Hãn Thích

Chương 322.1: Lê Đại Ẩn và Phong Trì (1)




Tháng 11 năm Kiến An thứ tư, hải vực Hoàng Hải đã xảy ra một hồi hải chiến.
Hai bên giao chiến là hải tặc Trường Sầm và hải quân Đại Hán. Trận hải chiến này, là một hồi chạm trán không thể tránh khỏi. Bắt đầu mùa đông tới nay, bởi vì thế cục Liêu Đông hỗn loạn, hải tặc Trường Sầm vẫn chưa hề xuất hải cướp bóc, tạo nên sự dần dần thiếu hụt vật tư cho Trường Sầm hải tặc, Phong Trì cuối cùng quyết địch lệnh cho Trường Sầm hải tặc xuất kích, chuẩn bị tập kích cướp Đông Lai. Thật không ngờ đến trên đường đi Trường Sầm hải tặc lại gặp phải hải quân Đại Hán.
Cam Ninh sau khi nhận lệnh, liền phái thuyền dò xét tìm kiếm thời cơ chiến đấu, chuẩn bị cùng Trường Sầm tặc và Chiêm Thiền tặc một hồi quyết chiến. Nhưng hai nhóm hải tặc ru rú trong nhà, khiến Cam Ninh cảm thấy vô cùng bất đắc dĩ. Thật vất vả chờ đến khi Trường Sầm tặc xuất động, Cam Ninh sao có thể buông tha đối phương? Vì thế hai bên trên biển tiến hành một cuộc đấu trí, Trường Sầm tặc xuất động mười ba thuyền biển mà Cam Ninh lại chỉ dẫn theo sáu thuyền biển, cải trang thành thuyền buôn, từ Hoàng Hải quá cảnh. Trường Sầm tặc tự nhiên phát hiện một đột thuyền, lập tức thay đổi mục tiêu, quyết định cướp sạch những thuyền buôn này.
Cứ như vậy, Cam Ninh hải quân và Trường Sầm hải tặc trong một buổi sớm mờ sương, gặp nhau ở hải vực cách đảo Hải Dương năm mươi hải lý. Đại chiến bắt đầu từ sáng sớm, liên tục đến giữa chính ngọ. Sương mù trên biển đã tan biến, tám con thuyền bị lửa lớn hừng hực thiêu đốt, ngập trong biển lửa. Trong đó hai chiếc lâu thuyền là của hải quân Đại Hán, mà sáu thuyền còn lại đều là của hải tặc…
Tổn thất của hai bên đều cực kỳ thê thảm và nghiêm trọng. Trường Sầm tặc muốn chạy trốn trước tiên, chuẩn bị rút lui khỏi chiến trường.
Vốn tưởng rằng bên mình vẫn giữ ưu thế về số lượng thì có thể dễ dàng tiêu diệt đối phương. Nào biết được trên tàu đối phương không ngờ trang bị loại vũ khí công kích từ xa giống hệt xe bắn đá, chuyên dùng để bắn những bình đạn rót đầy dầu hỏa. Trong những bình đạn rót đầy dầu hỏa còn lẫn quặng ni-trát ka-li, lưu huỳnh cùng với than phấn và các chất dẫn cháy. Đương nhiên ba loại vật phẩm này đều là vật liệu cơ bản của thuốc nổ đen, chẳng qua không phải là phát minh của Lưu Sấm, mà là của một người thợ thủ công rất bình thường ở bến tàu Thạch Cữu Đà. Trong lúc vô tình phát hiện, lại nhanh chóng được mở rộng ở bến tàu.
Đương nhiên thuốc nổ vẫn như cũ chưa được chế tạo ra. Mọi người chỉ phát hiện là nếu cho ba loại chất liệu này vào bình dầu hỏa có thể đẩy nhanh tốc độ cháy và có lực phá hoại mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Không giống với khi trước đơn thuần dựa vào các chất dẫn cháy nhưdầu hỏa, tùng hương, sau khi trộn ba loại chất liệu này với dầu hỏa, tốc độ bốc chát cực nhanh, nhanh đến mức khiến người ta không ai có thể tưởng tượng nổi. Hỏa thế khó có thể khống chế, một khi bốc cháy lên, liền sẽ nhanh chóng lan tràn.
