Hồn Phi Yên Diệt Chi Khê Ninh Thiên

Chương 16:




Băng tuyết táng thiên địa, hàn đao dạ bất miên.
(Dịch nghĩa: Băng tuyết che phủ trời đất, đêm không ngủ thanh đao lạnh lẽo)
Đây đã là năm thứ ba Lạc Khiêm ở Bồ Tân quan.
Mấy năm gần đây vùng hạ lưu sông Trường Giang xuất hiện một thế lực khởi nghĩa mới trỗi dậy, tuy rằng lực lượng không nhiều nhưng xuất quỷ nhập thần, hành tung bất định, thường ẩn núp ở trong rừng sâu núi thẳm, mấy lần cướp đoạt kho lương của quan phủ, những nhà có tiền với hàng hóa châu báu đi qua, còn giết mấy tên gian thương nổi danh ô lại.
Đây vốn là thế lực nhỏ, cũng không làm nên được chuyện gì. Quan địa phương sợ thánh thượng trách tội, đến chính chức quan của mình e còn khó giữ được, vì vậy liều mạng che lấp, muốn đè những sự tình này xuống tự mình giải quyết.
Không hề nghĩ tới, vừa hết năm không lâu Kinh Thành liền phái người đến, quan viên mang theo thánh chỉ của Vương Mãng, để Hạ Chương trấn thủ Bồ Tân quan dẫn đầu năm vạn binh mã đi tiêu diệt thế lực kia.
Thánh chỉ đến, tất cả mọi người đều mờ mịt.
Loại thổ phỉ này cùng lắm là vài trăm người, coi như là xuất quỷ nhập thần đi, cũng cần đến năm vạn đại quân chính quy đi trấn áp ư?
Nhất thời mọi người đều không hiểu chuyện gì xảy ra.
Hạ Chương cùng các tướng lĩnh và quân sư bàn bạc rất lâu trong đêm cũng không thu được kết quả, buộc lòng phải đem binh tướng chuẩn bị xuất chinh. Hạ Diễn và Lạc Khiêm tuổi cũng không còn nhỏ, đã qua mười sáu, dựa theo quân quy đã có thể ra trận giết địch, vì vậy cũng gấp rút thao luyện chuẩn bị nhập quân.
Bọn họ lúc ấy ai cũng không ngờ tới, hóa ra đám thổ phỉ này là bị một vị đệ tử của quốc sư trong triều dùng thuật bói toán tính ra.
Quốc gia rung chuyển, tất cả đám thổ phỉ lớn nhỏ nói thế nào cũng chỉ có hơn mấy chục nhóm, vị đệ tử quốc sư này trong lúc rảnh rỗi vì sao lại muốn tính ra nhóm thế lực này chứ?
Nói ra thì rất dài.
Vương Mãng năm đó vì muốn có được dân tâm đã làm rất nhiều việc công phu trưng bày ra ngoài, cầu khẩn vận nước, cứu tế dân chúng, tính tình khiêm nhường không dám nhận phong tước, rốt cuộc mọi người đều ca tụng kính trọng, nổi danh cùng các bậc Đại hiền cổ đại.
Về sau sấm nhường ngôi trôi nổi rộng khắp, các loại bùa chú phù mạng mang điềm lành dồn dập kéo đến, liên tục thỉnh cầu Vương Mãng xưng đế.
Vương Mãng âm thầm che đậy không đợi được nữa, rốt cuộc lộ ra bộ mặt thật, bức ép vị Hoàng đế cuối cùng của người Tây Hán là Nhũ Tử Anh nhường ngôi, thay đổi triều đại, trở thành Hoàng đế triều Tân.
Người đời thế nhưng lại không biết, Vương Mãng sở dĩ có thể xưng đế, ngoại trừ lừa đời lấy tiếng bên ngoài, còn có một người tài giỏi trợ giúp bên mình.
Người này tên Giản Bình, trời sinh có chút tiên duyên, trong cơ thể có một đạo linh căn kỳ mạch, thông hiểu đạo thuật Ngũ hành, dựa vào quẻ bói có thể biết được quá khứ tương lai.
Chính là người này, triệt để cải biến vận mệnh Vương Mãng.
Trong chuyện này đã xảy ra việc gì?
Thì ra Tây Hán những năm cuối triều chính mục nát, vua quan xa hoa vô độ, dân chúng lầm than, thế nhưng vận số vẫn chưa tẫn hết, vận mệnh quốc gia vốn đang có năm mươi năm.
Giản Bình là *tư thiên giám Tây Hán, tính ra vận nước sắp tới mà ưu sầu đến đứng ngồi không yên. Hắn là người trung quân ái quốc, rốt cuộc không để ý người nhà phản đối mà dâng tấu lên vua, nói ra loại lời đại nghịch bất đạo “Vận mệnh quốc gia chỉ còn năm mươi năm”.
