Hóa Huyết Thần Công

Chương 16: Phùng Thúy Lam xuất hiện đột ngột




A Liệt ngần ngừ một lúc, bỗng chàng buột miệng hỏi :
- Tiểu tử có thể khai đao được không?
Lão Ngôn lộ vẻ cảm động đáp :
- Ngưoi quả là người có nghĩa khí. Có lý đâu ta lại cô phụ tấm lòng tốt của ngươi.
A Liệt lúc này không thể hối hận được nữa, vỉ chàng rất sợ phải cầm đao mổ bụng lão Ngôn. Chàng lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan muốn chết ngay mà không được.
Lão Ngôn mở rương gỗ ra thì thấy những dũng cụ toàn chế bằng thép nguyên chất. Nguyên dao sắc đã đến mười con lớn nhỏ đủ cỡ, ngoài ra nào kìm, nào cặp, nào kim khâu, hàn quang chói mắt.
Lão Ngôn giải thích cách dùng từng thứ một, miệng nói thao thao bất tuyệt. A Liệt sợ quá mà không biết nói thế nào, đứng ngẩn ngưòi ra.
Lúc chàng tỉnh táo thì trong phòng chỉ còn có một mình, không hiểu lảo Ngôn đã bỏ đi từ hồi nào.
Dao kéo kìm cặp còn bày đầy ra trước mắt, A Liệt vội đưa mắt nhìn ra chỗ khác. Chàng không dám nghĩ đến chuyện khai đao, liền mở cuốn sách trong tay ra coi để giết thì giờ.
Chàng mở đúng tới chỗ bí lục về chim Thái Vân bỗng giật nẩy mình. Bất giác chàng ngưng thần đọc sách.
Sau khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, đột nhiên tiếng ho hen làm chàng kinh động. Cơn ho kịch liệt từ phía ngoài vọng vào.
A Liệt đặt sách xuống ra bên cửa nhìn thì thấy lão Ngôn đang đứng ngoài sân cúi xuông ho rũ đi không ngớt.
A Liệt vội chạy ra đấm lưng cho lão một hồi, lão mới dừng lại. Chàng đỡ lão vào thềm nhà đặt ngồi xuống rồi hỏi :
- Lão bá làm sao thế?
Lão Ngôn đáp :
- Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm. Nếu nổi cơn ho lần nữa là phải chết đứt.
Thanh âm lão lúc này rất yếu ớt khác nào ngọn đèn tàn trước gió.
Lão ngừng lại một chút rồi tiếp :
- Cứ tình hình hiện tai thì lúc này mà mổ bụng là ta phải chết ngay không còn nghi ngờ gì nữa. Vậy vụ mổ bụng đành bỏ không nghĩ tới nữa.
A Liệt lớn tiếng :
- Ngôn lão bá! Lão bá phấn khởi lên! May còn có thể cứu được.
Lão Ngôn thều thào hỏi :
- Ngươi nói vậy có nghĩa làm sao?
A Liệt đáp :
- Tiểu tử vừa được coi bản thảo của lão bá mới biết là nếu nghe được tiếng chim Thái Vân hót thì đó là triệu chứng nó đã ra phân.
Lão Ngôn phấn khởi tinh thần ngửng đầu lên hỏi :
- Phải rồí! Có phải lúc nãy nó đã hót một tiếng không?
A Liệt đáp :
- Con chim hót đó dường như là lãnh tụ, cứ đứng trên bờ tường để phòng bị. Sau nó sà xuống sân ăn một trái cỏ rồi lại vọt lên tường đứng nghĩ một lúc. Cuối cùng nó vỗ cánh bay lên đồng thời khát ra tiếng kêu.
Lão Ngôn nói :
- Không chừng nó đã ỉa cục phân trên đầu tường. Ngươi thử ra coi, nếu thấy cục phân ngũ sắc là của nó đó.
A Liệt liền chạy ra trèo lên bờ tường dòm. Bỗng chàng lớn tiếng gọi :
- Ngôn lão bá! Ở đây quả có cục phân. Lão bá có thể sống được rồi.
Dưới sư chỉ huy của lão Ngôn. A Liệt gắp cục phân của con Thái Vân đem bỏ vào chậu vàng, trát lên góc cây Ngũ Sắc Tiên Đàm.
