Khoa Kỹ Vấn Đạo (Đế Chế Kinh Tế Mới Tại Nước Việt)

Chương 254: Khởi động Dự án Truyền tải Điện không dây




Ngày 31 tháng 12 năm 2007, Đông Thành, Tổng bộ Tập đoàn Kỷ nguyên
Mặc dù là ngày cuối cùng của năm 2007 nhưng không khí làm việc tại The wind of the Sea không hề bị giảm đi nhịp điệu sôi động thường thấy.
Từ sảnh lớn toàn nhà đến khuôn viên đều tấp nập người qua kẻ lại, ai cũng tất bật và tập trung vào công việc vốn có của mình. Dường như với mỗi người nhân viên ở đây đều không hề có tâm lý nghỉ ngơi cho kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Trạng thái của nhân viên là vậy nên tát nhiên lãnh đạo tập đoàn lúc này cũng không thể thiếu đi phần bận rộn được.
Lúc này, trong phòng họp Tổng bộ
Phó Tổng Giám đốc tập đoàn kiêm Giám đốc Công ty Hàng không Liên tinh Cao Văn Khiêm lúc này đang hướng về phía Lý Đông lên tiếng:
- Báo cáo chủ tịch, các module cuối cùng của tàu vũ trụ Lạc Hồng 1 đã được sản xuất và test thử thành công. Lạc Hồng 1 sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh ngay trong quý 1 của năm sau và theo kế hoạch khoảng giữa năm 2008 có thể phóng thử vào quỹ đạo.
Lý Đông nghe xong thì gật nhẹ đầu rồi nói:
- Uhm… với Lạc Hồng 1 chúng ta sẽ không cần phải chạy gấp tiến độ, cứ từng bước từng bước thận trọng làm là được. Phía chính phủ đang rất quan tâm tới dự án này của chúng ta và theo như lời Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Dương thì Lạc Hồng 1 sẽ là một biểu tượng cực kỳ mạnh mẽ minh chứng cho sự phát triển về công nghệ không gian của nước ta. Chính vì thế tôi muốn Lạc Hồng 1 không gặp phải sai sót nào, nó sẽ cần phải được phóng thành công ngay từ lần đầu tiên và các thế hệ Lạc Hồng tiếp theo có năng lực đối trọng trực tiếp với tàu Soyuz của Nga, hệ thống tàu con thoi của Mỹ hay tàu Thần Châu của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chinh phục chiếm lĩnh khoảng không gian vũ trụ bao la bê ngoài trái đất.
Cao Văn Khiêm nghe xong thì dựng thẳng người quả quyết khẳng định:
- Vâng, tôi hiểu thưa chủ tịch. Nếu thời gian không phải là vấn đề cấp bách thì tôi cam kết với chủ tịch Lạc Hồng 1 hoàn toàn có thể phóng thành công vào quỹ đạo.
Lý Đông hài lòng động viên:
- Uhm… tôi biết nhiệm vụ này khiến chú và cộng sự vất vả nhiều năm nay có điều đất nước đang chờ đợi sự nỗ lực của tất cả chúng ta. Việt Nam xưa nay đã chịu cảnh vị thế thấp bé lâu rồi, nếu hôm nay chúng ta đã có năng lực khiến tổ quốc trở nên hùng mạnh thì không có lý do gì để mà trì hoãn điều đó. Những giọt mồ hôi và công sức của mọi người đổ ra ngày hôm nay về sau chắc chắn sẽ được quốc gia và lịch sử ghi nhận.
Cao Văn Khiêm mỉm cười khẽ gật đầu về phía Lý Đông. Ông ta không nói gì thêm nhưng qua đôi mắt của Cao Văn Khiêm, Lý Đông cũng thấy được tâm huyết và quyết tâm của người này dành cho dự án Lạc Hồng Spacecraft.
