Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 4: Hứa Qua (04)




Năm thứ hai ở Jerusalem, Hứa Qua theo học khoá huấn luyện chim ưng của một vị người Ả rập. Ba tháng sau, Hứa Qua có thể để cho con chim ưng sa mạc nặng bằng một phần ba trọng lượng cơ thể cô đứng trên cổ tay.
Huấn luyện chim ưng là một hoạt động hao tổn thể lực. Hứa Qua tự nhận sức lực mình không tồi nhưng câu nói của dì Mai "Hứa Thuần chỉ kém Najib một tuổi" khiến cô cảm thấy sức lực của mình có vấn đề nghiêm trọng.
Cái đĩa cầm trên tay hơi run, run đến mức Hứa Qua có cảm giác chỉ cần cô lơ đễnh thêm chút nữa chiếc đĩa sẽ rơi xuống vỡ tan.
Sau đó, dì Mai gần như đem câu chuyện về vợ chưa cưới của Najib từ thời lót tã ra nói. Nói cô ấy lúc còn nhỏ rất thích theo đuôi sau lưng anh trai mình. Lúc đó chưa hiểu chuyện, ỷ vào quan hệ ruột thịt với anh mà can thiệp vào không biết bao nhiêu mối quan hệ bạn bè của anh cô ấy, nói cô...
Nói cô ấy khi còn nhỏ là tiểu đầu đất, một lòng muốn bản thân và anh trai kết hôn.
Cái đĩa kia thật sự rơi xuống đất vỡ tan, chẳng qua không phải vì cô mất lực cầm nó. Cô cũng không để ý dì Mai đang lải nhải, liếc mắt, không quay đầu lại mà rời khỏi phòng bếp, ba bước thành hai hướng đến phòng khách, duỗi tay cầm cái tẩu cha cô thích hút hàng ngày lên. Chiếc tẩu rơi xuống đất.
Bước chân hướng sang trái, ngừng trước cửa phòng học của anh. Cô hít vào thở ra một hơi thật sâu, duỗi tay đẩy cửa: Hứa Thuần, anh khốn khiếp, anh dám để cho đứa con gái khác ngồi đằng sau xe. Anh cùng mấy thằng ất ơ trên phố không khác gì nhau cả, chỉ thích ngắm mấy khuôn mặt phụ nữ xinh đẹp, giỏi nũng nịu.
Cửa phòng mở ra, sức lực của cô lập tức được phục hồi. Ha, xem đi, cái kệ sách kia đẩy quá nhẹ nhàng, sau kệ sách là giá bút, sau giá bút là giá quần áo. Tóm lại, tất cả những đồ vật dễ dàng chạm đến giờ đã bừa bộn trên mặt đất.
Cô biết ở nhà mình, nếu cố ý phá đồ sẽ bị phạt nặng.
*
Bốn phía quanh Hứa Qua đều không có cửa sổ. Đây là ngôi nhà nhỏ nghe nói là nơi trước kia chủ cũ dùng để nuôi thú cưng. Cha cô bắt cô ngồi đây hối lỗi, bảo đảm cô sẽ không tái phạm mới thả ra.
Lưng dán trên tường, hai chân co lại, cằm gác ở đầu gối, Hứa Qua xuyên qua một khe hở nhỏ duy nhất của căn nhà này nhìn ra ánh sáng phát ra từ phòng khách, một bên tai lắng nghe âm thanh vọng từ hẻm nhỏ.
Nhưng Hứa Qua đợi mãi đợi mãi không thấy âm thanh mình trông ngóng.
Người ấy vì cái gì mà chưa quay lại? Anh sao lại đi lâu như thế, đưa một người về lại mất nhiều thời gian như vậy ư? Chẳng lẽ anh không biết càng về đêm, khu thành cổ Jerusalem càng nguy hiểm?
Thành cổ chỉ rộng tầm một kilomet vuông, diện tích khá kiêm tốn so với diện tích một trăm hai sáu kilomet vuông của Israel. Nhưng một kilomet vuông ở Jerusalem lại vô cùng đặc biệt bởi nó có viên đá Hồi giáo, bức tường than khóc, Thánh điện. Mỗi năm thu hút vô số du khách cũng như những người hành hương đến với thành cổ.