Bây giờ hai người chỉ còn việc yên lặng ngồi chờ Ngũ Sắc Tiên Đàm nở hoa.
Theo sách vở ghi chép thì trường hợp này chỉ trong vòng hai giờ là thấy hiệu quả.
Lão Ngôn lấy trong rương gỗ ra hai cái ống nhỏ bằng bạc. Lão giữ một cái còn một cái đưa cho A Liệt nói :
- Lúc hoa nở sẽ tiết ra một thứ sương. Sương này là tinh hoa của trời đất. Mụn nhọt trong phổi ta tuy đáng sợ, nhưng chỉ uống nước sương hoa Tiên Đàm là có thể khỏi ngay tức khắc.
A Liệt nói :
- Chỉ mong sao chữa bệnh được cho lão bá, còn tiểu diệt thì không cần.
Lão Ngôn cười nói :
- Hoa Đàm hai lần tiết ra tiên lộ. Ta hút một lần rồi ngủ say liền. Tiên lộ tiết ra lần thứ hai thì ta không biết gì nữa, ngươi không hút lấy tiên lộ cũng uổng.
A Liệt gật đầu đáp :
- Nếu vậy tiểu diệt xin nghe lời lão bá.
Lão Ngôn nói :
- Sau khi ngươi uống nước sương hoa Tiên Đàm là lập tức thoát thai hoán cốt, chẳng những sức mạnh vô cùng mà ngươi lại nhẹ như chim ém có thể lướt nhanh trên không. Hơn nữa cánh hoa Tiên Đàm lại có công hiệu trừ mọi độc. Trong mình người mang báu vật này có thể thành tấm thân bất tử.
A Liệt trong lòng sung sướng nghĩ thầm :
- Sau khi ta có sức mạnh và tấm thân nhẹ nhàng thì còn sợ gì những người ở bảy phái lớn.
Đột nhiên một mùi hương kỳ dị tỏa ra khắp gian phòng. Lá Đàm bật lên tiếng ve ve nhỏ nhẹ.
Lão Ngôn cùng A Liêt nhìn cây Tiên Đàm thì thấy mép lá nẩy mầm non màu hông. Chiếc mầm non này sinh trưởng rất mau lẹ. Người ta trông thấy nó phá kẽ lá trồi ra.
Tiếng vo ve tức là mần non phá kẽ lá chui lên. Cảnh tượng kỳ dị này khiến cho A Liệt đem lòng rất tin tưởng vào cây Tiên Đàm.
Lão Ngôn vùa quan sát, vừa khẽ bảo A Liệt :
- Hài tử! Đây là một kỳ cảnh ngàn năm một thưở. Chúng ta được hưởng một phần hạnh phúc này là chuyện hiếm có ở đời.
Lão nói bằng một giọng rất thành kính.
A Liệt cũng nghiêm nghị ra chiều cảm kích.
Cái mầm non theo kẽ lá trồi lên rất mau. Chỉ trong khoảnh khắc đã lên cao nửa thước và vẫn tiếp tục dài ra.
A Liệt trợn mắt lên nói :
- Tiểu diệt thật không ngờ giống Tiên Đàm này lại nẩy mầm lẹ đến thế!
Lão Ngôn đáp :
- Cổ nhân có nói hoa đàm nở ra rồi tàn tạ ngay và đem vụ này hình dung những chuyện mau lẹ phi thường. Hoa Đàm nở vào lúc nửa đêm và sau hai giơ nó đã tàn rồi. Còn giống Ngũ Sắc Tiên Đàm này thời gian càng rút ngắn hơn nhiều. Ngươi phải ghi nhớ đừng có đụng tay vào mà phải dùng chiếc ống bạc để hút sương hoa. Nếu hoa Tiên Đàm vừa nở mà tay người đụng vào là héo ngay lập tức.
A Liệt đáp :
- Tiểu điệt nhớ rồí!
Chiếc mầm non vẫn tiếp tục lên cao và đầu nó đã thành nhị. Tiếng vo ve khẽ vang lên không ngớt. Nhị hoa mỗi lúc một phình ra.
Nhị hoa lên cao đến nử thước. A liệt lẩm bẩm.
- Lúc hoa Đàm nở chắc phải lớn tới một thước. Đây chắc là một buồng hoa lớn mà suốt đời mình chưa bao giờ được trông thấy.