Lý Đông ung dung dùng ngón tay gõ gõ nhẹ lên bàn vài nhịp sau đó lại tiếp tục nói:
- Tiến độ Lạc Hồng 1 không cần gấp nhưng việc nâng cao tốc độ sản xuất KN777 cần phải đẩy mạnh hơn. Tôi muốn thấy những chiếc KN777 đầu tiên có thể cất cánh vào năm 2008 trên các chặng bay thương mại nội địa và trong khu vực Đông Dương. Chú Khiêm, đơn hàng 08 chiếc KN777 của Việt Nam Airlines tới bao giờ có thể bàn giao?
Cao Văn Khiêm nghe xong tính toán một lúc rồi nói:
- Chủ tịch, việc sản xuất máy bay khá là phức tạp chưa kể tới công đoạn đánh giá và kiểm nghiệm máy bay lại rất nghiêm ngặt. Hơn nữa nhà xưởng và công nhân chúng ta vẫn phải vừa xây dựng vừa đào tạo do vậy khả quan nhất thì phải tới cuối năm sau mới có t hể giao hàng được.
Lý Đông nhíu mày:
- Cuối năm sau? Lâu như vậy?
Thấy Lý Đông tỏ vẻ không quá hài lòng, Cao Văn Khiêm cười khổ giải thích:
- Chủ tịch, tiến độ đó là nhanh nhất rồi đấy. Không phải là chúng tôi tìm lý do bao biện để trễ nải nhưng ngay cả những hãng công nghiệp như Boeing hay Airbus muốn sản xuất ra lượng máy bay như vậy cũng sẽ không sớm hơn chúng tôi là bao nhiêu đâu.
Lý Đông nghe Cao Văn Khiêm nói xong vẫn lâm vào tư lự, sau một hồi hắn lên tiếng:
- Uhm… tôi hiểu khó khăn của các chú có điều Kỷ nguyên mới luôn cần phải hành động nhanh, mạnh và dứt khoát.
Nói tới đây Lý Đông nhìn sang Trần Hàng đề đạt một mệnh lệnh:
- Anh Trần Hàng, sau hôm nay anh thực hiện chia tách mảng hàng không dân dụng thành Công ty độc lập với Liên tinh, giao chú Nguyễn Mạnh Tiến làm Giám đốc phụ trách trực tiếp. Nhiệm vụ của chú Tiến chính là bằng mọi cách có thể đẩy nhanh tiến độ cất cánh của KN777.
Trần Hàng nghe xong lập tức đáp ứng:
- Vâng, chủ tịch.
Cao Văn Khiêm ngồi bên thì có chút không thoải mái, mặt hơi đỏ lên, ông ta lúc này có cảm giác như mình có phần không đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu của Lý Đông vậy.
Lý Đông dĩ nhiên nhận ra được vẻ mặt không vui và tâm tình của Cao Văn Khiêm theo đó mỉm cười trấn an:
- Chú Khiêm, chú đừng hiểu lầm. Tôi tách mảng hàng không dân dụng ra khỏi Liên tinh không phải vì nghi ngờ năng lực của chú mà chính là đang có một dự án mới quan trọng hơn giao cho chú đây.
Cao Văn Khiêm ngạc nhiên rồi nhìn chằm chằm vào Lý Đông gấp gáp hỏi:
- Dự án mới sao? Là gì vậy thưa chủ tịch?
Lý Đông giơ tay ra hiệu cho Vũ Nhung đang ngồi bên cạnh. Vũ Nhung hiểu ý liền đứng lên rồi phân phát những tập hồ sơ cho Trần Hàng, Cao Văn Khiêm và các lãnh đạo phía dưới họ.
Trong phòng, Cao Văn Khiêm có lẽ là người hào hứng nhất, ngay khi nhận được tập hồ sơ ông ta lập tức cầm lên rồi nhìn vào trang bìa.
