Kim Kiếm Lệnh

Chương 55: Mỗi người có việc riêng




Tu Ngọc Nhàn vừa thẹn vừa sung sướng, nhoẻn miệng cười rồi gật đầu nói luôn :
- Uyển thư thư gọi anh là Vi ca ca, bây giờ tôi... tôi cũng gọi anh là Vi ca ca có được không?
Vệ Thiên Tường vỗ tay tán thành ngay :
- Hay lắm, phải lắm. Xưng hô như thế là phải. Tôi hơn cô nương vài tuổi,nếu xưng hô như thế thân mật hơn.
Thấy chàng vui vẻ nhận lời, Tu Ngọc Nhàn thấy niềm sung sướng tràn ngập tâm hồn. Thật ra, kể từ ngày chia tay nhau trên đỉnh nói Thái Sơn, hình ảnh Vi ca ca anh tuấn hiên ngang cứ vẩn vơ trong trí óc chảng lúc nào phai. Những lúc nhàn rỗi, hồi tưởng lại việc chung thân của mình, Tu Ngọc Nhàn hằng mơ tưởng được cùng nhau xưng hô bằng Vi ca ca và Tu muội muội. Mãi đến nay, ước mơ ấy thành sự thật thì có gì sung sướng cho bằng.
Nàng lim dim đôi mắt nhìn Vệ Thiên Tường hỏi :
- Vi ca ca, anh nhất định vào Tây Xuyên tìm kẻ thù phải không?
Vệ Thiên Tường gật đầu.
Nàng mỉm cười hỏi luôn :
- Như vậy tôi cũng theo anh đi luôn được không?
Vệ Thiên Tường không ngờ nàng lại muốn như vậy nên ngại ngùng lắc đầu nói :
- Ngọc Hàn muội muội, kẻ thù của tôi đích xác là ai chưa rõ. Ngay chuyến đi này đây tôi còn phải giả dạng nguỵ trang, để tiện điều tra trong bóng tối, nếu muội cùng đi thế thì...
Tu Ngọc Nhàn buồn buồn tiếp lời :
- Tôi tự biết võ công của mình còn kém xa, nếu đi sẽ gây nhiều phiền phức cho anh. Giá thử là Uyên thư thư chắc anh sẽ bằng long liền.
Vệ Thiên Tường thấy nàng có ý hờn trách vội vàng đáp :
- Tôi không hề có ý đó đâu.
Tu Ngọc Nhàn hỏi :
- Nếu không thì vì lẽ gì?
Nói vừa dứt lời nàng phụng phịu nói luôn :
- Phải rồi, tôi biết Vi ca ca chán ghét tôi lắm rồi, đâu muốn để tôi đeo đẳng một bên làm phiền phức phải không?
Vi Thiên Tường hốt hoảng cải chính ngay :
- Ngọc Hàn muội muội, chớ có hiểu lầm nữa. Chẳng qua vì..., mà thôi, được rồi! Chúng ta cùng đi luôn.
Tu Ngọc Nhàn nhẹ nhõm cả người, đổi giận làm vui nói :
- Vi ca ca anh bằng lòng thật chứ.
Vệ Thiên Tường nhìn nàng gật đầu.
Nàng nói tiếp :
- Hồi nãy Vi ca ca nói kẻ thù là ai?
Vệ Thiên Tường đáp :
- Hiện giờ cũng chưa dám xác định một cách quả quyết lắm. Tuy nhiên đối với muội muội có nói ra cũng không sao. Người mà tại hạ đang tìm kiếm là Linh Phi đạo nhân của phái Nga Mi và một người nữa là Độc Tẩu Đường Viêm Thường.
Từ Ngọc hàn lộ vẻ kiên quyết nói :
- Bất kỳ là kẻ nào tiểu muội quyết cùng ca ca tìm kiếm cho ra, dẫu phải gặp chốn đầm rồng hang cọp cũng không sợ.
Vệ Thiên Tường cảm động nói :
- Cảm ơn hiền muội, chúng mình đi thôi.
Thế là cặp thiếu niên nam nữ sánh vai nhau theo đường lớn đi thẳng về hướng Tây.
