Hình Đồ

Chương 349: Tù nhân ở Ly Sơn (2)




Ngày mùng 3 tháng mười hai, Doanh Hồ Hợi suất lĩnh quần thần và chúng hoàng tử, đem linh cữu Thủy Hoàng Đế nhập táng hoàng lăng Ly Sơn. Hai vạn tù phạm bị hộ tống nhập táng, không thể đi ra hoàng lăng nửa bước. Vì thế, một hồi bạo động xảy ra ở Ly Sơn không tính là quá lớn, nhưng cũng không là nhỏ. Chỉ là trận bạo động này, rất nhanh đã bị Trung úy quân trấn áp xuống.
Bóng đêm đen như mực, một trận mưa đông, nương theo là tiếng sấm chớp đánh xuống.
Trên ngọn Tú Lĩnh cao nhất ở Ly Sơn, có một tòa Phong hỏa đài vang danh thiên hạ. Hơn năm trăm năm trước, tại Phong hỏa đài này từng trình diễn một hồi phong hỏa đùa giỡn chư hầu, là trò đùa một nụ cười mất thiên hạ. Chu U Vương vì làm cho ái phi Bao Tự cười, mà ở đây dấy lên gió lửa, trêu đùa chư hầu, kết quả là Khuyển Nhung đánh vào Ly sơn, Chu U vương bị giết, Bao Tự bị bắt.
Đại Chu được danh là giang sơn tám trăm năm, sau lúc này, dời đô tới Lạc Dương.
Cũng bắt đầu từ lúc đó, Lão Tần Nhân đi ra khỏi Tây Tùy, bước một bước ra chinh phạt thiên hạ. Thì cách mấy trăm năm sau đó, Phong hỏa đài lại dấy lên khói lửa, tù đồ ở Ly sơn và quân Tần xảy ra một trận xung đột kịch liệt.
Dưới Phong hỏa đài, đầy rẫy tử thi. Máu tươi đỏ cả một vùng, dưới nước mưa cọ rửa, đã phai nhạt đi nhiều. Nhưng mơ hồ vẫn thấy vết máu, ẩn hiện trong sấm chớp nhìn phá lệ bắt mắt.
Răng rắc, một đạo ngân xà lóe sáng trong màn đêm, phảng phất như muốn xé rách trời cao. Ánh sáng ảm đạm chiếu vào Phong hỏa đài vẫn còn có thể thấy được những bàn tay bàn chân, từ thân người chết vươn ra hướng lên trời cao, tựa hồ như muốn đem tia chớp bắt xuống. Sau đó từ đống tử thi động đậy, chui ra một người vạm vỡ.
Hán tử này khoảng chừng bốn mươi năm mươi tuổi, tóc rối tung trên vai, râu quai nón kết lại, chỉ có thể nhìn thấy một đôi mắt sáng lấp lánh, giống như chớp trong đêm. Khí lực giống như hùng sư, làm cho những nơi gã đảo mắt qua đều hiện ra một loại áp lực, toàn thân trên dưới gã loang lổ vết máu.
Sau khi đại hán đứng vững thân mình, ánh mắt đảo xung quanh, đột nhiên sáng ngời, tiến lên hai bước kéo lên một thanh thiết kiếm, nắm tay phát lực, rút ra thiết kiếm.
- Ta còn sống. Ta còn sống….
Gã giơ lên thiết kiếm, ngửa mặt lên trời cất tiếng cười to:
- Cái Nhiếp ta còn sống. Ha ha ha. Cái Nhiếp ta còn sống!
Tiếng sấm đì đùng từ xa truyền đến.
Mưa to lạnh lẽo rơi trên người gã, mà gã phảng phất như chưa tỉnh. Hồi lâu sau, Cái Nhiếp tựa hồ nhớ tới cái gì, thu hồi thiết kiếm lại, từ trong đống thi thể của quân Tần rút ra một cây trường, lớn tiếng hô:
- A La, A La… Con còn sống không?
Ở bên một khối đá lớn mấy cỗ tử thi động đậy.
- Sư phụ, con ở chỗ này!
Một thanh niên đi ra, thì ra, ở tảng đá to này có một nửa bị chôn dưới đất, lộ ra một nửa, dưới đáy có một cái khe, vừa đủ để chứa một người trốn. Thanh niên này mặc áo tù nhân, hiển nhiên cũng là một kẻ tù tội. Lúc lâm chiến, đùi y bị thương, vì vậy liền trốn ở khe đá này, sau đó từng cỗ từng cỗ tử thi đổ xuống đem che chắn y hoàn toàn. Cho dù sau đó quân Tần có đi kiểm tra lại chiến trường, cũng không thể phát hiện ra y.
Thanh niên bò ra khỏi đống người chết, thấy Cái Nhiếp, không khỏi khóc lớn một tiếng:
- Sư phụ ơi, con còn sống. A La còn sống!
Cái Nhiếp ba bước thành hai bước, vọt tới trước mặt thanh niên.
Một phát kéo lên thanh niên đó, đánh giá y từ trên xuống dưới, trong ánh mắt lóe ra một loại từ ái:
- Sống là tốt rồi, sống là tốt rồi!
- Sư phụ, đều đã chết… Tất cả mọi người đều đã chết!
Thanh niên nhìn những thi hài kia, nhịn không được khóc ròng nói:
- Nhị Trụ tử chết rồi, lão Cẩu cũng đã chết… Mỗi một người Doanh chúng ta đều chết hết rồi.
