.
Hoàng đại nương không dám tới cửa tìm tra như trước. Tỷ muội Đỗ Quyên trưởng thành, đều rất lợi hại. Bọn họ không thể quản thúc nhà lão Đại gia nữa.
Mỗi ngày dù sớm hay muộn, nhà Hoàng gia luôn truyền ra tiếng cười và tiếng kêu:
"Cha, chuyển củi vào nhà bếp."
"Nương, đại tỷ, ăn cơm!"
...
Mùa hè ở trong sân rảnh rỗi thì thường nghe Hoàng Ly nũng nịu hỏi: "Ta muốn uống trà, ai rót cho ta?"
Hoàng Lão Thực liền cao giọng nói: "Cha rót cho ngươi! Ngươi còn muốn ăn cái gì? Cha lấy đến cho ngươi luôn."
Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi: "..."
Phùng Thị ở trong phòng bếp đi ra mắng: "Chỉ có ngươi chiều chuộng nàng, còn ra bộ dáng gì? Mấy bước đường còn không thể chạy, chân ngươi bị què hả?"
Vừa mắng vừa hỏi: "Đỗ Quyên, Tước Nhi, chè đậu xanh đã lạnh rồi, uống bây giờ hay đợi lát nữa, nương bưng ra?"
Không chờ hai người trả lời, Hoàng Ly liền chất vấn "Nương, ta là nhặt được?"
Lâm gia cách vách nghe được buồn cười, cất tiếng cười to.
Mọi việc như thế diễn ra nhiều không kể xiết, làm cho người hâm mộ lại đỏ mắt.
Nhà người ta ngày cũng tốt hơn, nhưng có nhà ai ấm áp hạnh phúc như vậy?
Như nói Lâm gia, bốn thằng con trai lớn, có sức, trong nhà dù không nuôi heo cũng ăn thịt không ngừng, phòng ốc cũng đổi mới nhưng vẫn không có cách nào so với Hoàng gia.
Bởi Lâm Xuân học xuất sư. Lâm gia có tổ huấn: mỗi một đệ tử, việc đầu tiên là phải kiến trúc lại nhà của mình, phải chế tác nguyên bộ gia dụng, coi như kiểm nghiệm năng lực sau khi xuất sư, cũng là bảng hiệu của mình.
Đầu tiên là sửa sương phòng.
Việc hôn nhân của lão Đại Thu Sinh Lâm gia vẫn chưa định. Chỉ cần chuyện chung thân của hắn định ra, Hạ Sinh sẽ cưới Hoàng Tước Nhi. Như vậy, 2 nàng dâu Lâm gia sẽ cùng vào cửa. Cho nên, Lâm Đại Đầu để nhi tử xây sương phòng trước, chế tác dụng cụ trong phòng để cho ca ca cưới tẩu tử dùng.
Ngoại trừ những việc như xây tường phải mướn nhân thủ, việc khác đều do Lâm Xuân và Hạ Sinh dưới sự trợ giúp của người nhà, từng bước từng bước làm ra, trước sau tốn hết một năm công phu, sương phòng và đồ nội thất trang trí toàn bộ hoàn thành.
Đám người Lâm lão thái gia đến xem, đều khiếp sợ không thôi!
Phòng ở vẻ ngoài đại khí, bên trong kết cấu hợp lý, phòng chính, phòng xép cách gian, phòng khách, thư phòng, phòng đựng tạp vật, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh, không có gì là không an trí thỏa đáng.
Trong đó gia dụng khí cụ càng đặc sắc hơn: lớn như tủ, giường, bình phong, đều được điêu khắc các loại cây cỏ chim muông hoặc sông núi, nghiễm nhiên là những tác phẩm nghệ thuật; nhỏ chút như ghế, băng ghế, bồn thùng, không có gì là không giản tiện thực dụng, đủ thấy Lâm Xuân bỏ nhiều tâm tư.
Theo người Lâm gia bình luận, thành tựu của Lâm Xuân hôm nay đã vượt xa người trong tộc, chỉ là hỏa hậu hơi khiếm khuyết mà thôi. Mặt khác, tay nghề thợ đá của Hạ Sinh hiển nhiên cũng không phải sư phó hắn có thể dạy ra được, có sáng tạo và phát triển.
Trong đó có công lao của Đỗ Quyên.
Lâm Xuân mỗi ngày vội vàng xây phòng ở, mỗi khi mệt mỏi hoặc có ý tưởng hay nghi vấn liền xoay người đi cách vách cùng Đỗ Quyên tham thảo.
Đỗ Quyên lo lắng trưởng thành không có phương tiện dạy hắn, nhưng không thể lơ là hắn, đại số sơ trung, trung học đều dạy xong, liền dạy vi phân và tích phân, vật lý. Lại đem các môn xã hội học trong trường đại học, nghĩ đến đâu dạy đến đó, chỉ cần cảm thấy đối với hắn hữu dụng.
Kể từ đó, Lâm Xuân làm việc rất nhiều, một ngày phải chạy qua Hoàng gia vài chuyến, hoặc sớm hoặc muộn.
Đỗ Quyên thấy hắn tiến bộ thần tốc, không khỏi cảm thán thiên phú kỳ diệu.
Như bản thân nàng, khả năng hội họa bình bình, đã sớm dạy không nổi hắn, chỉ có thể cho chút giải thích và đề nghị. Thiên phú của nàng ở vũ đạo, dù động tác làm không thích hợp, nhìn qua cũng phi thường tuyệt đẹp, hồn nhiên thiên thành. Lúc xưa, lão sư từng đề nghị nàng đi theo con đường vũ đạo chuyên nghiệp, nàng lại không coi ra gì.