Sau khi hai người đi khỏi, trong khu rừng bỗng xuất hiện một lão già, thân hình ngữ đoản, lùn tịt, mặt mũi thô bỉ xấu xí. Ông đứng lặng yên nhìn hai người đi khuất đạng rồi cũng tung mình nhảy theo.
Thành Nghi Xương ở giáp tả ngạn sông Trường Giang, phía Tây liền với núi Tam Thiềm, phía Đông liền với hồ Vân Mộng.
Chỉ có một con đường độc đạo thẳng tới Tây Thục. Hành khách thương gia buôn bán qua lại thảy đều dùng con đường này đi suốt từ Hán khẩu đến Tứ Xuyên.
Thành Nghi Xương là một trạm chuyển vận quan trọng nên lúc nào cũng có đông đảo người qua kẻ lại thương mại sầm uất. Trong thành, phố xá đông đúc, khách sạn tửu lâu mọc lên như nấm, mức sông vô cùng náo nhiệt.
Chiều ấy, Vệ Thiên Tường và Tu Ngọc Nhàn vừa đặt bước đến Nghi Xương, tìm một khách điếm để nghỉ chân, sau đó hai người tìm vào một tửu lâu đặt một bữa cơm chiều thật thịnh soạn. Cơm nước xong vừa đến tối, mỗi người về phòng mình yên nghỉ. Vệ Thiên Tường nằm trằn trọc mãi không sao nhắm mặt được, Chàng nhớ lại sắc diện của Tu Ngọc Nhàn khi được chấp nhận cùng đi, tươi cười hớn hỏ nên trong lòng thấy cảm xúc bồi hồi. Nếu bây giờ mà chia tay ngay chắc nàng khổ tâm lắm. Tuy nghiên sau một canh trường tranh chấp mãi, chàng thấy không còn cách nào hơn nữa, lật đật nhẹ nhàng ngồi dậy. Trong lòng áy náy mãi không yên, Vệ Thiên Tường lại bàn, lấy giấy bút lưu lại một phong thư.
“Ngọc Nhàn muội tử!
Trước hết ngu huynh thành thật xin lỗi vì đã để buồn lại cho muội muội.
Suốt đêm qua, ngu huynh đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều. Tách mình ra đi, buồn lắm, sao bằng có bạn trên đường xa. Tuy nhiên, vì có nhiều lẽ không tiện nói ra bắt buộc ngu huynh phải đi trước một mình. Muội muội hãy bền tâm chờ đợi nơi đây, chậm lắm là một tháng ngu huynh sẽ trở về đón nhé.
Chào tái ngộ,
Vi Hành Thiên kính bút”.
Sau bức thư ấy, chàng thảo thêm một bức thứ hai bỏ vào bị niêm kỹ rồi lên giường vận công điều tức không dám nằm xuống. Vì sợ ngủ ngon giấc sáng ngày không thể dậy sớm.
Trời chưa sáng rõ, Vi Thiên Tường đã nhẹ nhàng xuống giường rửa mặt, thay y phục, để năm mươi lạng bạc trên bàn rồi thưởng cho tên bồi một đỉnh khác dặn giao lại hai phong thư lại cho Tu cô nương và bảo nàng ở lại khách điếm chờ mình.
Đã đâu đấy xong xuôi, chàng hỏi dò đương xuống bến đò đi Tứ Xuyên rồi ra cửa thằng bước.
Đến bến đò vừa lúc nhiều thuyền đang chuẩn bị kéo buồm nhổ neo. Thấy Vệ Thiên Tường khí phách khác thường có vẻ một phong lưu công tử con nhà quý phái nên vội vàng ân cần mời mọc phóng thêm ván cầu cho chàng lên thuyền rồi rời bến thuận buồm xuôi gió đi ngay.
Gío thổi xuôi, thuyền đi ngược nước, cuộc thủy trình tuy có nguy hiểm nhưng suốt dọc đường chẳng có trở ngại gì xảy ra.
Suốt năm ngày, thuyền đến Vạn Huyện. Vệ Thiên Tường bỏ thuyền đi bộ, mua một con tuấn mã đi cho đỡ chân.