Trong mắt Cái Nhiếp, có một tia thống khổ. Hồi lâu sau, gã hít sâu một hơi, nắm lấy cánh tay thanh niên nói:
- Không, còn chưa chết hết. Con và ta, đều còn sống!
- Sư phụ, tiếp theo chúng ta sẽ làm gì?
- Rời khỏi nơi đây!
Cái Nhiếp đột nhiên cầm cây trường trong tay, đưa cho thanh niên:
- A La, chuyện này không đơn giản như vậy. Trước khi lão Trần bọn họ chết, từng nói với ta, lúc hạ táng cho bệ hạ, có ngửi thấy mùi hôi, hơn nữa không phải là mùi thối bình thường, mà là sau khi thi thể hư thối rất lâu mới sinh ra mùi này. Lão Trần đã ba đời chuyên môn làm tang sự, đối với mùi thối của thi thể, là rõ ràng nhất. Lúc đó lão Trần còn nói, mùi thối này, nói lên người đã chết ít nhất cũng phải hai tháng. Năm nay thời tiết lạnh sớm, nói không chừng chết còn lâu hơn nữa. Kết quả ngày thứ hai bọn họ đã bị hợp táng cùng… Cái chết của bệ hạ, chỉ sợ là có vấn đề a!
- Sư phụ, không phải là thầy hận bệ hạ sao? Vì sao đối với cái chết của bệ hạ lại để ý như vậy?
- Ta đương nhiên hận y…
Cái Nhiếp trầm mặc một lát, nhẹ giọng nói:
- Nhưng ta không thể không thừa nhận, y là một quân chủ tốt. Bởi vì chuyện của Kinh Kha năm xưa, ta bị liên lụy. Nhưng ngay từ đầu, y vẫn đối với ta không tệ, thậm chí còn nghĩ để ta làm Ưng lang tướng của y. Chỉ là lúc đó trong lòng ta vẫn còn oán hận, vì vậy không thể đáp ứng. Mấy năm qua đi, cừu hận cũng phai nhạt.
Thanh niên kia nói:
- Chúng ta rời khỏi đây, đi đâu?
- Ta không biết…
Cái Nhiếp suy nghĩ một chút sau đó nói:
- Tân hoàng đế chỉ là một tiểu hài tử, nước Tần sẽ thành cái dạng gì, còn rất khó nói. Tốt nhất chúng ta quan sát một chút. Nếu như tiểu hoàng đế kia cũng giống bệ hạ, là một quân chủ đầy hứa hẹn thì thôi đi. Nếu như y không phải… Con và ta tìm cơ hội giết chết y, coi như là để báo thù cho huynh đệ đã chết của ta. Chúng ta tùy thời mà động… Chúng ta đến quận phía bắc đi.
- Đến quận phía Bắc?
- Đúng. Chúng ta đi tới quận phía bắc…
Cái Nhiếp nói:
- Tiểu hoàng đế đăng cơ, Nội Sử quận tất nhiên là thủ vệ sâm nghiêm. Đến phía nam tất nhiên là phải đi qua Hàm Cốc quan, phía Đông phải qua Đại Hà, cũng không dễ dàng. Chỉ có đi hai hướng tây và bắc. Ở quận phía bắc ta có một bằng hữu, đang ở tại Ô thị dưới Kê Đầu sơn. Y là một thương nhân, lại còn được hưởng chức vị Triệt hầu, ở đó rất có uy vọng. Chúng ta có thể trước tiên trốn ở Ô thị, đợi cho sóng gió qua đi, sẽ tính toán lại. Thuận tiện, ta muốn truyền kiếm thuật của mình cho con, để con rèn luyện thật tốt, nói không chừng một lúc nào đó, con có thể dựa vào kiếm thuật này, đi kiến công lập nghiệp.
Đối với A La mà nói, Cái Nhiếp giống như phụ thân của vốn là nhi tử của hình đồ Ly sơn, từ khi sinh ra, y đã là một tù nô. Phụ mẫu chết sớm, từ lúc năm tuổi đã được Cái Nhiếp thu dưỡng, trở thành đệ tử quan môn của Cái Nhiếp. Mười lăm năm qua, dựa vào sự chiếu cố của Cái Nhiếp, y lớn lên mạnh khỏe, lại theo Cái Nhiếp truyền thụ kiếm thuật, kiếm thuật siêu quần, võ nghệ không tầm thường. Thuở nhỏ sinh sống trong hoàn cảnh đại doanh hình đồ ở Ly sơn, tính tình A La cũng vô cùng kiên định.
Nếu Cái Nhiếp đã quyết định, A La tất nhiên sẽ không cự tuyệt.
Mạo hiểm trong mưa to gió lớn, hai người nâng đỡ nhau, từ trong đống người chết đi ra.
- Sư phụ, con muốn đổi sang tên khác.
- Vì sao?
- A La A La, tựa hồ rất giống nữ nhân. Con sinh ra ở Ly sơn, từ lúc sinh ra đã là một tù nhân… vậy cứ gọi con là Ly Khâu đi… Ly trong Ly sơn, Khâu trong sơn khâu… Cả đời này của con, đều sẽ không quên chuyện đã gặp phải ở Ly sơn.
- Cũng tốt… vậy lấy tên là Ly Khâu đi!
Giọng nói xa dần xa dần…
Tiếng sấm nổ vang từ xa vọng tới, trên trời ngân xà loạn vũ.
Mưa càng rơi càng lớn, như muốn rửa sạch tất cả tội lỗi của nhân gian không còn sót lại chút gì…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.