Sau khoảng thời gian chừng uống cạn chung trà nóng. A Liệt khẽ reo lên :
- Coi kìa! Hoa Đàm bắt đầu nở.
Lão Ngôn gật đầu nói :
- Lạ thiệt! Lúc này ta bắt đầu cảm thấy khí huyết trong người lưu thông một cách thuận lợi. Chắc mùi hoa thơm đã thấm vào phủ tạng.
A Liệt nói :
- Thế thì hay quá!
Nhị hoa dần dần nở ra. Cánh hoa đầu nhọn rung đôgn trông tuyệt đẹp. Khi đó nở hết tất khiến cho người ta phải say sưa không biết đến thế nào mà nói.
Hoa Ngũ Sắc Tiên Đàm tỏa mùi hương thấm vào lòng người nẩy ra một cảm giác khôn tả và khiến người ta xúc động những muốn quỳ xuống mà lạy trước hoa, dù có phải chết cũng lấy làm mãn nguyện.
A Liệt đưa mắt nhìn lão Ngôn, thấ lão chắp tay lại mà ngồi vẻ mặt như ngây như dại. Đầu lão cúi thấp gần xuống để ngửi mùi hoa.
Nguyên A Liệt có một trí nhớ rất cường kiện. Chàng nhớ lại lời lão Ngôn vừa dặn là không được đụng vào hoa. Bây giơ chính lão lại mê mẩn tâm thần đưa gần mũi vào, chàng sợ lão vô tình chạm vào bông hoa liền cất tiếng gọi :
- Ngôn lão bá!... Ngôn lão bá!!...
Lão Ngôn dường như không nghe tiếng mà cúi gần mãi vào.
A Liệt thấy vẻ mặt lão như ngây như dại từ hồ đang đi vào giấc mê lỵ Chàng vội thò tay ra nắm lấy vai lão hỏi :
- Ngôn lão bá! Lão bá làm gì vậy?
Lão Ngôn giật mình choàng tỉnh giấc quay lại bảo A Liệt :
- Úi chào! Thật là nguy quá! Xuýt nữa ta bị mùi hương làm mê mẩn đụng đầu vào hoa thì hỏng bét. Trường hợp này mà xảy ra thì chúng ta không được hút tiên lộ nữa.
A Liệt nói :
- Tiểu diệt cũng muốn dính mũi vào để ngủi hương, nhưng nhớ lời lão bá nên không dám.
Lão Ngôn vỗ vai chàng ngắt lời :
- Bữa nay ta qua được "cửa ải" này là hoàn toàn trông vào ngươi.
Đột nhiên mùi thơm càng sực nức xông vào mũi hai ngươi. Lão Ngôn hỏi :
- A Liệt! Ngươi có ngửi thấy không?
A Liệt đáp :
- Có! Tiểu diệt cảm thấy đầu óc rất minh mẫn và khoan khoái.
Lão Ngôn nói :
- Đó là mùi hương của tiên lộ.
A Liệt nói :
- Tiên lộ đã tiết ra vậy lão bá hãy động thủ đi thôi.
Lão Ngôn miệng ngậm ống bạc kề vào bông hoa một cách rất thận trọng.
Lúc này hoa Tiên Đàm đã nở thật lớn, lớn hơn cả mặt lão, khiến cho người ta nghĩ ngay đến chuyện ong bướm hút mật hoa.
Lão Ngôn đứng dậy sau khi hút rồi, lão bỏ ống bạc xuống nói :
- Tiểu bằng hữu! Ngươi phải lưu ý chờ cho Tiên Đàm tiết sương ra lần thứ hai mà hút lấy. E rằng ta không kịp nhắc ngươi đâu.
Dứt lời lão mở miệng ngáp dài đi lại góc tường vớ lấy chăn chiếu giải ra nằm xuống.
Lão nói tiếp :
- Uống xong tiên lộ nằm ngủ một lúc rồi khi tỉnh lại người sẽ biến thành người khác.
A Liệt nói :
- Giả tỷ tiểu diệt mà chống được thì chạy về bên nhà ngủ để người nhà khỏi lo lắng bổ đi tìm kiếm.
Chàng chưa dứt lời đã thấy lão Ngôn nhắm mắt lại, vẻ mặt rất hòa, hơi thở đều đặn. Hiển nhiên lão đã đi vào giấc ngủ say sưa.