Vì thế, bến tàu Thạch Cữu Đà chế tạo ra hơn một ngàn bình dầu hỏa, bí mật đưa tới Đạp Thị. Những đòn bẩy bắn đá được trang bị trên lâu thuyền của quân Hán phối hợp với những bình dầu hỏa đặc chế này tạo thành lực sát thương rất lớn đối với Trường Sầm hải tặc.
Trận hải chiến vừa bắt đầu đã có hai chiếc thuyền bị bình dầu hỏa bắn trúng…Tuy nhiên khí thế hung hãn của đám hải tặc vẫn không giảm đi chút nào. Hai chiếc thuyền hải tặc bị bình dầu hỏa bắn trúng, trước mắt đã vô phương cứu chữa nhưng người lại thuyền lại điều khiển thuyền đâm thẳng vào lâu thuyền của quân Hán, cho nên hai chiếc chiến thuyền của quân Hán mới mất đi khả năng chiến đấu, tổn hại nghiêm trọng.
Quân Hán còn có bốn chiếc thuyền. Mà Trường Sầm hải tặc sau khi mất đi sáu thuyền biển vẫn còn đến bảy chiếc thuyền. Lúc này Trường Sầm tặc đã thấy rõ sự lợi hại của hải quân nhà Hán, chuẩn bị thoát khỏi chiến trường.
Cũng ngay vào lúc này, một lâu thuyền treo buồm gấm trong lúc hỗn loạn đi tới, chặn một thuyền hải tặc lại. Cam Ninh tiên phong đi đầu xông lên thuyền hải tặc. sau khi chém chết hai mươi mốt tên hải tặc, thuận lợi vọt vào tước phòng trên lâu thuyền của hải tặc, chém chết tên thủ lĩnh của chiếc thuyền hải tặc này. Cùng lúc đó, Chu Thương và Đỗ Kỳ hai người liên kết chặn lại chiếc thuyền hải tặc tiếp theo. Con thuyền còn lại thì nhân cơ hội yểm hộ, bắn những bình dầu hỏa về phía tàu hải tặc có ý đồ yểm hộ, thành công bức lui những thuyền này…
Mắt thấy hai chiếc thuyền hải tặc đã rơi vào trong tay quân Hán, năm thuyền hải tặc còn lại thất kinh, không dám tiếp tục giằng co, hốt hoảng tháo chạy.
Hải quân Đại Hán qua trận chiến này liền nổi danh khắp hải vực Hoàng Hải.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Trường Sầm, đảo Bạch Linh.
Phong Trì khoanh tay đứng ở bến tàu, trông về biển rộng phía xa. Trên mặt biển, xuất hiện mấy cái chấm đen, tròng mắt y hơi híp lại, toát ra vẻ ngưng trọng.
- Phong Tướng quân, là Chiêm Thiền lâu thuyền.
Có thám báo tiến đến bẩm báo, Phong Trì gật gật đầu, liền đi lên một con thuyền thuyền biển, ra lệnh: - Lái thuyền, cùng ta rời bến nghênh đón Lê Đại đương gia.
Ba chiếc thuyền biển chậm rãi rời khỏi bến thuyền tiến thẳng vào biển. Phong Trì đứng ở trên boong thuyền, trong lòng lại có một cảm giác khó nói nên lời.
Ở quận Nhạc Lãng, có hai nhóm hải tặc thực lực vượt trội, một là Chiêm Thiền tặc trong tay Lê Đại Ẩn, một nhóm khác là Trường Sầm tặc trong tay Phong Trì. Tuy nhiên hình thức làm ăn của hai nhóm hải tặc lại không giống nhau.