Từ Vạn Huyện theo con đường lớn đi về phía Tây. Liên tiếp bốn ngày đi luôn không nghỉ, chàng đã vượt qua dãy núi Lương Sơn, Ba Sơn, đi khỏi Nam Sang, Toại Ninh, Tư Dương, qua đò Nam Giang rồi đến Gia Định.
Trên khoảng hành trình ấy, Vệ Thiên Tường chú ý thấy có một người lén lút bám sát mình. Tình hình này không khác nào lúc chàng đi trên đoạn đường từ Kinh Châu đến Nghi Xương dạo nọ.
Người ấy lúc nào cũng đi cách chàng không xa, thấp thoáng khi ẩn khi hiện, cố ý che giấu hành tung để chàng không để ý. Lúc chàng ở khách sạn, có mấy lần hắn đến tận cửa sổ theo dõi hành động của chàng.
Ngừoi ấy hành động hểt sức dè dặt, thân pháp rất cao cường, từ cách đi lại, bay nhảy lẹ làng không gây một tiếng động. Mỗi khi chàng có ý cảnh giác một tí là y biến mất ngay.
Trước kia, Vệ Thiên Tường hồ nghi chỉ có một mình Điện Quái Hà Điện theo dõi mình mà thôi. Nhưng từ khi giết chết Điện Quái rồi, Vệ Thiên Tường đã chủ quan, xao lãng bớt sự lưu tâm phòng bị, mãi đến bây giờ mới biết được. Cứ như tình hình này, có lẽ kẻ ấy bắt đầu bám sát chàng từ lúc ở Kinh Châu đi Tứ Xuyên.
Vệ Thiên Tường tự hỏi :
- “Kẻ này là ai, theo dõi mình với mục đích gì đây, Hay là Ngân Lâu kiếm khách Đào Côn chăng? Nhất định không phải rồi! So với Điện Quái, bản lĩnh của Đào Côn có trội hơn đôi chút nhưng nhất định không phải người này”.
Chàng suy nghĩ chợt giật mình :
- “Nếu hắn theo mình từ Kinh Châu đến đây, tất nhiên đã nghe lóm được câu chuyện đã nói cùng Tu Ngọc Nhàn muội tử. Nếu vậy, để nàng ở lại một mình tất nhiên dữ nhiều lành ít”.
Bao nhiêu thắc mắc ấy khiến chàng băn khoăn mãi không yên tâm.
Vừa đi vừa suy nghĩ đã đến Gia Định. Đây là một vị trí ở trên sông Thanh Giang giáp với Môn Giang mà cũng là vùng muối quan trọng bậc nhất của tỉnh Tứ Xuyên. Nơi đây dân chúng đông đúc, làm ăn phồn thịnh phát đạt vô cùng.
Vệ Thiên Tường buông cương cho ngựa đi thong thả từng bước một, chàng thả hồn trôi theo dòng cảm nghĩ viễn vong, bất giác vừa đến trước một tửu lâu khá lớn.
Tên bồi phòng vừa thấy dạng một thiếu niên thư sinh, ngồi tuấn mã, quần áo thanh tao đẹp đẽ, có vẻ phong lưu quý phái liền hớn hở chạy lại chào mừng dòn dã.
Hắn cúi mình chào, rồi nắm lấy cương ngựa rước vào miệng dòn dã nói :
- Kính mời công tử đi luôn lên lầu, trên ấy có bàn lịch sự, chỗ ngồi mát mẻ lắm.
Vệ Thiên Tường thủng thỉnh nhảy xuống ngựa, trao cả dây cương và roi ngựa cho nó rồi lững thững bước lên lầu.
Khi ấy vào cuối giờ tỵ, bắt đầu sang giờ ngọ rồi. Dưới lầu có sáu bảy chỗ ngồi, còn trên lầu, bàn ghế thật lịch sự, nhưng chỉ có lẻ tẻ một vài thực khách mà thôi. Chàng chọn một ghế ngồi gần cửa sổ, tửu bảo vội chạy lại hỏi chàng muốn ăn những món gì và uống loại rượu nào. Vệ Thiên Tường suy nghĩ bỗng cười thầm trong bụng :
- “Mình không quen uống rượu, hơn nữa lúc này chưa đến giờ ăn, nhưng chẳng hiểu tại sao mình lại cao hứng dẫn xác tới đây. Nhưng tới rồi chẳng lẽ ngồi không, coi sao được”.