Vẫn như thường lệ, bìa của tập tài liệu có màu đen tượng trưng cho mức độ quan trọng cao nhất và phía trên trang bìa in một hàng chữ màu vàng kim tuyến nổi bật “Wireless Power Transfer Project- WPTP” (Dự án truyền tải điện không dây)
Dòng chữ tuy ngắn nhưng cũng đủ làm nổi bật nội dung cốt yếu của tập tài liệu, Cao Văn Khiêm khá là bất ngờ khi Lý Đông lại định giao việc triển khai dự án này cho ông ta, phải hiểu Cao Văn Khiêm là nhà khoa học trong lĩnh vực khí tài bay không gian chứ không phải là lĩnh vực năng lượng.
Dùng ánh mắt có vài phần nghi ngờ nhìn về Lý Đông, Cao Văn Khiêm lên tiếng:
- Chủ tịch, sao lại là dự án năng lượng vậy? Cái này có lẽ nên giao cho anh Đinh Hạo, và Công ty Công nghệ mới Đông Thành chứ?
Lý Đông hơi dựa lưng ra ghế rồi bình thản đáp lời:
- Chú Khiêm, tôi không có giao nhầm đâu, chú cứ xem qua bản kế hoạch tổng thể dự án đi. Phần công nghệ cốt lõi của dự án này sẽ nằm trong phạm vi chuyên môn của Liên tinh do vậy giai đoạn nghiên cứu phát triển sẽ được giao cho Liên tinh. Về giai đoạn triển khai ứng dụng thực tế và khai thác thương mại mới tới phiên Công nghệ mới Đông Thành tham gia, năng lực các kỹ sư của Công nghệ mới Đông Thành không đủ để phát triển dự án này.
Lý Đông nói vậy lập tức gây nên sự quan tâm của mọi người trong phòng, các thành viên sau đó liền lật mở tài liệu để đọc những nội dung bên trong của tập hồ sơ.
Căn phòng rơi vào tĩnh lặng, người nhíu mày người trầm tư, người chống tay lên trán vò tóc, ai cũng cố gắng đọc hiểu những nội dung trong tập dự án. Lẽ tất nhiên do giới hạn về chuyên môn, một số người như Trần Hàng có thể chỉ hiểu đại thể tình huống trong bản kế hoạch nhưng với những chuyên gia khoa học như Cao Văn Khiêm thì ông ta hoàn toàn nắm được những gì Lý Đông muốn truyền tải.
Có điều, người nào càng hiểu sâu bao nhiêu thì người đó càng trở nên sợ hãi về mức độ tân tiến và kỳ vĩ của dự án. Như Cao Văn Khiêm, ban đầu thì còn đỡ, càng về sau tay ông ta có chút run run, lật mở trang giấy có phần khó khăn thấy rõ, mồ hơi trên trán có chút lấm tấm toát ra.
Với sự hiểu biết về trình độ của khoa học hiện đại, chỉ cần lướt qua vài phần phác thảo mô hình vận hành của hệ thống truyền tải điện không dây, Cao Văn Khiêm đã ý thức được rằng dự án này nếu được triển khai thành công trên thực tế thì sẽ là một bước tiến vô cùng to lớn đối với cách thức sử dụng năng lượng của nhân loại cũng như thay đổi hàng loạt tiến trình phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau thậm chí nói rộng ra là cả lịch sử phát triển của nhân loại.
WPTP ra đời sẽ lập tức khiến những hệ thống dây điện tốn kém, rối rắm và những nhà máy điện với đầy rẫy những hạn chế hiện tại trở nên lỗi thời. Người ta sẽ không cần tới những đập chứa nước luôn đối mặt với tình trạng xuống cấp nứt vỡ và phụ thuộc vào thiên nhiên trong các nhà máy thủy điện, không còn phải sợ những rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân mỗi khi có động đất sóng thần, không cần phải tốn hàng triệu tấn than và dầu DO, FO đốt hàng năm để duy trì nhà máy nhiệt điện và gây ô nhiễm môi trường, không cần tới những tuốc bin gió đắt đỏ hay những nhà máy địa điện tốn kém mà công suất hạn chế… WPTP sẽ mang tới một cách thức khai thác và sử dụng năng lượng hoàn toàn sạch và gần như không bị giới hạn bởi các nguồn tài nguyên.