Liên Hiệp Quốc cũng có hẳn một áng văn ca ngợi hết lời cho thành cổ: Đó là bộ sử thi vĩ đại mà nhân loại đã để lại. Khu thành cổ được chia làm bốn khu: Khu Hồi giáo, Kitô giáo, Do Thái, và Armenia. Tôn giáo xung đột, tranh giành lãnh thổ cũng như xích mích về lợi ích khiến khu thành cổ hàng năm không ngừng xảy ra xung đột, đổ máu. Mà sau mỗi lần đổ máu như thế đều có người hô hào khẩu hiệu: "Được chiến đấu là một vinh dự."
Về sau, các quốc gia lớn, các đảng phái lãnh đạo khác sẽ chỉ trích lẫn nhau, mà những cái này Hứa Qua nghe nhiều đến nỗi tai mọc kén.
Phập phồng lo lắng mãi, rốt cục Hứa Qua cũng nghe thấy tiếng động cơ từ xa lại gần. Anh trở về rồi!
Lúc này Hứa Qua không nhịn được phỏng đoán trong lòng, có lẽ người ấy đưa tiểu thư Brown đi về trên đường qua cửa hàng bánh ngọt kiểu Âu, uống chút cà phê cùng món ngọt nào đó. Đương nhiên, cái chủ ý này nhất định là do tiểu thư Brown đáng ghét kia đưa ra. Con gái nước Pháp không phải thích áp dụng chiêu cũ rích kia với đàn ông sao. Bằng không sao anh lại đi lâu như thế?
Không biết người ấy biết cô phá huỷ nơi học tập của anh sẽ phản ứng như thế nào? Nhất định sẽ hận không thể kéo đứt cái tai cô luôn đi?
Hứa Qua lại bất giác nhớ lại ánh mắt cảnh cáo của anh. Hình ảnh trong đầu trở nên rõ ràng khiến đầu Hứa Qua run lên, theo bản năng cô đưa tay bảo vệ lỗ tai của mình.
Hứa Qua hiện tại suy nghĩ kĩ càng vì sao ngày thường cha cô hay né tránh ánh mắt của người ấy. Nhưng đấy là cha của anh mà, làm gì có chuyện cha đẻ lại sợ con mình cơ chứ?
Tiếng bước chân ngoài cửa tiến vào phòng khách. Thời gian trôi qua chậm chạp, từ thư phòng truyền đến âm thanh không rõ lắm. Không cần đoán, Hứa Qua chắc chắn âm thanh nhỏ nhẹ ấy là của cha mình.
Biết người ấy về nhà an toàn, Hứa Qua thả lòng người, tâm tình cũng theo đó buông xuống, mơ màng mà ngủ. Trong lúc liu thiu, cô nghe có người mở cửa căn nhà nhỏ. Cũng không biết bắt đầu từ lúc nào, Hứa Qua có thể phân biệt được mọi tiếng động của người ấy, từ lực bước của đôi chân, thậm chí đến cả hơi thở. Hơi thở quen thuộc gần trong gang tấc khiến Hứa Qua tỉnh từ cơn buồn ngủ, nhưng cô vẫn gắt gao nhắm chặt mắt.
Tiếng hít thở quen thuộc gần trong gang tấc, giống như Hứa Qua trong lòng thầm đoán, người ấy theo thói quen ngừng một chút, mở miệng:
"Anh biết em còn chưa ngủ."
Trong giọng anh khó có thể nhận ra có một chút hơi ấm. Hứa Qua vẫn tiếp tục nhắm chặt mắt, trong lòng tự tưởng tượng ra giọng điệu trầm ấm của anh, nhất định là anh có tật giật mình. Uống xong cà phê thơm ngon về đến nhà thấy em gái bị nhốt ở trong căn nhà nhỏ mà sinh lòng áy náy.
"Cửa vẫn luôn mở, em định khi nào thì về phòng?" Người ấy lại nói một câu.