Chàng gọi tửu bảo làm vài món ăn thường và căn dặn phải làm cho ngon miệng chu đáo, giá cả sẽ thanh toán rời rộng.
Tửu bảo mừng rỡ, vâng dạ luôn mồm rồi chạy xuống bếp ngay. Không lâu sau đã bưng lên bốn đĩa xào hơi nóng bốc lên mùi thơm ngào ngạt, và một hồ rượu nhỏ, đem đặt trước mặt Vệ Thiên Tường. Tay châm rượu, miệng hắn tươi cười tán tỉnh :
- Ngài hãy dùng thử thì biết. Các món này đều được nấu nướng đặc biệt, ngoài tiệm này ra, dám chắc khồng có một nơi nào khác có thể làm ngon bằng.
Vệ Thiên Tường cầm đũa gắp một vài miếng nếm thử, quả nhiên ngon thật. Chàng nhắp thêm mấy miếng nữa uống một hớp rượu rồi tủm tỉm cười, gật đầu tán thưởng.
Tửu bảo khoái chí tán thêm :
- Công tử vào đúng hiệu của chúng tôi cũng là duyên may mắn. Không phải nhỏ này khoe khoang lỗ miệng, nhưng dám chắc trong khắp thành phố Gia Định này, ngoài hiệu này ra, không thể tìm ra được một tửu điếm thứ hai hơn nữa.
Hắn còn định nói nhiều hơn nữa, kế đó có mấy người khách mới từ ngoài bước vào, gọi món ăn rối rít nên phải lật đật bỏ đi ngay.
Vệ Thiên Tường ngồi ăn một mình, đưa mắt nhìn cảnh phố phường, trong lòng cũng thấy vui vui thực. Lúc bấy giờ, thức khách lục tục lên lầu mỗi lúc càng đông thêm. Lúc nãy vắng vẻ, nhưng bây giờ đã ồn ào náo nhiệt. Vừa lúc ấy, từ lầu thang mới bước lên một người nữa. Người ấy tướng mạo ngũ đoản, thân hình cục mịch, lùn tịt, mình mặc một chiếc áo cảnh bằng vải bông to sợi., ngang lưng thắt một sợi dây khá lớn, có cái treo một chiếc điếu hút thuốc lào làm bằng tre, bề dài ước chừng hai thước. Trên đầu ống điếu có đeo theo một gói thuốc lá, bằng lá chuối khô.
Khuôn mặt ông ta thô kệch, loắt choắt, có vẻ như một nhân sĩ vùng quê. Lui bước khỏi cầu thang, đôi mắt bé nhỏ nhưng sáng quắc đảo nhìn khắp nơi, long lên sòng sọc.
Vừa liêc mắt trông thấy Vệ Thiên Tường ngồi ăn kề của sổ, ông ta cũng rảo bước đi về phía ây bất giác cười khà khà nói :
- Chà, không biết luồng gió tốt nào đưa đẩy khiến Vệ lão đệ cũng lạc bước đến Tây Xuyên này nhỉ?
Vệ Thiên Tường nghe nói ngơ ngác nhìn sững không ngờ nơi đây lại có người quen biết mình. Định thần nhìn lại thì ra kẻ đó không ai xa lạ chính là Cùng Lai Quái Tẩu Bàng Đại Thiên, chàng đã từng gặp qua tại Phi Phượng phiêu cục, nên vội vàng đứng dậy, chắp tay vái chào nói :
- Ồ, tưởng ai hóa ra là Bàng lão tiền bối! Từ ngày gặp mặt nơi Kim Lăng, vãn bối vẫn có lòng hâm mộ cảnh đẹp của Tứ Xuyên nên ngược dòng Trường giang về đây một chuyến. Sau một thời gian thưởng thức những vùng đã đi qua, bây giờ vãn bối có ý định đi du ngoạn thắng cảnh Nga Mi Thanh Thành, không ngờ duyên may mắn gặp Bàng lão thiền bối nơi đây.
Cùng Lai Quái Tẩu Bàng Đại Thiên kéo ghế ngồi xuống một bên. Tửu bảo mang thêm chén đũa và một chung rượu, châm đầy. Vệ Thiên Tường gọi thêm mấy món ăn nữa đãi khách.
