Mặc cho vết thương ở tay, lão thái giám vẫn cúi đầu cầu xin. Lão cũng như hoài tâm của Thái hậu cũng là vì Hiên đế mà hy sinh phụng sự, lưỡi kiếm này mà hạ xuống lòng dân dành cho Hiên đế sẽ mất, tứ hải xem thường kẻ đại nghịch, trời bất dung.
Còn Hiên đế thì chẳng quan tâm đến cái gì là thiên đạo, cái gì là lòng dân, mất Bạch Nguyệt Y rồi thì trời đất này chỉ là vô nghĩa thì mấy cái lòng dân ấy có đáng là bao.
Chỉ là lời của thê tử trước khi chết vẫn khiến cho trái tim Hiên đế đau nhói, cả người tê liệt đi.
- Nương tử đến lúc chết vẫn nghĩ cho bà…
Nói rồi kiếm trên tay của Hiên đế thả xui xuống, nhờ vậy mà mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Xem ra là cái mạng của Thái hậu đã an toàn rồi, kế cương của bà ta cũng đã có tác dụng.
Với tính của Hiên đế nếu Thái hậu càng cầu xin thì sẽ càng làm mọi chuyện tệ hơn thậm chí là mất mạng, chỉ có cách cứng hơn Hiên đế thì họa may mới còn con đường sống.
Hiên đế quay người đi nhưng vừa quay đi thì cũng là lúc lưỡi kiếm trên tay ngài ấy thoáng qua một lực nhanh như gió, sáng một đường trước mặt Thái hậu.
Rầm…
Tàu Thanh hoảng loạn kêu lên:
- Á…
Cạch…
Thủ cấp của Gia Túc đang đứng kế bên Thái hậu liền rớt từ trên người xuống, thân mất đầu đỗ ập xuống tuyết máu đỏ phun ra thành tia. Gia Túc chết tức khắc đầu người hai nơi.
Tiếp theo đó là bài vị của Phúc Lâm trên tay nữ tỳ ở phía sau cũng vỡ làm đôi văng xuống đất làm hai mảnh.
Thái hậu chứng kiến cảnh Gia Túc chết trước mắt thì người hoảng loạn ngã khụy xuống người nữa tỉnh nữa mê. Tàu Thanh vội lao đến giữ lấy Thái hậu còn đám nô tì thái giám phía sau thì quỳ xuống chẳng dám động đậy trước cơn thịnh nộ của Đế vương.
Vậy là hết đời ả nô tì theo hộ chủ suốt bốn mươi mấy năm qua. Hầu hạ Thái hậu từ lúc còn là khuê nữ đến khi bà được sắc phong, từng bước từng bước điều cùng Thái hậu vượt qua, bao toan tính suy nghĩ cho chủ, xem như ruột thịt mà tận tụy, trung đến chết.
Hiên đế không giết được Thái hậu thì giết ả nô tì dèm pha nhiều lời, lòng dạ rắn rết, mọi âm mưu quỷ kế cũng là từ ả này thực hiện mà ra. Để xem không có ả này thì Thái hậu còn sai ai làm việc nữa.
Hiên đế quăng đi thanh kiếm nhuốm máu đỏ trên tay, vừa rời khỏi Thọ An cung vừa nói:
- Thọ An cung từ nay thành lãnh cung, không có lệnh của bổn quân không được mở cửa cung.
- Lưu gia mưu phản, chống đối với bổn quân ban cho toàn gia ấu trùng trắng, phong tỏa hết phủ không cho bất kỳ ai ra vào. Kẻ nào rời khỏi phủ giết không cần tấu. Để toàn gia tự sinh tự diệt.
- Thái hậu muốn Bạch Nguyệt Y lót xót cho Phúc Lâm thì bổn quân sẽ cho toàn bộ trên dưới Lưu gia lót xác cho thê tử của ta.
Rời khỏi Thọ An cung Hiên đế liền điều động một vạn cấm quân tinh nhuệ phong tỏa hết cả kinh thành cứ hễ là người nhà họ Lưu liền bắt hết, tống giam toàn bộ Lưu gia vào ngục tối tăm. Riêng Lưu Ngũ Dư bị bắt nhốt tra tấn đến suýt mất cả mạng, nếu lão ta không khai ra nơi bỏ thi thể Bạch Nguyệt Y thì đã bị Hiên giết chết rồi.
Hiên đế tức tốc đến bìa rừng ngoại thành tìm thi thể của thê tử, chỉ tiếc là vừa tìm ra được thì cũng là lúc chó hoang đã ăn hết, chỉ còn lại bộ xương nhuốm máu đỏ, nhưng cũng chẳng còn đủ tứ chi, nhận dạng duy nhất chỉ còn lớp y phục màu vàng mà Hiên đã đích tay mặc cho Bạch Nguyệt Y cùng với chiếc vòng hổ phách nằm trong vũng máu. Phần thịt ít ỏi còn lại phũ đầy ấu trùng trắng, cả chiếc đầu cũng bị trùng độc bao kín ăn đến không còn nhận dạng được.
Chứng kiến cảnh tượng trước mặt Hiên đế hai chân khụy xuống đất, miệng thổ huyết. Tàu Thanh cùng với Tương Kỳ tướng quân cũng phải nghẹn ngào rơi lệ tiếc thương cho một nữ nhân cả đời không tranh với ai, chỉ sống vì Hiên đế chết vì ngài cuối cùng chẳng còn gì.
Mùa xuân năm đó hơn một vạn người của Lưu gia chết thảm trong phủ. Xác chết vô số tất cả điều bị ấu trùng trắng ăn lấy thi thể không còn nhận dạng ra hình người. Người họ Lưu chết vì phong tỏa cấm túc đói khát lương thực cũng nhiều vô số.
Lưu sử ghi lại người của Lưu gia mắc bệnh lạ mà chết. Hiên đế vì tránh lây lan nên ra lệnh giam cầm ở phủ. Sau đó không lâu hỏa thiêu toàn bộ hai trăm sáu mươi tám biệt phủ để trừ dịch bệnh.
Họ lưu vì vậy mà tuyệt tự. Mấy chục năm sau chỉ còn lác đác vài người mang họ sau đó cũng bị ép đổi họ mới thi được công danh khoa cử.
Cuối mùa xuân năm Đại Thịnh thứ mười Hiên đế điều động mười vạn quân cùng chiến tướng Tương Kỳ tiến quân chống lại sự xâm lược nước Dương Tư một nước lớn có binh lực hùng hậu đứng đầu đại ước. So với một nước nhỏ chỉ đứng thứ ba như Đại Thịnh đúng là châu chấu đá xe.
Mặc cho triều thần can ngăn, dâng sớ khuyên giải Hiên đế cầu hòa để bảo toàn lực lượng trước nước lớn nhưng Hiên đế vẫn nhất mực dẫn quân nghinh chiến. Đối với một chiến tướng như Hiên đế được chết trên sa trường âu cũng là cầu nhân đắc nhân rồi. Có xuống diêm đài gặp Bạch Nguyệt Y cũng không hổ thẹn.
(Hết Phần 1)