Trên đường đi, Alap kiểm tra lại kết quả một lần nữa, câu trả lời cho câu đố về màu sắc của Apollo.
Hôm qua, trước khi phát hiện ra Apollo sử dụng Hybrid Image để che giấu thông tin thật, cô đã táy máy nghịch web với hi vọng sẽ tìm được điều gì đó khác, thêm vào đó cô cũng tò mò muốn biết trình độ công nghệ của Apollo ra sao. Nhưng kết quả lại khiến cô có chút bất ngờ. Trang web được viết bằng Pascal, một ngôn ngữ lập trình khá lâu đời, không mấy được sử dụng ở thời buổi này. Và đọc qua những dòng lệnh, cô cũng không thấy có gì đáng chú ý.
Đen, Hồng, Lục lam, Trắng, Đỏ, Lam và Trắng.
Cho đến khi cô đọc được dòng từ khóa đó, cô mới phát hiện ra ý đồ của Apollo.
Gợi ý thật sự không nằm ở màu sắc mà nằm ở cách đăng bài lọc người.
Như cô từng nghĩ, ngoài những người giỏi về công nghệ thông tin và người có "khả năng" đó ra thì sẽ không có ai qua được đợt này.
Có thể thấy, màu sắc tượng trưng cho rất nhiều thứ, trong mỗi lĩnh vực mỗi màu lại mang ý nghĩa khác nhau. Nếu không khoanh vùng được, sẽ rất khó để tìm ra đáp án đúng. Nhưng liên quan đến lập trình, máy tính thì chỉ có một, là bảng màu được mã hóa theo số.
Và chiếu từng màu theo đúng thứ tự trong ngôn ngữ Pascal, ta có:
Đen bằng không.
Hồng thì có thể là hồng cánh sen hoặc hồng cánh sen sáng, tương đương với năm hoặc mười ba.
Lục lam thì có lục lam bằng ba hoặc lục lam sáng bằng mười một.
Trắng bằng mười lăm.
Đỏ thì có đỏ sáng bằng mười hai hoặc đỏ bằng bốn.
Lam cũng có hai loại là lam sáng bằng chín và lam bằng một.
Tiếp theo, ta có bảng thứ tự trong bảng chữ cái được đánh dấu từ một đến hai mươi sáu.
Đối chiếu từng số ta sẽ có một kí tự khác nhau.
Nhưng đến đây ta lại có một vấn đề khác, bảng chữ cái không có "thứ không". Tức là màu đen trong dãy số trên thể hiện một điều gì đặc biệt khác. Ngoài ra, trắng là màu duy nhất xuất hiện hai lần, khi nó ở đoạn giữa những màu khác, không có lý do để nghi ngờ về vai trò của nó. Nhưng với vị trí còn lại là đoạn cuối của dãy, nó dường như giống màu đen hơn.
Nếu ta không đổi từ số ra chữ cái ta sẽ có hai số là không và mười lăm.
Thêm vào đó, ta có Apollo là vị thần ánh sáng trong thần thoại Hy Lạp. Nếu ta chọn các màu "sáng", rồi ghép chữ cái tương ứng với số của từng màu ta được: MKOLI.
Ghép lại, tổng thể ta có: Số nhà 0, khu 15, đường Mkoli.
Đến đây thì mọi việc còn lại là quá đơn giản!
Đó là cô từng nghĩ như thế nhưng hiển nhiên Apollo cho phép câu trả lời dễ dàng như thế. Bởi, không có nhà nào mang biển số "0" cả, cũng không có đường nào tên Mkoli cả.
Cô bị tắc ở đây. Đồng thời, lúc đó lại thêm nghi ngờ về Leo nên cuối cùng cô cũng quyết định tìm đến Elany, mục đích muốn mua cả hai nhưng cái thì bà ta không bán, cái thì giá cắt cổ nhau, nên cô đành trả nửa giá cho Leo rồi ngậm ngùi ra về, nghịch lại đống mã kia lần nữa và thế là..
Cô cũng phát hiện ra, ECODA – một cái tên sẽ xuất hiện nếu ta ghép các màu sắc "không sáng" lại – đồng thời cũng là cách gọi những khu phố bám đầy mùi tội lỗi hay được biết đến bằng cái tên thông dụng hơn: Downtown – thế giới ngầm.
Vì là một nơi hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của thế giới nên Downtown có cho mình riêng một hệ thống đường xá cùng bản đồ khác nên khả năng cao sẽ có cả đường Mkoli lẫn số nhà "0" ở đó.
Nhưng cũng chẳng có gì đảm bảo suy luận này sẽ đúng. Mà hiện giờ cô cũng không còn ý tưởng gì khác, thôi thì cứ thuận theo đã vậy. Có gì rồi đến chỗ Leo gông cổ hắn là xong chứ có gì đâu mà xoắn!
Alap lái xe đi tới khu công nghiệp Fartour – là điểm quy tụ của tất cả chuyến tàu chở hàng hóa trong thành phố. Và ngoài những đường ray được lắp đặt chuyên dùng cho tàu hỏa thì ở đây cũng có một "đường ray" đặc biệt, dành cho những người muốn vào thế giới ngầm.
Cô xuống xe, vươn vai giãn cơ rồi hít một hơi thật dài.
Chu oa! Mùi cỏ dại vương chút thanh mát của những giọt sương còn sót trong trận mưa hôm qua đang xộc thẳng vào mũi cô không ngần ngại. Ừm, đây có lẽ là điểm duy nhất cô thích ở mưa rào! Mùi hương này.. Thật tuyệt!
Sau khi đảo mắt quan sát tình hình chung quanh, Alap quyết định chơi liệu pháp an toàn: Hỏi thăm trực tiếp quản lý về chuyến tàu đó, ngộ nhỡ có nhân viên nào đó không biết mặt tối của Fartour thì lại phiền phức ra.
Cũng may là Fartour vẫn còn kinh doanh chuyến tàu đặc biệt ấy, dù giờ đã kín đáo hơn khi đó nhưng quy tắc khi mua vé vẫn thế nên Alap cũng chẳng gặp khó khăn gì.
Hoàn tất thủ tục giao dịch, Alap được chỉ cho một lối vào dẫn xuống lòng đất.
Dưới đó là một hành lang được xây theo kiểu thời chiến, không có gì gia cố ngoài mấy thanh gỗ gầy, đèn sợi đốt được treo thưa thớt nên tầm nhìn cũng chẳng mấy rõ ràng.
Cuối hành lang có một cái thang tre dẫn lối đi lên, và phía trên đó, là thế giới ngầm.
Điều này giải thích được lý do vì sao mà tdiện tích nơi đây lại rất nhỏ, chỉ hai nhà kho cỡ vừa và một đường ray. Thậm chí có nói cũng chẳng ai tin một nơi trông như nhà ga bỏ hoang này lại là một chi nhánh của công ty. Đơn giản là vì hầu hết diện tích của nơi này là giành cho những giao dịch "kín", với những mặt hàng "nóng", và những thông tin "mật". Một nơi tồn tại như không – Downtown.
Và một vỏ bọc hoàn hảo luôn đi kèm với vị trí địa lý tuyệt vời, nằm ở vùng cận ngoại ô của thành phố, Fartour luôn tránh được ánh mắt dòm ngó của người đi đường và với hồ sơ lý lịch sạch sẽ, nơi này dường như còn không bị cảnh sát dòm ngó tới.
Với "bề ngoài" chiếm hết ánh mắt người nhìn đó, ít ai để ý "phía sau" nơi này luôn là một khu vực tất bật, nhộn nhịp nhưng không kém phần nguy hiểm.