Tửu bảo đi rồi, Bàng Đại Thiên Vuốt râu cười hề hề nói :
- Hay quá, gặp được lão đệ quả nhiên là điều đáng cao hứng. Xin hãy cạn một chén gọi là mừng nhau. Này lão đệ uống cùng lão cho vui trước đã.
Cùng Lai Quái Tẩu bưng chung rượu nốc cạn một hơi, gắp mấy miếng thịt gà bỏ vào miệng nhai nhóp nhép rồi chép miệng nói luôn :
- Hôm đó, sau khi lão đệ đi rồi, Côn Luân Lục tiền bối, Võ Đang Tôn lão ca, Thiếu Lâm Trí Bổn đại sư, Lao Sơn Lý Thành Hóa và anh em Điểm Thương song nhạn có bàn với đệ rất nhiều. Mọi người đều hết lòng thán phục một thiếu hiệp tuổi trẻ tài cao, đã lĩnh hội hết chân quyết võ thuật của Tu La môn, rõ ràng là trò giỏi hơn thầy.
Nốc luôn hai chung rượu nữa, lão nói tiếp :
- Điều khó hơn nữa là ngoài một thân tuyệt học, lão đệ đã chứng tở có chí khí anh hùng đảm lược, lòng dạ nghĩa hiệp. Trong mười năm sắp tới, chắc chắn cái danh hiệu võ lâm lãnh tụ sẽ về tay đệ chẳng sai.
Vệ Thiên Tường châm thêm rượu, gắp thức ăn bỏ vào chén ông ta rồi khẽ mỉm cười nhún nhường nói :
- Mong ơn các vị lão tiền bối quá khen, thật ra vãn bối đâu xứng đáng với địa vị ấy. Và cũng không bao giờ dám nghỉ tới đại danh dự mà quý ngài tặng khen.
Cùng Lai Quái Tẩu cười hà hà nói :
- Thời thế tạo anh hùng, bây giờ không dám nhận, nhưng đều lui rồi, cũng không tránh khỏi. Hà hà, duyên may được gặp lần này, lão hủ có nhiều chuyện muốn nói nữa.
Hết chén này sang chén khác, ngon miệng gắp hết mấy đĩa thịt, tửu bảo phải bưng thêm lên, Cùng Lai Quái Tẩu liếc cặp mặt nhỏ xíu nhưng chiếu ánh sang long lánh vào mặt Vệ Thiên Tường cười nói :
- Trong mười ba đại môn phái võ lâm, Thanh Thành phái của Chung Nam sơn đã vắng bóng từ lâu lắm rồi. Lần này Thanh Thành Giản Vấn Thiên có phái con gái về dự hội, nhưng thục tế tính đến ngày nay chỉ còn mười hai môn phái mà thôi.
Đến đây ông ta lim dim đôi mắt nói :
- Hà hà, chả giấu gì lẵo đệ, lúc này mười ba môn phái đang đến chỗ suy vi trông thấy rõ ràng. Trên giang hồ lại mọc lên Thiên Diện giáo và Thất Lão hội khí thế hung mạnh. Muốn đối phó hữu hiệu cùng họ, có lẽ mười ba môn phái không còn đử khả năng nữa. Xưa kia Vệ minh chủ là nhân vật tối cao đã duy trì được chánh nghĩa trên võ lâm. Người mất tích đã lâu rồi nhưng sau này có tin cho biết người vẫn còn mạnh giỏi, đã từng phái người cháu mang Kim Kiếm lệnh về dàn xếp sự xích mích của hai phái Hoa Sơn và Tuyết Sơn. Khốn nỗi Vệ minh chủ như con thần long, ẩn hiện không chừng chỉ nghe đồn đại trên giang hồ rằng, hiện nay người muốn mai danh ẩn tích, không còn màng đến thế sự nữa. Cứ như vậy thì chức Minh chủ võ lâm cần có người xúng đáng đứng lên thay thế chứ không tiện để khuyết lâu hơn nữa. Một đám già cổ hủ như chúng tôi tài lụn sức mòn, sống không bao năm nữa, chỉ chờ sau cuộc đại hội Lư Sơn sẽ trở về ẩn tích, võ lâm giang hồ xin nhường lại cho các thanh niên đang tuổi hăng say đảm nhận. Cứ như đa số nhân vật võ lâm nhận xét thời gian gần đây, ai ai cũng công nhận Vi lão đệ là người lý tưởng, xứng đáng hơn cả.