A Liệt mỉm cười gục gặc cái đầu rồi quay lại để ý nhìn đón hoa Tiên Đàm.
Chàng cũng cảm thấy mùi hương làm cho ngây ngất.
Chàng vẫn đinh ninh nhớ lời dặn của lão Ngôn không dám cúi gần vào sợ lúc mê đi da thịt sẽ đụng vào hoa.
Sau chừng nửa giờ, mùi hương sức nức hơn xông vào mũi. A Liệt biết sương hoa đã tiết ra lần thứ hai. Chàng liền ngậm ống bạc đặt cẩn thận vào lòng hoa nhẹ nhàng hút lấy. Lập tức chàng cảm thấy mùi thanh hương qua miệng vào trước ngực rồi xuống huyệt đan điền.
Chàng nó lại thấy sương hoa đã hút sạch liền bỏ ống bạc xuống.
Bông hoa lớn tươi đẹp kỳ tuyệt đã bắt đầu thất sắc để đi vào chỗ tàn tạ khiến cho lòng chàng luyến tiếc vô cùng và không sao vãn hồi được.
Bông Tiên Đàm tiếp tục teo lại rồi nhỏ xíu.
A Liệt buông tiếng thở dài. Chàng ngửng đầu trông vào vách tường thấy lão Ngôn vẫn ngủ say sưa không nhúc nhích.
Chỉ trong chớp mắt chàng cũng cảm thấy người mình mỏi mệt, mí mắt trầm trọng. Chàng phải cố gắng phấn khỏi tinh thần chạy ra ngoài viện xoay tay khép cửa lại rồi chạy về nhà.
Vừa vào phòng, mắt chàng dịp lại, chàng không kịp cởi giầy nằm ngả xuống giường ngủ ngay.
Khi chàng tỉnh dậy, mặt trời đã mọc cao chiếu ánh vào qua cửa sổ. Chàng ngồi dậy thì thấy giầy chưa cởi liền nhớ lại chuyện kỳ ngộ hôm trước và biết rằng mình đã ngủ một ngày một đêm liền.
A Liệt muốn bước xuống, bỗng cảm thấy toàn thân cứng nhắc, hai chân đau ê ẩm thì trong lòng rất lấy làm kỳ. Chàng cúi xuống nhìn liền phát giác ra đôi giày bị căng thẳng. Hiển nhiên hai chân chàng mới qua một đêm đã lớn lên nhiều. Đồng thời quần áo trong mình cũng vậy.
A Liệt tủm tỉm cười, bụng bảo dạ :
- Ngôn lão bá đã nói là sương hoa có công phu thoát thai hoán cốt. Cái đó chưa biết như thế nào, nhưng hiện giờ thân thể ta cao lớn rất mau thật là một điều quái dị, ta có nói với người ngoài cũng chẳng ai tin.
Chàng vừa nghĩ vừa đưa tay tụt giầy, nhưng tay vừa sờ vào thì đôi giầy liền rách tan tựa như đồ mục nát. Chàng lại ngả lưng nằm xuống thì các khớp xương khắp trong mình chuyển rắc lẫn vời tiếng quần áo rách sột sạt.
A Liệt cảm thấy tinh thần và khí lực trong người khác trước nhiều. Chàng xiết nỗi vui mừng!
Đột nhiên chàng phát giàc ra quần áo bị rách tứ tung thì trong lòng kinh hãi.
Sau chàng hiểu ngay vì người mình to lớn mau lẹ quá chừng nên quần áo chật hẹp không chịu được mà phải rách tan.
A Liệt vứt bỏ những quần áo bị rách chỉ còn lại chiếc quần đùi. Chàng đến bên cửa sổ hít mạnh một hơi chân khí rồi nhình đến thân thể thì thấy bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, gân xương cứng cáp, chứ không phải là đứa nhỏ gầy còm như bữa trước.
A Liệt lại thò tay với lấy bình trà dốc vào miệng uống. Đột nhiên tay chàng bóp mạnh một chút thì chiếc bình trà vỡ tan.
Bây giờ A Liệt mới biết lão Ngôn bảo chàng biến thành người sức mạnh vô cùng là đúng sự thực, vì cái bình sành mà chàng còn bóp vỡ được.
A Liệt thấy mình cần đi lại thì rất đỗi hoang mang. Chàng quay vào mở rương lấy quần áo, song chàng không khỏi thất vọng vì những quần áo trong rưong này vừa ngắn vừa chật không còn cái nào mặc vừa mình được.