Cao Văn Khiêm nhận xét như vậy không phải là nói quá bởi thứ năng lượng mà nó sản xuất ra chính là lấy từ một nguồn gần như vô tận “Năng lượng mặt trời”.
Khi đọc tới quá nửa nội dung bản kế hoạch, Cao Văn Khiêm cuối cùng cũng hiểu vì sao Lý Đông lại giao phần nghiên cứu cho ông ta bởi nhà máy sản xuất ra nguồn điện thực chất chính là một hệ thống trạm không gian hay nói đúng hơn chính là một thệ thống tàu vũ trụ khổng lồ.
Những tàu vũ trụ này sẽ mang trên mình những tấm pin năng lượng với công suất hấp thu cực cao và chuyển hóa nó thành điện năng rồi truyền tải về các thiết bị tiếp sóng trên trái đất.
Theo những gì mà Cao Văn Khiêm được biết, công nghệ điện không dây này loài người cũng đã có ý tưởng nhưng vẫn chưa đủ công nghệ để hiện thực hóa.
Ví dụ ý tưởng về truyền tải điện năng đã được đưa ra từ đầu năm 1900 bởi nhà phát minh người Serbi Nikola Tesla trước khi lưới điện được phổ biến rộng rãi. Ngay từ những năm này, “nhà khoa học điên” Tesla đã mơ ước một thế giới không tồn tại dây dẫn điện phức tạp mà sử dụng hệ thống một tháp truyền điện và năng lượng không dây tới mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhằm hiện thực hóa viễn cảnh này, Tesla đã bắt tay xây dựng tháp Wardenclyffe cao 29m ở New York. Ngọn tháp này được coi là bước cuối cùng trong hệ thống điện không dây của Tesla, và được kết hợp với phát minh máy thu năng lượng vũ trụ. Nếu thành công, thế giới sẽ được sử dụng điện miễn phí và không giới hạn chỉ bằng một cái antenna thu năng lượng ở đầu cuối.
Tuy nhiên sau gần 2 thập kỷ xây dựng, dự án tháp đã bị đình chỉ, bị rút nguồn tài trợ của JP Morgan vì họ phát hiện ý đồ thật sự của Tesla không phải xây dựng tháp viễn thông.
Mơ ước của Tesla xuất phát từ sáng chế trước đó của ông, cuộn dây Tesla (Tesla coil), một phát minh mang tính cách mạng so với thời đại. Tesla đã phát triển những cuộn dây đặc biệt này vào năm 1891, trước khi người ta sử dụng những chiếc máy biến áp truyền thống để cung cấp điện cho mọi thứ như hệ thống chiếu sáng đến các mạch điện thoại. Những biến áp thông thường không thể chịu được tần số cao và điện áp cao mà các cuộn dây trong phát minh của Tesla có thể chịu đựng được.
Một cuộn dây Tesla bao gồm hai phần: một cuộn dây sơ cấp và cuộn thứ cấp, và mỗi cuộn dây có tụ điện riêng. Hai cuộn dây và tụ điện được nối với nhau bằng một khe đánh lửa - một khoảng cách giữa hai điện cực để tạo ra tia lửa điện. Về cơ bản, các cuộn dây Tesla là hai mạch điện mở kết nối với một khe đánh lửa. Một cuộn dây Tesla cần một nguồn điện cao áp. Một nguồn điện được cung cấp thông qua một biến áp có thể sản xuất một dòng điện với cường độ cần thiết, ít nhất hàng ngàn vol.
Nguồn điện được nối với cuộn dây sơ cấp. Tụ điện của cuộn dây chính hoạt động như một miếng bọt biển thấm hút các điện tích. Cuộn dây sơ cấp tự nó phải có khả năng chịu đựng điện tích rất lớn và sóng điện, do đó chúng thường được làm bằng đồng - một loại dây dẫn điện tốt. Các tụ điện được tích tụ nhiều điện tích đến mức kháng không khí trong khe đánh lửa. Sau đó, dòng điện đi ra khỏi tụ điện đi xuống cuộn dây chính và tạo ra từ trường.
