Hòa Thân Tân Truyện

Chương 130: Hoàng đế điên




Lưu Dung thấy hành động khác thường của Càn Long bết đây là điềm báo cơn đại nộ, định lùi lại, nhưng sau đó lại nghĩ đã đâm vào rồi nên dứt khoát phải nói cho hết tránh sau này lại phải hối hận, nên đến trước mặt Càn Long quỳ xuống, nói: “ Thần một lòng vì giang sơn xã tắc Đại Thanh, nếu hôm nay không thể nói hết những lời gan ruột trong lòng, dù hoàng thượng trách tội, thần cũng luôn nghĩ đến lê dân bách tính Đại Thanh ta”
Càn Long đang tức giận liền bình tĩnh lại, nay ông thấy nội tâm của hai vị thần tử này còn quan trọng hơn những lời họ nói, vẻ mặt thất vọng ban nãy biến đổi sang sắc mặt cổ vũ hỏi: “ Trẫm lúc nào không cho các ngươi nói đâu, không lẽ ngươi không quên được chuyện năm đó vì trẫm muốn sửa chữa sơn trang tránh nóng, Tiền Phong dẫn bọn ngự sử nửa đêm đập cửa cung, xông vào hậu cung khuyên ngan, sau này Tiền Phong lại vì bách tính Vân Nam mà đạt được chút lương khoản cứu nạn, thậm chí đại náo điện Kim Loan, đầu đập cung Càn Thanh, không lẽ trẫm lại giết hắn? chỉ cần hắn vì giang sỡn xã tắc, chỉ cần vì lê dân bách tính, chỉ cần trong lòng hắn lúc nào cũng có Càn Long ta, có mắng ta là hôn quân ta cũng chịu được”
Lưu Dung nghe Càn Long nói thế, thầm nghĩ: “ Đây không phải là cả vú lấp miệng em sao, không có lý biến thành có lý, chuyện gì đến mồm ngài cũng biến thành đường hoàng hết, năm đó Tiền Phong…”
“Lưu Dung hôm nay ngươi hãy nói hết những lời trong lòng ngươi ra, cũng để cho trẫm biết sự tận trung tận hiếu của ngươi” Càn Long nói xong ngồi xuống ngai vàng, ánh mắt thật khó đoán.
  
Lưu Dung biết đây là tín hiệu đại nộ của Càn Long, cũng không biết lấy gan từ đâu, quỳ bò lên hai bước nói: “ Thần mấy năm nay ở sở quân cơ chủ yếu lo chuyện chiến sự biên cương và chuyện lương đạo, vận chuyển đường thủy, sông ngòi, và việc cứu tế bách tính bị thiên tai. Thần tính toán qua loa, trong chưa đầy ba năm, mấy chiến sựu biên cương đã tiêu gần hai vạn vạn lượng bạc, thời gian này còn có đại tang thái hậu và một lần hoàng thượng đi tuần Nam Kinh, cũng tiêu mất gần 3 nghìn vạn lạng, lại thêm nạo vét sông ngòi, thông mạch đường thủy, cứu tế mấy tỉnh miền Nam, nếu tính tỉ mỉ lại, hoàng thượng, đó đúng là một con số kinh thiên động địa. Số tiền này nếu là mấy năm trước, có khi bằng tổng thu nhập gần 10 năm của Đại Thanh ta. Nhưng chỉ trong thời gian có chưa đến ba năm, số tiền này từ khi Hòa Thân nhậm chức đại thần tài chính, đều là chi từ Nam Kinh ra. Nếu làm quan là vì triều đình vì lê dân bách tính, thì Hòa Thân ở Nam Kinh đúng là lập được công lao vô cùng lớn cho Đại Thanh ta, nếu không có Hòa Thân, nói không chừng sẽ có biết bao nhiêu dân nạn không có cơm ăn áo mặc, không có Hòa Thân nói không chừng chiến sự biên cương không thể nào xử lý nổi”
Càn Long nghe đến mấy con số, cũng phát hoảng, nghĩ kĩ thì lời Lưu Dung nói không phải không có lý, bình thường vẫn nói Càn Long thịnh thế, nhưng quốc khố mấy năm trước đều trống rỗng, tài chính bí bách, ông hiểu hơn ai hết. Trước khi hoàng đế bổ nhiệm Hòa Thân, cái cảnh trên đường đi tuần thị miền Nam còn phải mượn tiền để tiếp tục tuần thi khiến hoàng thượng đến giờ vẫn không quên được.
 