A Liệt còn đang ngơ ngác không biết lấy đâu ra quần áo mặc chẳng lẽ mình trần như nhộng mà gặp người trông thấy thì sao cho tiện?
Giữa lúc ấy có tiếng bước chân vọng lại. A Liệt ngửng đầu nhìn ra thì thấy lão bộc A Phúc Bá.
A Liệt đánh bạo nói :
- A Phúc Bá! Áo quần của tiểu tử.
A Phúc Bá dương mắt lên ngó chàng giật mình kinh hãi ngắt lời :
- Trời ơi! Công tử làm sao vậy? Bữa nay tuy trời không lạnh nhưng công tử cũng không nên cởi trần.
A Liệt nhăn nhó cười đáp :
- Những quần áo đây không mặc được nữa.
A Phúc Bá cũng la hoảng :
- Úi chà! Lão nô đang định hỏi công tử cũng hồng hào khàc hôm qua nhiều. Lão nô đã từng này tuổi đầu chưa từng thấy ai lớn mau như vậy.
A Liệt nói :
- Tiểu tử ngủ một giấc rồi lúc tỉnh lại liền thấy thế này. E rằng đây là pháp thuật của tiên gia cũng chưa biết chừng.
A Phúc Bá cho là chàng nói có lý, liền đem lòng kính trọng đáp :
- Nhất định là diệu thuật của tiên gia rồi. Nếu không thì sao lại biến hóa mau lẹ đến thế được? Lão nô đi kiếm quần áo để cho công tử mặc.
Ba ngày liền, người A Liệt cao lớn rất nhiều, mỗi ngày phải thay đổi một cỡ áo. Chàng lại ăn uống rất nhiều. Mỗi bữa ngoài cá thịt, chàng còn ăn hết một bát cơm rất lớn. Nô bộc trong nhà thấy tình trạng này cũng đều nhận định chàng là quyến thuộc của tiên gia nên đem lòng cung kính.
Đến ngày thứ tư, A Liệt chạy nhảy ngoài vườn thấy sinh lực toàn thân đầy rẫy, nhảy một cái xa đến hai trượng. Người chàng lại nhẹ như chim én.
A Liệt thung thăng trong vườn hoa nhưng không thấy lão Ngôn xuất hiện như trước thì lòng chàng không khỏi buồn rầu.
A Liệt trở về phòng mình. A Thúc thấy chàng bữa nay giữ mực hôm qua không cao lớn một cách đột ngột như mấy bữa qua, lão mới yên tâm thở phào một cái, rồi lui ra nói chuyện với mọi người.
A Liệt ngồi một mình ở trong phòng, chàng chợt để mắt đến cái rương gỗ và nhớ tới một vật dấu ở dưới từng đáy thứ hai, bỗng chàng động tâm.
A Liệt ngơ ngẩn một hồi rồi chạy lại mở rương quần áo ra. Chàng nạy lần đáy giả, nhìn cái hộp bằng sắt đen sì.
Chàng nghĩ bung :
- Những tay võ công ghê gớm như Bộc Hành Đại Đạo Phùng Không cùng Bắc Mang Tam Xà còn chẳng mở được hộp sắt này huống chi là ta.
Nhưng chàng động tính hiếu kỳ cầm cái hộp xoay đi xoay lại ngắm nghía hồi lâu mà chẳng thấy có chỗ nào để tra chìa khóa, cả kẽ hở cũng không có.
Chàng muốn mở mà không biết bấm móng tay vào đâu?
Lúc chàng nghiêng hộp đi nhìn thây có ánh sáng chiếu vào, chàng pháp giác ra một kẽ rất nhỏ trông bằng sợi tóc. Mục lức chàng nay đã hơn người nên mới nhìn thấy.
A Liệt ngó quanh thấy không có ai liền cầm chiếc họp sắt đến ben cửa sổ để xét nghiệm. Lúc này chàng đã nhìn rõ thấy đường dây nhét vào kẽ hở dường như có thể kéo ra được. Ngoài đường dây còn có một lỗ tròn cũng nhỏ quá cơ hồ trông không rõ.
A Liệt lấy tay sờ thì toàn thể cái hộp chỗ nào cũng nhẵn thín.