Lỗ tai nhanh nhạy bắt được tin tức ấy, Hứa Qua nhanh chóng mở to mắt. Người ấy đang hơi cong eo cúi xuống nhìn cô, nói câu ấy như thể đưa ra một quyết định nào đó.
Ngoài cửa ánh sáng hắt vào sáng trưng. Hứa Qua nhìn khoé miệng anh hơn nhếch cười, lộ ra hàm răng trắng tinh đều tăm tắp vô cùng thu hút ánh nhìn, càng tô điểm cho vẻ điển trai của anh.
Anh rất ít cười, cho dù là khi ghi ba điểm vào lưới, cho dù con gái gào thét hoan hô ầm ĩ đến hỏng tai. Nhưng trong màn ồn ĩ chói tai đấy, anh không dừng lại, lại tiếp tục nhanh chóng lấy bóng, ôm bóng chạy vào sân, chờ đợi tiếng còi lần nữa vang lên.
Thật khó có thể thấy nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt ấy. Trong lòng Hứa Qua luôn tức giận, sự tươi cười của anh trong mắt Hứa Qua luôn là vẻ giả vờ hạnh phúc.
Vừa cùng con gái rượu của nhà ngoại giao xuất sắc nhất Jerusalem uống cà phê nên tâm tình lâng lâng là điều dễ hiểu. Cô hung hăng trừng mắt nhìn anh, nhưng xem ra anh không để điều đó vào lòng. Anh lại đứng thẳng lên.
Mắt thấy anh sắp rời đi, Hứa Qua vội nói: "Cà phê loại một uống ngon không?"
Cơ thể đang đứng thẳng ấy không phản ứng.
"Em đang chết đói rồi này, anh không nghĩ nên mua cho em chút đồ ngọt sao?" Cô khoa trương làm điệu nuốt nước miếng.
Tiểu thư Brown là người Pháp, cũng sẽ là đương nhiên nếu cô ta đòi đến quán của đồng hương. Cửa hàng bánh ngọt kiểu Tây Âu ở khu thành cổ Jerusalem kia chính là ước mơ của lũ trẻ con: "Đồ ngọt nơi đó khẳng định tuyệt trên cả tuyệt."
Anh lại lần nữa hơi cúi xuống: "Ai nói anh đi uống cà phê?"
Lời này ý là.... Không có đi sao? Hứa Qua vẫn không tin: "Vậy sao anh đi gì mà lâu vậy?"
"Đó là vì có khách cần làm lại bộ khoá bị mất, anh giúp người ta thì họ mới mở cửa được chứ."
Có rất nhiều điều tưởng chừng không thể làm được với thiếu niên nhưng anh lại có thể hoàn thành chúng thật dễ dàng, như chuyện đương nhiên vậy. Giống như đưa cho anh một cái dây điện, anh có thể trong thời gian ngắn dùng nó để mở khoá.
Làm khoá cho khách ở tiệm không thể làm khó được con trai chủ cửa hàng kim khí. Nghĩ đến đây, Hứa Qua giả vờ nổi nóng, nói vờ nói vịt: "Anh không có đi cà phê sao? Kỳ lạ chưa, rõ ràng em vừa thấy anh đi cà phê." Vừa nói vừa xoa xoa mắt.
"Vừa mới? Em đang nằm mơ à?" Người ấy bị lừa, tay xoa xoa đầu cô: "Về phòng đi."
Lời nói của anh làm Hứa Qua nhớ tới chuyện cô vừa phá phách phòng học của anh. Nếu ngày thường anh nhất định sẽ lạnh lùng với cô, cho dù anh chưa từng lớn tiếng quát mắng bao giờ.
Nhưng Hứa Qua vẫn luôn biết anh và anh trai nhà người ta không giống nhau. Anh trai nhà người khác khi em gái bị đau chân sẽ cho em nằm bò lên lưng, còn anh trai của cô sẽ để cô nằm yên một chỗ rồi ra tiệm mua thuốc. Nếu cô cùng con nhà hàng xóm cãi nhau mà cô là người sai, khẳng định anh sẽ túm cô sang nhà họ bắt nhận lỗi.