Càn Long nhíu mày, Lưu Dung biết lời nói của mình đã có tác dụng, nên không đợi Càn Long hỏi tiếp đã nói: “ Nay Hòa Thân tọa trấn Nam Kinh, mỗi ngày số người đến cửa đòi tiền đều xếp hàng dài. Hòa Thân mỗi ngày vì ứng phó với bọn người đến đòi tiền, dường như những biện pháp ông ta có thể nghĩ để kiếm tiền cũng dùng hết rồi. Có một số quan viên nói ông ta tự tư thông thương với người Tây, lợi dụng thân phận mệnh quan triều đình mở công xưởng mưu lợi, cổ vũ công thương nghiệp phát triển là đi ngược với quốc sách Đại Thanh, trước đây thần cũng nghĩ thế, nhưng nay vi thần thấy, ông ta cũng chỉ là bất đắc dĩ. Triều đình cần chi quá nhiều tiền, vừa rồi vi thần nói đến chỉ là một số nơi, chỗ nào mà không cần núi vàng núi bạc đắp vào chứ, còn thu nhập của chúng ta quả thật có hạn, trước đây dựa vào thuế muối, đồng sắt còn thu được ít, nhưng so với số tiền mà mấy năm nay chúng ta phải chi, căn bản chẳng khác nào đem cốc nước đi cứu đám cháy. Nên thần cho rằng những gì Hòa Thân làm ở Nam Kinh, triều đình không nên cấm mà ngượ lại còn nên hạ chỉ khích lệ, động viên”
Nói đến đây, Lưu Dung đột nhiên thấy phản ứng của Càn Long quá bình thản, nên đành phải dừng lại một lát, từ từ ngẩng đầu lên xem Càn Long phản ứng như thế nào. Không ngờ lúc này Phúc Khang An lại nhân cơ chêm vào nói: “ Hoàng thượng, nô tài thấy liên quan đến chuyện Hòa Thân, triều đình quá lo lắng rồi. Hòa Thân một lòng vì nước, là năng thần trị thế, nô tài thấy hoàng thượng nên ban chỉ thưởng lớn, để ông ta yên tâm làm việc mà không phải lo lắng gì”
Phúc Khang An nói câu này thật khiến Càn Long không chịu nổi nữa, quát lớn: “ Ngươi đừng nói nữa” Càn Long trở đột nhiên mặt đỏ bừng, xé vụn mấy bản tấu đặt trước mặt.
Phúc Khang An đúng là đứa trẻ, bình thường được Càn Long nuông chiều sinh hư, nhìn thấy Càn Long tức giận như thế, lại còn muốn mạo phạm tuy nhiên hắn đang nói đến chuyện không liên quan đến Hòa Thân: “...Hoàng thượng, thần còn có một chuyện muốn bẩm với hoàng thượng, đó la chuyện sau này chúng ta nên phát triển quân đội Đại Thanh như thế nào, hiện nay lính Ấn Độ...”
Lão thái giám Cao Vân đứng bên cạnh còn tâm trí đâu để ý đến Phúc Khang An, sắc mặt sớm đã tái mét, mấy tiểu thái giám bên cạnh cũng quỳ thụp xuống đất, Cao Vân khóc cầu khẩn: “ Hoàng thương... hoạng thượng... không thể xé được... Khang Hy gia có tổ chế, hoàng đế Đại Thanh xé bản tấu là khinh thường tổ tông…”
Càn Long cũng biết mình đã mất khống chế, Cao Vân nhắc nhở mới chợt nhớ ra di huấn của Khang Hy hoàng đế mà ông kính yêu nhất, nên lập tức bình tĩnh lại, nhưng nộ khí trong lòng không biết phát tiết ra đâu, đành ban cho bọn tiểu thái giám đang quỳ phía trước, thấy Càn Long đá Cao Vân bay về một góc, lại đá mấy phát nữa hét: “ Cút đi, các ngươi cút hết cho trẫm”
Phúc Khang An từ khi chui ra khỏi bụng mẹ chưa từng thấy hoàng thượng lại nổi giận ghê đến vậy hắn thấy Càn Long tức run người, sợ có gì không hay, nên quỳ xuống dập đầu nói: “ Hoàng thượng,.... nghe nô tài bẩm...”
“Không bẩm gì nữa hết, các ngươi biến ra hết cho trẫm” Càn Long cắt ngang lời, đó là Phúc Khang An chứ đổi lại là mấy A ka thì sớm đã biến thành hố rác xả tức của Càn Long rồi.
Càn Long hét lên với Lưu Dung và Phúc Khang An đang quỳ trên đất: “ Nghe thấy không, cút đi cho trẫm, sao? Các ngươi muốn kháng chỉ hay sao?” Nói xong quay lưng đi rút thanh thiên tử kiếm treo trên tường, thầm nghĩ: “ Hai ngươi hôm nay thành tâm không qua được trẫm.... dứt khoát ta cho mỗi đứa một nhát cho xong”
