Điền Viên Cốc Hương

Chương 59: Đại sinh sản




Một trận mưa thu mát mẻ.
Dưới cơn mưa triền miên, trong sân của một phường nhuộm ở thành bắc, người như mưa thanh tĩnh khó được, cùng cảnh tượng náo nhiệt trước kia là một sự đối lập. Tiếng hoa lâu cơ chi nha, âm thanh nhóm thợ dệt phụ xướng tựa hồ còn quanh quẩn đâu đây. Những thất vải, lụa nhuộm xong tươi đẹp cũng không còn, chỉ còn từng trận mưa bụi bám trên nền gạch, tiêu điều hoang lạnh.
Tiểu nhị trong thành vừa khéo đúng dịp là ngày trở về nhà. Người từ bên ngoài đến ở tại hậu viện, có được ngày thanh nhàn hiếm có.
Phía sau một hàng tiểu viện, không khác gì nơi Hoa Thị ở. Chim sẻ tuy nhỏ nhưng đầy đủ ngũ tạng, tuy rằng kém tam tiến, tứ tiến sân, cũng chỉ là tường viện không cao vây kín, cửa lớn đối diện nhà chính, hai bên nhà chính là một gian sương phòng, hai bên sân một bên là nhà bếp, một bên là phòng nhỏ chất đống tạp vật. Một bên là để cho người có gia đình hoặc đại sư phụ ở, còn thừa một chỗ cho nữ công nhân không chỗ trở về nhẳo. Như Ý ở cùng các nàng, vì Như Ý luyến tiếc Hoa Thị, vì chuyện của Hoa Ti Nhu, thổn thức rất nhiều luôn ở bên cạnh làm bạn cùng Hoa Thị.
Nhưng chưa thành thân không thể ở chung sân với các nam nhân làm việc nặng, nên ở bên cạnh phường nhuộm xây một dãy phòng, hai người ở chung phòng, cũng thuận tiện trông coi viện, qua rất tốt.
Tính ra cũng là cố gắng lớn nhất của An Cẩm Hiên, hình thức là cùng Cốc Vũ thương lượng xong chiếu theo Đào trang mà xây. Ban đầu cũng không nghĩ nhiều, nhưng Cốc Vũ nói là an cư mới lạc nghiệp, an cư hiển nhiên là đặt ở phía trước, không phải không thể chi ra. Phường nhuộm vốn xa, nếu giống những nơi khác dựng một dãy giường ghép, sợ là không có nhiều người đến. Dù sao cũng phải ra tiền công, không bằng xây luôn đối với mọi người đều tốt, nên sân được xây dựng cho vài gia đình vào ở, quả thực mọi người đều thanh thản ổn định làm việc, trở thành người trong nhà.
Tuy điều kiện chưa nói tới mức thật tốt, nhưng tuyệt đối tốt hơn rất nhiều lần so với những phường nhuộm khác trong thành. Huống hồ chưởng quầy còn nói, về sau nếu làm tốt, điều kiện càng thêm tốt, hơn nữa người cũng hòa khí, chỉ cần thanh thản ổn định làm việc, chuyện khác không cần lo, còn có người chuyên môn nấu cơm, dù có đứa nhỏ cũng có thể cùng đi ăn cơm. Ăn cơm không là vấn đề, ở cũng được thông qua, dĩ nhiên có người tìm tới.
Ưu việt không chỉ có như thế, mùng mười, hai mươi và ngày cuối cùng trong tháng, là thời gian được nghỉ ngơi. Chưởng quầy chọn một ngày cho mọi người tụ họp, tiếp theo còn nói thời gian tới bắt đầu làm việc, ai làm tốt sẽ ghi lại, được ba lần tuyên dương là có thể đi phòng thu chi lãnh thưởng. Ai làm biếng dùng mánh lới sẽ bị nêu ra xấu hổ. Nếu không thay đổi sẽ bị sa thải. Nói xong là giải tán, ai muốn trở về nhà thì trở về nhà. Ai muốn thăm người thân thì đi thăm người thân. Ai có đứa nhỏ đưa đến nơi đây làm việc còn có thể nghĩ đến có phúc lợi như vậy? Nhưng nơi khác làm quanh năm suốt tháng cũng chưa có cơ hội về nhà. Gặp thời điểm tốt còn cùng nhau liên hoan, uống ly rượu lớn thoải mái, phụ nữ tụ tập với nhau trò chuyện, đứa nhỏ chạy tới chạy lui, náo nhiệt không thể tả.