Dì Mai nói, trong thế giới của Hứa Thuần, chỉ có đúng hay sai, đen hay trắng, không có màu xám.
"Em... em phá phách như vậy, anh không tức à?" Biết anh không cùng tiểu thư Brown đi cửa hàng bánh ngọt Tây, Hứa Qua cảm thấy mình như quả bóng bay xì hơi, đôi mắt long lanh nhìn anh chằm chằm, trong lòng run sợ hỏi.
Anh lắc đầu.
Hồi tưởng về thư phòng bừa bộn đồ vật vãi lung tung, Hứa Qua lại lí nhí: "Thật sự không tức giận?"
Anh ngồi xổm xuống: "Hành vi của em chính là mang tính chất đập phá, nhưng một đồ vật cũng không bị hư, hậu quả chỉ là làm anh mất một chút sức lao động."
Người ấy nói làm Hứa Qua như lạc vào sương mù.
"Ý anh là hết thảy em chỉ nhằm vào anh, toàn chọn những đồ rắn chắc mà quật đổ thì tức là em cố ý muốn phá hỏng chúng. Cho nên vẫn nằm trong giới hạn anh chấp nhận được." Người ấy lại bổ sung một câu.
Những lời này nghe không giống phong thái của một thiếu niên mười lăm tuổi lắm. Nhưng anh nói không sai, khi đó, cô cũng chỉ đơn thuần phát giận. Chỉ là cái anh nói cô vẫn cái hiểu cái không.
Buổi tối hôm nay, anh kiên nhẫn hơn rất nhiều so với mọi khi. Anh đặt một chút than củi vào lò sưởi trong phòng nhỏ giữa trời đông giá rét. Than củi vạch ra trên mặt đất một vòng tròn.
Chỉ vào vòng tròn, anh nói: "Giống như đề phòng những rủi ro trong mua bán, hai bên phải đề ra một bản hợp đồng. Ở trong vòng tròn này, bất luận một cái gì phát sinh ra rủi ro, hai bên đều phải chia sẻ và gánh vác. Nhưng nếu một bên đơn phương vi phạm, nhảy ra khỏi vòng tròn, kết quả chính là bên đó phải chịu trách nhiệm cho vấn đề phát sinh, đây là nguyên tắc."
Hình như cô lại hiểu một chút, hỏi anh: "Nếu em đêm nay em làm hỏng thư phòng rồi thì đồ vật em phải đền bù kiểu gì?"
Ánh mắt anh chuyển hướng xuống vòng tròn: "Nếu đêm nay em làm hỏng, bất luận là cái gì, như vậy em phải sửa cho đến khi nào nó lành lặn mới thôi. Cái này sẽ giúp em nhận ra được sai lầm của mình rõ ràng."
Lúc này, Hứa Qua cảm thấy người ấy một chút cũng không giống con trai chủ tiệm kim khí. Cho dù biết điều anh nói là đúng, nhưng Hứa Qua vẫn chưa từ bỏ ý định, làm mặt đau khổ: "Hic, em đau bụng."
"Vậy anh gọi điện cho bác sĩ tới." Dừng một chút, anh nói tiếp: "Nhưng bụng em thật sự đau lúc đó chứ, nếu anh phát hiện..."
"Em mệt mà." Hứa Qua ngắt lời anh, không cần anh nói cô cũng biết lời tiếp theo chắc chắn là cảnh cáo.
"Nói dối sẽ càng gây thêm hậu quả, lúc đấy không chỉ đơn giản là phạt em trong căn nhà này đâu."
Cô rầu rĩ trở lại phòng.
Nửa đêm, Hứa Qua bị thanh âm nào đó đánh thức. Cô nhắm chặt mắt, chờ đến khi mí mắt cảm giác có một bóng hình bao phủ.
Đôi mắt cô còn chưa mở nhưng khóe miệng đã kéo lên. Đêm nay bầu trời ban đêm tràn ngập ánh sao.
- -
Editor: Vối Vối

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.