Năng lượng lớn khiến cho từ trường sụt giảm nhanh chóng, tạo ra dòng điện trong cuộn thứ cấp. Điện áp bị nén qua không khí giữa hai cuộn dây tạo ra tia lửa ở khe đánh lửa. Năng lượng bao phủ giữa hai cuộn dây và tích tụ ở cuộn thứ cấp, tụ điện. Điện tích trong tụ điện thứ cấp lên cao và thoát ra dưới dạng hồ quang điện. Với điện áp tần số cao có thể thắp sáng bóng đèn huỳnh quang cách xa vài bước chân mà không cần dây điện kết nối.
Nguyên tắc cơ bản của cuộn dây Tesla chính là hiện tượng cộng hưởng, cộng hưởng xảy ra khi cuộn dây chính bắn dòng điện vào cuộn dây thứ cấp đúng thời điểm để tối đa hóa năng lượng chuyển vào các cuộn dây thứ cấp. Ngày nay cuộn dây Tesla không còn được ứng dụng thực tế nhiều nữa, song phát minh của Tesla đã làm nên cuộc cách mạng về cách hiểu và sử dụng điện năng.
Nói là vậy nhưng công nghệ điện không dây mà Nikola Tesla nghiên cứu mới chỉ ở mức sơ cấp, để áp dụng triển khai ứng dụng với khoảng cách xa trên phạm vi toàn cầu thì cần giải thêm rất nhiều bài toán.
Theo như những gì mà Cao Văn Khiêm thấy trong bản kế hoạch mà Lý Đông đưa ra, vị chủ tịch này đã đề xuất một giải pháp công nghệ hoàn thiện được ý tưởng này thậm chí còn là một bước tiến xa hơn công nghệ của Tesla. Theo đó người ta sẽ sử dụng tới công nghệ vệ tinh năng lượng mặt trời (SPS). Vệ tinh này sẽ được tạo ra từ vật liệu chống nhiệt đặc biệt cao có gắn các tấm pin hiệu suất lớn để nhận năng lượng mặt trời trong không gian. Năng lượng này sẽ được truyền tới bề mặt trái đất bằng sóng siêu cao tần. Tại nơi nhận, năng lượng của sóng siêu cao tần được chuyển đổi thành điện năng để sử dụng.
Mô hình hệ thống SPS bao gồm mặt trời, vệ tinh, bộ phát sóng vi ba công suất lớn và rectenna thu nhận chùm tia công suất vi ba. Cơ sở của ý tưởng SPS là sự thu nhận năng lượng mặt trời trong quỹ đạo và truyền nó về mặt đất bằng sóng vi ba. Ở nơi nhận, sóng vi ba được chuyển đổi trở lại thành năng lượng điện. Anten chỉnh lưu nhận tia năng lượng trên mặt đất được gọi là rectenna. Rectenna nhận sóng vi ba chuyển đổi thành năng lượng điện và sau đó hòa vào mạng lưới hoặc trực tiếp cung cấp cho thiết bị dùng điện qua thiết bị chỉnh lưu và biến tần.
Thời gian trong phòng chậm rãi trôi qua, mãi tới hơn nửa tiếng sau đợi cho mọi người đều đã đọc xong tập hồ sơ trên tay, Lý Đông mới lên tiếng:
- Các vị, dự án điện không dây chính là một dự án mà tôi đã ấp ủ và muốn thực hiện từ những ngày đầu thành lập Kỷ nguyên mới nhưng vẫn chưa có đủ điều kiện thực hiện. Ngày hôm nay khi tập đoàn chúng ta đã có trong tay pin mặt trời, tàu vũ trụ cũng như uy tín và vị thế thì thời cơ đã chín muồi. Không cần phải nói chắc các vị cũng hiểu được ý nghĩa của dự án này. Đúng vậy, nó sẽ là một bước tiến vượt bậc của nhân loại trong việc sử dụng năng lượng tái tạo nói chung đồng thời cũng là một bước phát triển vượt bậc của tập đoàn chúng ta trong thời gian tới. Với WPTP tôi tin tưởng lợi ích mà nó mang lại sẽ đủ để tập đoàn chúng ta trở thành hãng công nghiệp số một toàn cầu và duy trì vị thế đó ít nhất là trong ba mươi năm tới mà không cần phải nghiên cứu hay phát triển thêm bất cứ sản phẩm công nghệ nào khác.