Chàng ngẫm nghĩ hồi lâu sực nhớ tới hộp dụng cụ của lão Ngôn thì dường như trong dó có lưỡi dao rất nhỏ và mỏng dính. Chàng liền đậy rương cẩn thận lại chạy sang phòng lão Ngôn.
A Liệt vào phòng thì không thấy chậu Ngũ Sắc Tiên Đàm đâu nữa. Trên bàn có đặt một phong thơ và một cái hộp bằng bạc hình dẹp.
Ngoài phong thơ chữ rõ : " A Liệt tiểu hữ mở coi"
A Liệt bó thơ ra thì chỉ thấy thảo mấy lời nói là sau khi hút hương hoa, mụn nhọt trong phổi đã tan đi có thể thoát chết. Nhưng lão không muốn ở lại hồng trần và bỏ mà đi tu đạo. Trong thơ lão còn dặn mấy cánh hoa đàm đặt ở trong hộp bạc là để tặng chàng. Những cánh hoa này ngăn được bách độc. Cách dùng thế nào, lão cũng nói rõ.
A Liệt ngơ ngẩn một hồi rồi mở cái hộp dụng cụ cũng đặt ở trên bàn ra. Chàng lấy dao nhỏ vạch vào đường tơ ba lần thì kẽ hở lõm xuống biến thành một lỗ nhỏ.
A Liệt trong bụng mừng thầm. Chàng liền cầm chiếc dùi nhỏ mũi nhọn cắm vào lỗ nạy nắp hộp cho bật ra.
A Liệt mở được hộp rồi thấy trong đựng cuốn sách mỏng trên đề chữ đỏ "Kim Đan thần công bí bản". Chàng thấy hình thù bản này khác hẳn vở bản " Kim Đan thần công"
A Liệt mở bảng Lang Nha Đan kinh ra đọc trang đầu thì toàn nói về thuật luyện đan, khiến cho chàng đầu nhứt mắt hoa.
Chàng lật trang cuối cùng có một thiên nói rõ bản kinh này nguyên của một đạo gia và cách tham luyên kinh như thế nào.
A Liệt lắc đầu thất vọng đặt sách xuống một bên. Chàng lại cầm cuốn "Kim Đan thần công" lên nói. Trang đầu là một bài tựa nói : Đây là một thứ nội công thượng thặng. Nếu người luyện môn này mà thiên tư đặc biệt lại thân thể thuần dương thì chỉ trong vòng trăm ngày có thể thành tựu.
A Liệt trong lòng phấn khởi hít mạnh một hơi chân khí rồi coi tiếp :
Bài tưa Kim đan Thần Công còn nói rõ quá trăm ngày thì luồng chân khí hộ thân khiến cho đao kiếm không đả thương được. Về sau công lực càng luyện càng thâm hậu có thể đi tới chỗ sắt thép chém không vào. Nhưng nếu không phải đồng thân thì cuộc thành tựu kém hẳn.
A Liệt thấy mình còn là đồng thân liền coi tiếp xuống dưới. Cuối cùng bài tựa có ghi rõ là của Ngọc Đồng Tử soạn ra vào năm Hồng Võ thứ bạ Chàng mới biết bản bí lục nội công này là do một cao nhân hồi sơ diệp nhà Minh truyền lại.
A Liệt quyết định lấy bản này. Chàng để bản lang nha đan kinh vào hộp rồi đậy nắp lại như cũ. Bất luân là ai nếu không biết cách cũng không thể mở ra được.
A Liệt đặt cái hộp sắt vào đáy rương như cũ bỏ cuốn Kim Đan thần công vào bọc rồi len lén chạy về phòng mình.
Chàng đặt cái hộp sắt vào đáy rương chỗ cũ để người khác có kiếm ra hoặc bọn Kỳ Kinh có đoạt lại thì chàng cũng chỉ mất cuốn bí điển của đạo gia mà thôi.
Bắt đầu từ hôm ấy, A Liệt không đi đâu bắt đầu dụng tâm nghiên cứu Kim Đan thần công. Chàng cố gắng tu luyện. Về môn nội công này phải ngoài nhưng buổi tu luyện sáng, trưa chiều tối, còn có ngoài công. Ngay tức lúc ngủ cũng tiếp tục rèn luyện không để gián đoạn.