Lê Đại Ẩn vốn là một tên dân đen của Chiêm Thiền, thời điểm loạn Khăn Vàng, Lê Đại Ẩn sẵn sàng góp sức cho quân Liêu Đông, phò tá dưới trướng Công Tôn Diên. Bởi vì y từ nhỏ lớn lên trên biển, tinh thông các thao tác trên thuyền nên mới được Công Tôn Diên coi trọng. Lúc ấy Công Tôn Diên cát cứ Liêu Đông, vật tư thiếu thốn. Vì thế mới này ra ý nghĩ dựa vào hải tặc cướp bóc vùng duyên hải, cướp đoạt lấy nhân khẩu và tài sản, liền bổ nhiệm Lê Đại Ẩn thành lập nhóm Chiêm Thiền tặc.
Sau khi Lê Đại Ẩn trở về Chiêm Thiền, liền triệu tập những đồng bọn năm ấy có liên quan.
Quận Nhạc Lãng hỗn loạn không gì sánh được, hải tặc, sơn tặc, trộm cướp hoành hành. Mấy tên đồng bọn kia, phần lớn là kẻ liều mạng, có thể chịu được cực khổ, dám liều mạng. Hơn nữa có Công Tôn Diên chống lưng, Chiêm Thiền tặc trong mấy năm ngắn ngủi liền phát triển thành một đội hải tặc có đến hơn năm mươi thuyền biển. Sau khi Công Tôn Diên chết, Công Tôn Độ chiếm lĩnh Liêu Đông, có chút kiêng kị Lê Đại Ẩn. Lê Đại Ẩn cũng là kẻ cứng đầu không chịu thua kém, trong cơn giận dữ mang theo Chiêm Thiền tặc rời khỏi Tây An Bình, trở về quê cũ Chiêm Thiền, lại thông qua vũ lực hung hãn mà công hạ được thị trấn Chiêm Thiền.
Sao đó, Lê Đại Ẩn lợi dụng Chiêm Thiền làm căn cứ nhanh chóng mở rộng địa bàn. Dưới trướng quy tụ người Cao Cú Lệ, người quận Liêu Đông, người Phu Dư quốc, người Ô Hoàn… đạt đến mấy vạn người, trở thành một nhóm hải tặc với số lượng cường đại ở quận Nhạc Lãng.
Công Tôn Độ thấy Lê Đại Ẩn rời khỏi liền cắt đứt luôn mối liên hệ với Lê Đại Ẩn.
Lê Đại Ẩn tự lập ở Chiêm Thiền, trên danh nghĩa trung với Hán thất, trên thực tế lại chuyên môn làm chuyện hải tặc cướp bóc hoành hành trên biển... Mà Trường Sầm tặc cùng song song nổi danh với td tặc lại đi theo một con đường khác.
Phong Trì là con cháu Phong thị ở Trường Sầm. Mà Phong thị ở Trường Sầm thì tự xưng lag hậu duệ của đại tướng quân dưới tay Hoàng đề, cũng là vọng tộc ở Trường Sầm. Trong những năm Hi Bình, Cao Cú Lệ Vương Bá Cố đánh vào Nhạc Lãng, lại bắt đi thê tủ của thái thú, quận Nhạc Lãng lập tức lâm vào hỗn loạn. Phong thị vì tự bảo vệ mình, vì thế tổ chức ra xã dũng (nôm na thì như kiểu dân quân tự vệ vậy).
Vì Phong Trì sức mạnh vô song, lại tinh thông binh pháp, nên nhận chức thủ lĩnh, bảo vệ quê hương. Chỉ có điều, chỉ bằng tài lực của Phong thị căn bản không thể chống đỡ nổi một đội xã dũng, chứ chưa nói đến căn bản không thể chống đỡ nổi lương thảo vật tư quân giới thiếu thốn... Vì thế. Phong thị liền triển khai ý định cướp biển, dốc hết gia tài, mua được sáu chiếc lâu thuyền, thành lập Trường Sầm tặc. Phong Trì lại dựa vào này binh pháp mưu lược, nhanh chóng khiến đội hải tặc này phát triển lớn mạnh, trở thành một lực lượng không thể khinh thường ở quận Nhạc Lãng, hoành hành trên biển lớn.
Trường Sầm tặc quy tụ gần một trăm nghìn người, có hơn tám mươi thuyền biển, lại nhờ vào danh vọng của Phong thị mà có địa vị khá cao ở quận Nhạc Lãng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.