Phúc Khang An sợ đần ra nhưng Lưu Dung không đần, hoàng thượng vốn phong lưu nho nhã nay biến thành con hổ điên cuồng, biết đã đến lúc không hay rồi, nên vội quỳ trước mặt Càn Long nói: “ Hoàng thượng, vi thần cáo từ...” Nói xong kéo Phúc Khang An đi ra.
Càn Long vốn không muốn đòi mạng họ, nay ông ta còn có việc quan trọng hơn giết người, ban nãy cơn tức giận phát tác đã khiến ông hối hận rồi, nay thấy Lưu Dung kéo Phúc Khang AN bỏ chạy, thanh kiếm trong tay rơi xuống đất. Nhìn thấy mấy tên tiểu thái giám quỳ trước cửa sợ mất mật, lại thấy bức hoàng “ Trung Chính Nhân Hòa” mà ông nội Khang Hy để lại cho mình, đột nhiên thấy bình tĩnh lại, hướng ra bên ngoài quát: “ Còn không mau qua thu dọn”
Cao Vân dắt theo mấy tên tiểu thái giám bò vào, sau một hồi mê mải đã dọn dẹp xong, Càn Long nâng chén trà nóng do Cao Vân đưa cho, nhớ lại những lời Lưu Dung và Hòa Thân nói, trong lòng khó chịu vô cùng.
Nếu nói Lưu Dung và Phúc Khang An lầ này đã bị Hòa Thân cùng tiền mua đứt rồi, điều này Càn Long còn chấp nhận được, triều đình có thêm hai tên quan bẩn, cũng không cần ông phải nộ khí như thế, quan tâm gì con riêng, máu thịt gì, giết là xong. Nhưng ông biết điều đó tuyệt đối không thể, một là con ruột, vô cùng được ưu ái, thiên hạ không ai trong bì được, một là đại thần cốt cán, bao nhiêu năm nay là cận tín mà mình mất bao nhiêu tâm huyết mới tạo được, nay lại nói ngược lại với mình, đều bảo vệ Hòa Thân, thậm chí đến thiên uy hoàng thượng cũng không để ý nữa, xem ra đúng là có chút mạo hiểm cái chết để thuyết khách cho Hòa Thân.
Nếu lần này Lưu Dung quay về chỉ để thỉnh tội, nói không thể xét xử triệt đêt Hòa Thân phụ thánh mệnh còn có thể chấp nhận được. Lưu Dung phạm sai lầm lớn, trong mắt ông không phải là chuyện một câu nói hay sao, nếu Phúc Khang An lần này quay về nói đỡ giúp Lưu Dung, cũng là chuyện ông lường trước, hơn nữa ông đã chuẩn bị chút thể diện cho Phúc Khang An
Nhưng ông thật không tin nổi hai tên này lại nói tốt cho Hòa Thân, mà còn để sự an nguy của mình vứt qua một bên, xem ra có chút giống như nô tài của Hòa Thân rồi.
Cứ nghĩ đến đây Càn Long lại thấy kích động, Hòa Thân khiến cho hai tên thần tử mình yêu mến nhất bán mạng vì hắn như thế, thế sau này còn chuyện gì mà Hòa Thân không làm được. Hòa Thân nếu hô mưa gọi gió trong Đại Thanh, thì cái danh hoàng đế của ta để làm gì, giang sơn xã tắc Đại Thanh sẽ rơi vào tay Hòa Thân, mình không phải trở thành vong quốc chi quân hay sao? Nghĩ đến câu “ Lấy pháp luật thánh tổ làm pháp, tác thiên cổ hoàn nhân” na đúng là trở nên nực cười.
Lấy mấy cái đó mà so sánh thì chuyện Vân Nam và chiến sự biên cương Lưu Dung nói có là gì, những gì binh lính Ấn độ Phúc Khang An vừa nói có là gì?
Càn Long vừa định cho Cao Vân truyền bách quan vào triều, nhưng mở miệng bèn ngậm lại, thầm nghĩ: “ Đến Lưu Dung và Phúc Khang An đều nói tốt cho Hòa Thân, thì bách quan không biết còn sẽ thế nào? Nói không chừng bọn họ đang mong trẫm hạ chỉ thưởng lớn cho Hòa Thân”
  
Không được, nếu cứ thế, cái ngai vàng này e sẽ bị Hòa Thân ngồi mất, nếu thế, không lâu sau Hòa Thân sẽ vào Tử cấm thành mất, nghĩ đến đây, Càn Long bèn ra quyết định, nên bình tĩnh nói với Cao Vân: “ Truyền chỉ, cho gọi Doãn Kế Thiện ở Nam Kinh...”
Hòa Thân Tân Truyện
Tác giả: Độc Cô Hắc Mã
-----oo0oo-----

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.