A Liệt luyện công phát giác ra mỗi ngày một tiến bộ thì trong lòng phấn khởi không biết mỏi mệt là gì nữa.
Quan âm thấm thoát bao lâu đã hết trăm ngày. Gặp buổi trong mùa đông, bên ngoài tiết trời rét lạnh mà A Liệt chỉ mặc một manh áo cũng không thấy giá lạnh chi hết.
Chẳng những A Liệt không sợ giá lạnh mà thỉnh thoảng còn cảm thấy một luồng nhiệt khí từ huyệt đan điền bốc lên. Luồng nhiệt khí này tùy theo ý muốn chu lưu khắp các bộ phận trong thân thể.
A Liệt biết đó là luồng chân khí nói ở trong sách. Nếu đúng như lời trong sách thì đao kiếm không thể đả thương được chàng nữa.
A Liệt không dám tin như vậy. Chàng liền lấy mũi trủy thủ đâm vào vẫn thấy sứt da chảy máu, chàng biết là công phu mình luyện chưa thành.
Một hôm A Liệt đang ở trong buồng chạy đi chạy lại luyện tập gân cốt, bỗng một luồng kình phong thổi vào mặt. Chàng ngẩn đầu nhìn ra thì thấy một khối tuyết lớn bằng nắm tay bay tới.
Khối tuyết bay rất nhanh đập vào mặt chàng đánh "bốp" một cái rồi bắn xuống đầy người chàng.
A Liệt đã nhìn thấy người liệng tuyết ẩn ở phí sau gốc cây cách đó chừng hai trượng. Ban đầu chàng tức giận vô cùng, nhưng chàng nghĩ đây bất quá là người ta muốn trêu cợt chàng, vả lại nắm tuyết nhỏ bé không làm cho chàng đau đớn chi hết, nên lửa giận tiêu tan ngaỵ Có điều chàng muốn biết người liện tuyết tới là ai, liền rảo bước tiến lại.
A Liệt quanh đến sau gốc cây lại thấy tiếng gió rít lên. Một nắm tuyết nữa liệng trúng mặt. Lần này chàng cũng thấy đau đớn, nhưng luồng lực đạo so với trước còn mạnh hơn nhiều.
A Liệt lại nổi cơn tức giận. Chàng thấy bóng người thấp thoáng lùi lại gốc cây cách đó chừng hơn trượng. Chàng liền nhảy vọt lại nhanh như điện chớp.
Sau gốc cây thấp thoáng bóng người đưa chân ra móc. A Liệt vọt đi nhanh quá vướng phải chân người kia liền lăn đi một vòng té xuống.
A Liệt nằm dưới đất không đứng dậy tựa hồ người đã bị thương không bò dậy được.
Cặp mắt chàng như đôi nhạc đồng trợn lên nhìn người vừa khều chân cho mình té xuống. Bỗng chàng lộ vẻ kinh nghi, vì người này chính là Phùng Thúy Lam.
Phùng Thúy Lam tuy cải dạng nam trang, nhưng A Liệt đã thấy qua, nên vừa nhìn liền nhận ra ngaỵ Sở dĩ chàng sinh nghi là vì chàng không hiểu tại sao nàng lại trều chọc mình? Nhất là nét mặt nàng lúc này sa sầm, mắt lộ hung quang, dường như có ý bất lợi cho chàng.
A Liệt đoán đã không lầm. Phùng Thúy Lam đột nhiên rút trường kiếm đâm vào trước ngực A Liệt.
A Liệt rất lấy làm kỳ quên cả né tránh. Chàng thấy mũi kiếm phóng tới la lên một tiếng :
- Phùng cô nương!
Mũi kiếm đã đụng vào người chàng.
May mà Phùng Thúy Lam không có ý hạ sát nên thế kiếm đột nhiên dừng lại. Phùng Thúy Lam chau mày hỏi :
- Ngươi là ai?
A Liệt vội đáp :
- Tại hạ là A Liệt. Cô nương không nhận ra ư?
Phùng Thúy Lam lộ vẻ nghi ngờ hỏi :
- Sao ? Ngươi là A Liệt? Ngươi nói nhăng rồi!...
A Liệt đáp :
- Tại hạ đúng là A Liệt. Cô nương quên rồi chăng?
Phùng Thúy Lam trở lại thái độ bình thường mỉm cười hỏi :
- Ngươi hãy đứng dậy đi!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.