Căn bản không cần phải dán bố cáo, cũng không lo không đủ người, chỉ cần nơi nào có người đến phường nhuộm, một truyền mười mười truyền trăm, người đến ngày nhiều hơn. Ai tới cũng lựa được hàng, muốn sang năm giao hàng đoạn hoa, mọi người đều tin tưởng tràn đầy.
Cốc Vũ, Hoa Thị còn có Như Ý, bên xưởng dệt. Các cô nương vào làm tháng đầu tiên, sẽ do Hoa Thị hoặc là Như Ý chỉ dẫn, học dùng hoa lâu cơ. Nếu thật sự học không được, còn có việc khác như giặt, hồ, phơi nắng, chỉ là giá tiền công không giống nhau. Nếu học không được lại lười biếng, tháng đó sẽ trả nửa lượng bạc rồi đuổi đi.
Bên phường nhuộm của An Cẩm Hiên cũng áp dụng phương thức này, tính đến lúc này nhân thủ đều ổn định, ít người muốn bỏ đi, một khi ra đi muốn trở lại rất khó khăn, thậm chí còn có người quanh co lòng vòng tặng này nọ lấy lòng người bên trong. Đối với việc này, tuy CốcVũ cùng An Cẩm Hiên cảm thấy buồn cười nhưng trong lòng lại cao hung. Khi nào thì nơi này biến thành nơi dâng bánh trái? Nhưng cũng không muốn chuyện như vậy xảy ra, nên lúc tụ tập đã nói rõ ràng, mỗi người làm một năm có cơ hội giới hai người đến, nếu thích hợp sẽ giữ lại, không thích hợp đành cho ra đi. Lời này nói rõ ràng, người vào làm việc không ai không tuân thủ, trở về lời nói có phần lượng, láng giềng tự nhiên xem trọng mình hơn.
Tuy người nhiều, cũng may ngay từ đầu Cốc Vũ bỏ nhiều tâm huyết, chiếu theo kiếp trước mà làm không sai biệt lắm, cố gắng lường trước các loại khó khăn may mắn chưa gặp phải. Mọi người ở nơi này thiện lương nhiều so với tưởng tượng của nàng. Như Ý nói đúng, lòng người đều là thịt, chuyện tốt như vậy đi đâu tìm, lại nói các nàng cũng có lợi, trong lòng hướng về đông gia, dù các nàng không nghĩ xa, không tưởng tới, cũng có người nhắc nhở, nhưng đều thoải mái không ít.
Tỷ như cả nhà Hổ Tử ở sân sau. Cha Hổ Tử là Lưu Đại bảo ở phường nhuộm đà là một quản sự không lớn không nhỏ. Nương Hổ tử, Lí thị, là thợ dệt, đối với cuộc sống trước mắt đã rất thỏa mãn.
Nhân dịp mưa thu, đều đã ngừng công. Lí thị lợi dụng thời gian rảnh may vá, muốn làm cho quần áo mùa đông của cả nhà, nhưng làm không bao lâu, đã có chút mất hồn mất vía đành phải thôi. Không may vá lại không biết làm cái gì, lại lấy quần áo cũ rách ra cắt chuẩn bị làm hài. Trong lòng như cũ không bỏ xuống được, rốt cục quay sang nói chuyện với Lưu Đại Bảo đang sửa ghế, "Cha bọn nhỏ, ngươi xem nếu mưa cứ rới như thế này thì phải làm sao? Ngươi có đề nghị gì với Kim lão bản không?"
Lưu Đại Bảo nghe lời của vợ chứa nồng đậm lo lắng, lắc lắc đầu cười, chọc nàng hai câu: "Ngươi thật lo lắng nhiều quá, còn không phải là vừa khéo cho ngươi nghỉ ngơi sao? Còn không vừa ý?"
Nghe hắn nói như vậy, Lí thị vốn không nỡ lập tức nóng nảy, "Ai ai ai! Làm người phải có lương tâm, nếu phường nhuộm không sản xuất thì mất sinh ý, sinh ý giảm xuống chúng ta được tốt sao? Xưởng tốt chúng ta cũng tốt, bằng không sao có thể có chốn ở, cơm nước không cần phải quan tâm, còn có bông vải làm quần áo mùa đông. Ngươi xem lúc trước chúng ta mặc gì? Quần áo bị hư hao như lưới đánh cá, chúng ta dám tùy tiện cắt ra nạp hài sao? Chỉ sợ, chỉ sợ ······" Nói xong liền rưng rưng.
