Đường Chuyên

Chương 280: Tranh Cãi Trên Triều




Từ sau khi Dương phi, Âm phi đưa nhi tử tới thư viện học, cái thành phố siêu lớn tám mươi vạn nhân khẩu Trường An liền lưu truyền tin hoàng tử cũng bắt đầu tới thư viện học rồi, nơi nào còn tốt hơn thư viện Ngọc Sơn nữa?
Thư viện chỉ chiêu mộ con cháu công huân thế gia, hoàng thân quốc thích, đẩy đám địa chủ trong thành Trường An ra ngoài, huân quý Quan Lũng đã hưởng thụ mọi thứ của quốc gia này, giờ ngay con cái cũng có xuất phát điểm cao hơn con cái mình thì sao được? Chúng ta đời đời chỉ cỏ thể làm tầng lớp hạ đẳng à?
Quốc tử giám đã mở cửa với con cháu quan viên dưới ngũ phẩm rồi, Hoàng Văn quán cũng bỏ thái độ cao ngạo, bắt đầu tìm kiếm nhân tài trong số quan viên cấp thấp, chuẩn bị trọng điểm bồi dưỡng, để phân cao thấp với Ngọc Sơn thư viện.
Tranh đoạt tài nguyên à? Vân Diệp ở đời sau vì tìm trường cho con mình nên cực kỳ tinh thông chuyện này, Ngu Thế Nam, Lưu Chính Hội dù học thuật thông thiên, trí mưu kinh người cũng không thể nào biết được cái gọi là nguyên lý Siphon, thêm vào Khổng Dĩnh Đạt, Tiêu Vũ giúp đỡ, Quốc tử giám và Hoằng Văn quán chỉ có thể thất bại trong cuộc chiến tranh đoạt học sinh này.
Ngọc Sơn thư viện chẳng qua tung ra một thể lệ, học sinh có tài hoa, muốn tiến bộ là có thể giam gia khảo thí của thư viện, khảo thí hợp cách có thể học trong thư viện, không khác gì các học sinh khác trong thư viện, học sinh gia cảnh khó khăn còn được miễn học phí, thậm chí là có học bổng để tranh thủ, còn có thể học nửa ngày cũng được, chỉ cần ngươi đủ ưu tú.
Đám thư sinh nóng máu, có ai là tự cho mình kém hơn người khác, đều chỉ có một cái đầu giữa hai vai, ngươi thông minh hơn ta à? Nực cười. Tham gia mới biết Ngọc Sơn tháng năm người đông nghìn nghịt, nhà nông hộ dưới núi đầy thư sinh tới tham gia khảo thí ở trọ, thậm chí có một số ở vùng ngoài xa xôi tới thi.
Ngọc Sơn đại khảo khiến đại điển luận tài tổ chức mỗi năm một lần của triều đình bị lấn át, hàn môn sĩ tử không có người tiến cử chỉ còn cách đem hi vọng gửi gắm vào Ngọc Sơn thư viện, các vương gia cần chúc quan, trong quân doanh cần thư ký, công bộ cần nhân tài chuyên môn, tệ lắm thì các đại hào môn cũng cần cung phụng của mình. Đường ra rộng rãi hơn so với chủ bạ tòng bát phẩm của triều đình.
Đối với chuyện này hoàng đế không hỏi tới, chỉ có Ngụy Trưng ở triều đường phẫn nộ nói tới hậu quả nghiêm trọng thư viện tranh đoạt nhân tài với triều đình, Lý Nhị nheo mắt lại, cười tủm tỉm lắng nghe, quan viên triều đình ngày một nhiều, nhưng chẳng có mấy người dùng được, mấy vị gọi là nhân tài do đích thân ông ta nghiệm chứng tới địa phương làm quan thân dân, kết quả khiến ông ta cực kỳ phẫn nộ, múa bút thì như rồng bay phượng múa, làm thì không được một việc gì. Gặp phải hạn hán không biết ứng phó, gặp phải nạn dân không biết trấn an, chỉ biết cầu viện, dân sinh không hiểu chút nào, chỉ còn lại một lòng trung thành đền nợ nước.
Giặc tới thì ta chết là được, quan viên tự giữ mình thanh liêm nghèo khổ là đủ khiến thiên hạ thái bình, quan viên như thế Lý Nhị vừa thích vừa lo. Quan viên như thế không đem lại lợi ích gì cho địa phương, cũng không hại gì, tám trăm năm sau cũng chẳng có gì thay đổi.
Trái lại học sinh thư viện, học sinh lớp cao phải tham dự đủ các loại thực tập, hoặc quản lý một lò xi măng, hoặc quản lý một nhóm công tượng, hoặc tham gia xây dựng một cây cầu, hoặc tham gia phân phối lương thảo trong quân doanh, tới nơi hạn hán cứu tế, giúp đỡ địa phương dẫn nước. Còn cả quản lý cái chợ nhỏ ở Vân gia trang, còn về công trường xây dựng cung điện càng có rất nhiều khuôn mặt trẻ qua lại bận rộn.
Học sinh tham gia xây dựng phường Hưng Hóa đã chất vấn quan viên Trương An phải chăng chỉ ăn không ngồi rồi, mấy chục phản tặc phóng hỏa khiến thành phố cỡ lớn rơi vào hỗn loạn, hậu quả nghiêm trọng như thế, bình thường quan viên làm cái gì?