Người trong cuộc mơ hồ, đạo trời thì có trật tự, coi như là Giản Bình thiện bói toán, nhưng cũng không phải việc gì cũng đều có thể tính toán tường tận, càng bất luận thế nào cũng tính không ra mệnh của mình.
Có thể tưởng tượng được việc làm lần này của Giản Bình đã đụng phải vảy ngược của Hoàng thái hậu Vương Chính Quân, nổi giận lôi đình, ra lệnh chém đầu tịch biên tài sản ngay tại chỗ. Về sau quần thần dâng tấu, đều nói Giản Bình không có lòng đại nghịch bất đạo, vả lại tổ tiên mấy đời hưởng bổng lộc triều đình, khẩn thiết thỉnh cầu niệm lòng trung thành mà tha cho hắn một lần. Cơn giận của Hoàng thái hậu lắng xuống, rốt cuộc để lại cho hắn một cái mạng, chỉ bị tước bỏ chức quan, đày ra biên ải.
Sở học cả đời của Giản Bình không được Tây Hán trọng dụng, ngược lại còn rơi vào kết cục như vậy, mẫu thân cũng không chịu được cảnh tịch biên tài sản hỗn loạn mà đột tử, vợ con ly tán. Tâm Giản Bình thê thảm lạnh lẽo, trên đường thậm chí còn mấy lần nghĩ đến chuyện tự mình kết thúc.
Vừa lúc đó, Vương Mãng phái người nửa đường ngăn hắn lại, tự mình nửa đêm xuất hành.
Giản Bình vốn đã chết tâm, rồi lại chịu không nổi Vương Mãng *ba lần đến mời, tình chân ý thiết, dần dà rốt cuộc bị lung lay cảm động. Giản Bình từ đó về sau đổi tên đổi họ gọi là Vương Bình, trở thành một trong những *môn khách dưới trướng Vương Mãng.
(Ba lần đến mời: mời với tấm lòng chân thành, dựa trên chuyện Lưu Bị ba lần đích thân đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời bằng được Gia Cát Lượng ra giúp, lần thứ ba mới gặp. Ý nói chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt mời cho được.
Môn khách: người tài giỏi được giới quý tộc phong kiến coi trọng và nuôi trong nhà, khi cần thiết thì dùng đến)
Sau đó Giản Bình vì muốn báo thù rửa hận Tây Hán, quyết định phụ trợ Vương Mãng xưng đế. Hắn nghịch thiên hành sự, lấy sở học cả đời âm thầm giúp đỡ Vương Mãng sửa lại mệnh cách.
Cứ như vậy, Vương Mãng mới có mệnh làm Hoàng Đế.
Về sau những bức họa vẽ lời sấm liên tiếp xuất hiện, đều nói Vương Mãng kế vị xưng đế là điều tất yếu, vận số Tây Hán đã hết, trong lịch sử vẫn luôn cho rằng đây là do con người làm ra, kỳ thật rồi lại không phải vậy.
Cái này nửa thật nửa giả, nếu Vương Mãng không có mệnh cách Hoàng Đế, như vậy hắn cả đời cũng chẳng thể nào nào soán vị.
Đáng tiếc cải mệnh chính là phạm phải tội trời rất lớn, Giản Bình liều lĩnh nghịch thiên cải mệnh, cũng không biết đã dính dáng liên lụy đến bao nhiêu người trong đó, bởi vậy hao tổn ba mươi năm tuổi thọ.
Vương Mãng niệm hắn có công, sau khi khai quốc liền khôi phục họ Giản Bình, phong quốc sư.
Giản Bình tự biết nghiệp chướng nặng nề, sau khi được phong quốc sư không làm chuyện dư thừa, cả ngày đóng cửa không ra. Con của hắn năm đó chết trên đường đi đày, dưới gối tịch liêu, vì vậy tìm hiểu nghe ngóng nhiều chỗ, thu nhận mấy đệ tử trời sinh có một ít tiên duyên vào nhà, trước tiên dạy bói quẻ và thuật tinh tượng, nuôi ăn ở vô cùng thoải mái, coi như con cái mà đối đãi.
Trong số đệ tử của hắn có hai người nổi trội nhất, một tên Phong Dương, một tên Tuyên Minh.
Mà dùng thuật bói toán tính ra được thế lực nhỏ ở hạ lưu sông Trường Giang này chính là đệ tử của Giản Bình, Phong Dương.
Thế lực này trọng yếu như vậy, là vì Phong Dương tính ra trong đó có ẩn giấu một nam tử, nam tử đó thế nhưng lại có mệnh cách Hoàng Đế, tương lai sẽ chiếm lấy.
Vương Mãng nghe vậy kinh hãi, lại không thể để lộ ra việc này, vì vậy phái Phong Dương cấp tốc xuôi nam, lại hạ lệnh cho Hạ Chương trấn Bồ Tân quan chỉ huy năm vạn binh mã tiêu diệt thế lực này.
Chuyện này vốn cần phải che giấu, không thể để cho người biết rõ, bởi vậy ai cũng không biết Phong Dương rốt cuộc đến cùng đã làm những gì.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.