Lưu Đại Bảo hì hì cười, vội buông việc trong tay, đi qua vỗ vai Lí Thị, "Coi tính tình của ngươi kìa, nói hai câu đã như vậy, cũng không nghĩ lại ta là hạng người như vậy sao? Lý lẽ này ta càng là rõ ràng, chỉ là Kim lão bản nói, lúc này nguồn nước không tốt, nhuộm vải sẽ bị ảnh hưởng, còn không bằng nghỉ ngơi, chờ qua thời gian này lại tiếp tục, mỗi tháng có bao nhiêu trong lòng hắn nắm chắc. Thời gian này nghỉ ngơi, cũng tốt đặt mua chút đồ mùa đông. Nếu ngày sau vẫn mưa nhiều sẽ tính tiếp, Kim lão bản đều biết, cho ngươi không cần quan tâm ngươi còn nóng nảy..."
Sắc mặt Lí Thị hòa dịu không ít, giận hắn một câu, "Ai kêu ngươi không nói, trong lòng ta không nỡ, nếu không có việc này, không biết chúng ta bây giờ đang ở đâu chịu khổ, sao lại không quan tâm.
Lưu Đại Bảo nhìn nàng rồi quay lại nhìn căn phòng này, cảm khái, "Nói cho cùng, người là sống cây là chết, lúc trước trong tay chỉ có chút đất bạc màu, mắt thấy sống không nổi nữa, cho ngươi đi ra ngoài ngươi còn nói người xa quê tiện, chết sống không chịu, bằng không đâu có ngày lành hôm nay."
Lí Thị cười cười, có chút ngượng ngùng, miệng lại cứng rắn: "Còn không phải vận khí chúng ta tốt, ngươi xem bên ngoài bao nhiêu người đi làm ăn, ăn cũng không đủ no. Lại nói chung quy cũng vì trong thành không có gốc rễ trong lòng luôn không nỡ..."
Lưu Đại Bảo gật đầu, "Ta cân nhắc kỹ càng, tính ra tiền công một năm của chúng ta không ít, cũng không xài gì, một năm cộng lại cũng có trên dưới 12 lượng, dành dụm vài năm, phải đi mua vài mẫu ruộng. Ruộng để cho người khác cày cấy, hàng năm còn có chút tiền thuê, đến lúc đó lại khuếch lớn hơn một chút, chờ Hổ Tử lớn có mấy chục mẫu ruộng, về sau chúng ta cũng không cần lo. Nếu phường nhuộm cứ phất lên, chúng ta cố gắng làm việc, tiền công càng nhiều, ruộng đất đó là đường lui của chúng ta, về sau có thể làm chủ!"
Lí thị nhìn Lưu Đại Bảo tinh thần tràn đầy, vẻ mặt sùng bái, mình thật gả đúng người. Hắn có ý tưởng, cứ như vậy đi qua, đương nhiên cuộc sống càng tốt, nhưng nàng vẫn bổ sung một câu: "Điền trang bên kia xây một cái sân!"
Lưu Đại Bảo gật đầu nói: "Vậy thì xây cái sân."
Lí thị còn chưa thỏa mãn, phảng phất trước mắt đã xuất hiện hình ảnh đó, lại bỏ thêm một câu, "Trong viện trồng cây đào, Hổ Tử thích ăn."
"Trồng cây đào."
"Trong vườn chừa ra một mẫu, nửa mẫu trồng củ năng, nửa mẫu trồng củ từ, đến lúc đó củ từ nở hoa, nhìn là thấy không khí vui mừng..."
Lưu Đại Bảo còn chưa kịp đáp ứng, Lí thị lại nói: "Nuôi một đám gà con, Hổ Tử thích ăn bánh ga-tô."
Lưu Đại Bảo bị kiềm hãm, muốn cười. Chờ đến lúc có ruộng có sân, Hổ Tử đã lớn, còn nuôi gà còn, ăn bánh ga-tô gì nữa. Nhưng lại nghĩ, Hổ Tử sẽ thành gia, như vậy sẽ có cháu nội, cháu nội cũng có thể ăn bánh ga-tô, nên như đinh đóng cột nói: "Nuôi gà con!"
Nhất bóng người vọt vào, mập mạp trong tay cầm một khối điểm tâm đậu phụ vàng, đưa tới bên miệng Lí Thị, nói, "Ở đâu có gà con, ta muốn ăn bánh ga-tô!"
Lí thị nhìn Lưu Đại Bảo chau chau mày, ý tứ là ngươi xem, ta nói không sai chưa? Có chút đắc ý cười nói: "Cái này có, đợi lát nữa chúng ta tự mình nấu cơm ăn, a? Lại chạy đi náo Hoa bá mẫu?"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.