Ngụy Trưng chỉ trích mệt hơi, tới lượt Khổn Dĩnh Đạt oanh tạc tiếp, đầu óc Lý Nhị lại đang nghĩ chuyện ban đầu Vân Diệp mới mình làm viện trưởng Ngọc Sơn thư viện, khi đó cho rằng y nói linh tinh, chức trách của hoàng đế là nắm giữ cả thiên hạ chứ không phải làm chức quan thực tế, nếu không cần quan viên làm gì?
Giờ nghĩ lại mình đúng là phải làm chức viện trưởng này, chỉ cần mình làm viện trưởng, học sinh trong thư viện đều là học sinh của mình, trong thiên địa quân thần sư mình đã chiếm hai vị trí, là cách mua chuộc lòng người tốt nhất.
Lý Nhị đột nhiên cười lớn, chẳng trách mình để thái tử làm viện trưởng Vân Diệp lại không đồng ý, thà để vị trí viện trưởng trống hai năm chứ không cho Lý Thừa Càn đụng vào, ai mà ngờ hai năm trước mình nổi hứng bất chợt lại sinh ra con quái vật lớn như vậy. Thừa Càn à Thừa Càn, vận khí của con đúng là chưa từng có, bằng hữu của co lo cho con tới mức độ này, nếu tương lai không làm hoàng đế tốt thì có lỗi với vất cả mọi người.
Nhưng cứ nghĩ tới Vân Diệp là sắc mặt ông ta vô cùng cổ quái, nắm đấm kêu răng rắc:" Tiểu tử, ngươi tưởng nữ nhi của ta cho ngươi tùy tiện sao, ngươi dâm uế cung đình, là tội chặt đầu, có thời gian trẫm nói chuyện tử tế với ngươi."
Triều đường nổ ra tranh luận làm Lý Nhị tạm thời thu tâm tư lại, chỉ thấy Úy Trì Cung siết chặt nắm đấm, bộ dạnh hung thần ác sát, nhìn xoáy vào Khổng Dĩnh Đạt như muốn đánh.
- Kính Đức dừng tay, trên triều đường muốn động thủ là lý gì?
- Bệ hạ, lão già họ Khổng này thật đáng hận, nói chuyện khác đã đành, vi thần không thèm so đó với lão ta, không ngờ nói hài nhi thần không dùng cột, tùy tiện lấy mấy cục đá xây cầu là hành vi coi mạng người như cỏ rác, thần muốn cùng lão ta nói hai năm rõ mười.
Nhà Úy Trì Cung có được một người biết văn biết chữ không phải dễ dang gì, hiện giờ có thể cùng mấy chục người xây lên cây cầu mười trượng không cần cột, cầu đã xây xong mà có kẻ nói này nói nọ, tất nhiên là giận.
- Cầu do ai xây?
Lý Nhị tưởng mình nghe nhầm, cầu Úy Trì Bảo Lâm xây mà người đi được à? Chẳng trách Khổng Dĩnh Đạt nói coi mạng người như cỏ rác, thì khi nào thằng ngốc xây được cầu lớn rồi?
- Khuyển tử Úy Trì Bảo Lâm suất lĩnh tám ba công tượng dùng hai sáu ngày bốn canh giờ xây xong.
Úy Trì Cung miệng mở to hết mức, cực kỳ đắc ý:
- Bệ hạ, cây cầu mới đó là chỗ ra vào trọng yếu của Kim Quang môn, Úy Trì Bảo Lâm không dùng cột đỡ, không dùng gỗ, chỉ dùng mấy trăm cục đá nối với nhau, bên trên tuy trạm khắc cực đẹp, nhưng không dùng được, một khi sập xuống là sẽ chết người, thần chỉ trích hắn coi mạng người như cỏ rác có gì sai?
Lý Nhị lo lắng nhìn Úy Trì Cung, lại nhìn công bộ thượng thư Lý Đại Lượng, xem hai người họ giải thích ra sao.
Lý Đại Lượng đứng dậy nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, công bộ đã kiểm nghiệm cầu mới, cầu xây đẹp đẽ chắc chắn, không có vấn đề gì.
Úy Trì Cung cũng nói:
- Vi thần cũng lo cầu do khuyển tử xây không dùng được, cho nên ngày khuyển tử xây xong, vi thần là người đầu tiên lên cầu, rất chắc, có năm mươi gia tướng toàn thân trọng giáp phóng ngựa trên cầu, tới ngay bụi rơi xuống cũng không có, lại đánh xe nặng ngàn cân đi qua từ đầu này tới đầu kia, vẫn cứ tốt, thần dám lấy đầu ra đảm bảo.
Úy Trì Cung chưa bao giờ nói dối mình, Lý Nhị hiểu điều đó, cho nên tin lời ông ta tám phần, đang định nói thì Trường Tôn Vô Kỵ rời hàng:
- Bệ hạ chẳng lẽ quên cầu Triệu Châu rồi? Cây cầu đó cũng không có cột, dùng đá xây nên, nay vẫn nguyên xi.
- Cây cầu đó do Lý Xuân danh tượng thời Tùy xây, Úy Trì Bảo Lâm là cái gì mà so với ông ta?
Khổng Dĩnh Đạt không chịu thôi:
- Khuyển tử nói bản vẽ là do Công Thâu gia làm ra, bất kỳ ai ở Công Thâu gia cũng đủ sánh với Lý Xuân.
Ngu Thế Nam tức điên, đã thảo luận trước là công kích Ngọc Sơn thư viện thôi, ai ngờ bị Khổng Dĩnh Đạt tính tình vừa thối vừa cứng lôi vào chuyện vụn vặt, hoàng đế rõ ràng hiểu nhưng không hỏi, chỉ hỏi chuyện thú vị khi xây cầu, tính toán hôm nay hỏng mất rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.