Vệ Thiên Tường lặng yên nghe Cùng Lai Quái Tẩu nói chuyện, trong lòng không tránh khỏi xúc động mãnh liệt. Không phải chàng xúc động về nhũng lời tán tụng về mình, mà chính là vè vết thương lòng bị khêu gợi lại. Nghĩ đến phụ thân, nghĩ đến thân thế mình, chàng cố nén niềm cảm xúc đang dào dạt dâng trào.
Chính thâm tâm chàng cũng muốn nhân cơ hội này được nhất thành danh làm rạng mặt ông cha, vang tiếng dòng họ Vệ, chàng cố giấu những cảm nghĩ thầm kia, cố tìm lời khiêm tốn nói :
- Ấy chết, xin lão tiền bối đừng khen quá lời, vãn bối tự thấy rất hỗ thẹn.
Chàng nói chưa dứt lời thì trên cầu thang có tiếng chân người bước lên rồi hai người cùng đi vào. Người đi trước tuổi độ ngũ tuần, mắc áo lụa xanh, nét mặt xương xương. Người đi sau tuổi chừng bốn chục, da dẻ trấng trẻo, ăn mặc theo kiểu nho sinh.
Vừa thấy hai người xuất hiện, Cùng Lai Quái Tẩu liền nói khẽ :
- Vi lão đệ, lão hủ không thích tiếp chuyện cùng hai gã này, Vậy lão đệ cảm phiền ngồi uống một mình vậy nhé.
Nói xong ông gục đầu xuống bàn giả vờ ngủ gật.
Vệ Thiên Tường trong lòng quái dị vô cùng, chàng tự nghĩ :
- “Một nhân vật như Cùng Lai Quái Tẩu Bàng Đại Thiên, tên tuổi lừng lẫy khắp giang hồ quyết chẳng nể sợ một ai. Thế mà vừa thấy hai người này lại cố lánh mặt không muốn tiếp xúc. Có lẽ họ không phải ngườii trong chính phái.
Tửu bảo đến chào hỏi rồi đưă hai người đến chọn một chiếc bàn ở cạnh góc phòng”.
Chàng văn nhân mặt trắng tay cầm một cây bút lớn bằng ngọc xanh cỡ bằng bắp tay con nít. Vừa ngồi xuống ghế, chàng đã đặt cây bút đánh bộp trên bàn. Cây bút sáng lóng lánh, chất ngọc trong ngần, có vẻ là một vật quý giá, và cũng có thể là món vũ khí tùy thân của người này.
Xưa nay, Vệ Thiên Tường chưa hề nghe nói có ai trên võ lâm dùng bút làm khí giới, nhưng cú xét đoán qua thái độ, do sự lánh mặt của Cùng Lai Quái Tẩu, chàng cũng đoán được hai người phải có một lai lịch khá quan trọng.
Vài phút sau, tửu bảo đã mang cơm và thức ăn lên dọn. Cả hai ngồi ăn cơm, không hề uống rượu.
Ăn xong gọi tửu bảo tính tiền rồi đi xuống dưới lầu ngay.
Vệ Thiên Tường khẽ gọi :
- Lão tiền bối họ đã...
Cùng Lai Quái Tẩu không chờ chàng nói hết câu đã ngốc đầu dậy cười hì hì nói :
- Lão hủ cũng nghe bước chân của bọn chúng bước xuống thang lầu rồi.
Vệ Thiên Tường vội hỏi tiếp :
- Lão tiền bối, hai người này là ai vậy?
Cùng Lai Quái Tẩu thở dài nói :
- Lão đệ xưa nay chưa nghe ai nói đến Thất mân Ngũ dật sao?
- Thất mân Ngũ dật ư?
Chàng nhìn Cùng Lai Quái Tẩu rồi cố ý lắc đầu tỏ vẻ không biết.
Xem tiếp hồi 56 Người nào tuân lệnh nấy

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.