Hơi dừng lại một nhịp, Lý Đông tiếp lời:
- Lẽ tất nhiên, tôi nói là đại ý như vậy, chúng ta sẽ không dừng lại ở WTPT mà sẽ còn tiếp tục cho ra đời nhiều công nghệ tân tiến khác nhưng vai trò của WTPT sẽ là một trong những cột trụ lớn nhất mà Kỷ nguyên mới dựa vào. Triển khai WPTP có hai khó khăn, một là phải sản xuất được các loại tàu vũ trụ khổng lồ hoạt động ổn định và chịu nhiệt cao, hai là nằm ở vấn đề phân phối. Mọi người ai cũng biết các quốc gia đều muốn quyền tự chủ đối với an ninh năng lượng của mình do vậy việc họ có tiếp nhận sử dụng nguồn năng lượng của chúng ta hay không sẽ còn phải tiếp tục bàn bạc và tìm cách tháo gỡ. Có điều, mọi vấn đề đều sẽ có giải pháp nhất là khi các nguồn tài nguyên sản xuất năng lượng của chúng ta đang dần cạn kiệt, tôi tin tưởng năng lượng điện không dây với những ưu thế của mình sớm muộn cũng sẽ được thế giới thừa nhận. Uhm… đó là công việc của sau này, việc trước mắt chính là chúng ta cần phải tập trung các nguồn lực xây dựng ra SPS trước đã.
Mọi người trong phòng đã đọc và nghe Lý Đông phát biểu những thứ lớn lao nghe có phần viễn tưởng nhưng đáng ngạc nhiên là không ai có nghi ngờ gì lớn.
Chuyện phi thường ở Kỷ nguyên mới thì lại trở nên rất bình thường, đã có rất nhiều ví dụ cho thấy điều đó do vậy SPS thành công hay không cũng chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Mọi người đã quá quen với những kỳ tích do vậy WPTP tuy có gây ra sự ngạc nhiên lớn nhưng nghi ngờ thì hoàn toàn là không có, trong lòng bọn họ đã mặc nhiên thừa nhận chỉ cần là thứ mà Kỷ nguyên mới hướng tới thì ắt sẽ có được thành quả.
Cao Văn Khiêm khi này đã phần nào lấy lại được bình tĩnh, xúc động trôi qua ông ta mới nhìn về phía Lý Đông hơi khàn giọng hỏi lại:
- Chủ tịch, tôi không có thắc mắc gì nhiều. Tôi chỉ muốn hỏi, khi nào chúng tôi lại nhận được hồ sơ kỹ thuật đây?
Lý Đông nghe xong cười lớn rồi đáp lại:
- Ha ha… chú Khiêm, công nghệ nào có dễ tới tay như vậy. Công nghệ này phòng nghiên cứu của chúng ta vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Có lẽ chờ chú phóng thành công Lạc Hồng 1 cũng là ngày công nghệ này hoàn tất chăng. Chap‎ 𝓂ới‎ l𝙪ôn‎ có‎ 𝑡ại‎ ﹏‎ TrU𝓂‎ Tr𝙪yện﹒vn‎ ﹏
Cao Văn Khiêm hồ hởi gật đầu:
- Ha ha… Được rồi, chủ tịch! Lạc Hồng 1 sẽ sớm bay vào không gian thôi. Khi đó hi vọng WPTP sẽ được chủ tịch mang tới, tôi quả thật rất ấn tượng và vinh dự tham gia vào dự án hoành tráng này đây.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.