Mà Lâm Xuân lúc làm việc thường có thể cực nhanh chìm vào cảnh giới tương quan, cảm nhận được linh tính tự nhiên của hoa cỏ, sự tiêu dao của loài chim bay lượn trên cao, dã tính của thú dữ, trầm tĩnh nguy nga của núi cao, nhẹ nhàng vui sướng của suối, tâm tùy ý động, vật làm ra đều có linh tính, giống như một tác phẩm nghệ thuật.
Bởi thường xuyên chăm chú, thiếu niên dần dần nói ít đi, luôn có vẻ trầm tư. Hắn nhìn người và vật cũng đặc biệt chuyên chú, hình thành khí chat độc đáo, ánh mắt như có thể nhìn thấu lòng người.
Phòng ốc toàn bộ xây dựng xong, Đỗ Quyên tới tham quan.
Nhìn những đại khí giường, tủ, tinh mỹ bình phong và vật trang trí trên tường, nàng nhịn không được hâm mộ nói: "Thật ghen tỵ nha! Ta hận không thể chuyển vào ở ngay lập tức."
Lâm Xuân lặng lẽ cười, nhìn nàng hai mắt sáng long lanh.
Đỗ Quyên ý thức được lời này có chút không ổn, cũng không ngạc nhiên, nàng biết Lâm Xuân sẽ không nói bừa đoán mò, ngược lại đối với hắn nói: "Bên trong cũng có công lao của ta. Ta mặc kệ, tương lai ngươi cũng phải giúp ta xây một căn nhà như vậy, giá tiền còn phải rẻ."
Lâm Xuân cười gật đầu, thập phần thích nàng lừa gạt mình.
Sương phòng được dựng lên, phòng chính nhà cũ Lâm gia nhỏ hẹp hẳn lại. Lâm Đại Đầu liền rèn sắt khi còn nóng, nói với bốn đứa con trai tiện thể sửa lại nhà chính. Vì thế, Lâm gia huynh đệ lại bận rộn, phá sập phòng chính, trong viện chất đầy vật liệu gỗ, đá.
Lâm gia hưng vượng như vậy, còn nói bọn họ không bằng Hoàng gia, không vì cái gì khác mà vì nhà này nữ nhân quá ít, dương thịnh âm suy.
Bốn đứa con trai Lâm gia, Đông Sinh nhỏ nhất đã mười một tuổi, ai cũng cao to khoẻ, đồng loạt đứng chung sừng sững như cổ thụ trong rừng. Tuy đều có khả năng, nhưng những việc vặt như lau chùi nấu nướng linh tinh đều rơi vào đầu vợ Lâm Đại Đầu.
Bốn đứa con trai, mỗi bữa cơm ít nhất đều ăn ba chén lớn. Vợ Đại Đầu cả ngày ở trong phòng bếp bận rộn. Mỗi lần nấu là phải nấu một nồi cơm lớn, còn phải xào rau, cả ngày bận rộn đến không kịp thở, còn phải giặt giũ nữa.
Cũng không biết có phải là ở cạnh ba đóa hoa Hoàng gia nên bị ảnh hưởng, bốn tên tiểu tử Lâm gia đều thích sạch sẽ, thường thay quần áo, cũng chịu khó tắm rửa, chỉ có lão nương bọn họ chịu tội.
Xây xong nhà, gia vụ cần thu thập càng nhiều hơn.
Có một lần, vợ Đại Đầu lên lầu lấy gì đó, không cẩn thận té ngã gãy chân. Cầu thang gỗ này do Lâm Xuân thiết kế nên chỉ gãy chân. Nếu vẫn dùng thang dây như trước kia, không chừng là tai nạn chết người.
Sau khi gặp chuyện không may, vận tác hằng ngày của Lâm gia bị tê liệt.
May mắn huynh đệ Lâm gia thường giúp Hoàng gia làm việc nặng, tích góp được nhân duyên tốt, lúc này được hồi báo: Phùng Thị kêu Hoàng Tước Nhi tới chiếu cố bà bà tương lai, hỗ trợ nấu cơm giặt đồ mới sống qua đoạn thời gian đó.
Lúc Hoàng Tước Nhi ở Lâm gia, làm cái nhà này toả sáng hơn trước nhiều, thế nên khi vợ Đại Đầu khoẻ hẳn, người một nhà đều luyến tiếc để nàng đi.
Trải qua chuyện này, Lâm Đại Đầu hạ tử lệnh cho Thu Sinh: cuối năm nếu hắn còn chưa tuyển được đối tượng, thì cho Hạ Sinh đón dâu trước.
Hắn có thể không nóng nảy sao?
Nhìn xem Hoàng gia cách vách, trong nhà dọn dẹp ngay ngắn chỉnh tề, mỗi ngày đều ăn những món khác nhau, mấy đứa con gái nũng nịu kêu cha mẹ, thanh âm làm hắn khó chịu, Hoàng Lão Thực tươi cười làm cho hắn ghen tị, ngay cả Phùng Thị càng lúc càng trẻ ra. Lại nhìn xem bên nhà mình, loạn tao tao, vợ mệt đến eo duỗi không thẳng, càng ngày càng già đi.
Lúc trước không phải như vậy. Trước đó Phùng Thị sao so được với vợ hắn.
Cho nên nói nhi tử đều là đến đòi nợ!
Hắn không thể đợi, năm nay cần phải cưới một nàng dâu về.
Kỳ thật, trong thôn có rất nhiều người nhìn chằm chằm con trai Lâm gia. Ngoài núi cũng có.
Xây nhà xong, ba gia đình chung một dãy, hình tượng nhà giàu Lâm gia nổi bật hẳn lên, tới cửa cầu hôn đông hơn, trong đó có một nửa đến vì Lâm Xuân.
Lâm Đại Đầu đắc ý song lại thập phần phiền não.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.