Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 32: Miếu Thiên Hậu (5)




Ngày 12 tháng 2 năm 1931
Thân gửi các bạn yêu dấu:
Hôm nay trời San Francisco giăng đầy mây đen ngùn ngụt. Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Trung Quốc, học sinh người Hoa có thể không cần đi học ở trường Hiệp Hòa, nhưng vẫn phải tiếp tục chương trình học cấp ba ở trung học công lập. Tổng cộng ở trường chỉ có mười hai học sinh người Hoa, có thể các bạn đang ngây ngô ở nhà, hưởng thụ bầu không khí năm mới, nhưng bọn mình vẫn phải tuân thủ lịch của Hoa Kỳ, mỗi ngày ngồi học trong lớp nhưng lòng đã sớm bay về phố người Hoa. Đã ba ngày liên tiếp hai học sinh nam cùng lớp lơ đãng trong giờ địa lý, bị cô giáo người da trắng phạt. Bây giờ đã gần ba giờ chiều, A Thổ và A Nhuận vẫn bị phạt đứng ngoài lớp và chưa được ăn trưa.
Còn hai ngày nữa là đến lễ tình nhân, mười ngày sau chính là sinh nhật của Tổng thống Washington, cũng là ngày mồng sáu năm mới của chúng ta. Ngày hôm đó sẽ có cuộc thi Miss Chinatown, gần một nghìn cô gái trên phố người Hoa hợp thành dàn nhạc, gõ trống từ phố Sacramento San Francisco vào tận phố người Hoa. Vì mình là trưởng dàn nhạc trống, nên mình không thể đến cuộc thi hoa hậu làm phiên dịch tiếng Anh cho người da trắng được. Vì chính quyền tiểu bang đã gây quỹ cho trung tâm y tế Trung Hoa, cho nên tiền trợ cấp cũng phong phú giống người da trắng, ngoài việc ít đi tiền tiêu vặt thì điều đáng tiếc nhất là không có cách nào làm việc chung với Hoài Chân. Cuối tuần này Thiên Tước đến quán ăn xin việc, là một quán ăn Ý tên “Cavallo Scalpita”, bảy tiếng làm công. Nếu như xin việc thành công thì mức lương mới có thể lên đến sáu mươi đô la. Nếu như anh ấy đi rồi, sang năm mới Hoài Chân lại bắt đầu đi học, vậy khi đó nhất định một mình cha sẽ bận lắm. Mặc dù như vậy, mình vẫn hy vọng anh ấy có thể xin việc thành công. Vì năm nay anh ấy đã hai mươi mốt rồi, nhưng vẫn chưa đủ tiền để về nước cưới vợ, (Huệ đại phu nói) anh ấy sẽ nghẹn đến hỏng mất. Có điều mình cảm thấy hy vọng không lớn, vì dù là rửa chén ở sau bếp, chủ người da trắng cũng không muốn thuê người da vàng lắm.
Người Ý cũng là dân di cư mới như chúng ta, đều là dị giáo đồ, nhưng sức lực lớn hơn, cũng thích bắt nạt chúng ta. Nghe nói ở trường trung học phổ thông Francisco và Galileo luôn xảy ra bạo lực học đường, vì hai ngôi trường này nằm ở Bắc Hải, là bến tàu nước Ý, nên có rất nhiều học sinh nam người Ý hơn người Hoa, học sinh người Hoa thường xuyên bị bắt nạt. Trên xe cáp đi từ trường trung học Galileo về nhà, Phương Tây thường xuyên bị bạn nam người Ý cùng lớp đẩy xuống khỏi xe cáp. Đám trẻ người Hoa cũng không chịu thua, thế là xông vào đánh nhau với đám trẻ Ý. Thiếu gia Hoàng Tây ở hội quán Hoàng Thị, trong lúc đánh nhau đã lôi súng lục ra bắt chết thủ lĩnh đám học sinh Ý là Jess Alagir, bị cảnh sát bắt giam, tố cáo với tội mưu sát. Hội quán Hoàng Thị đau lòng thương con, đồng thời trên phố người Hoa cũng thiếu đi một bá vương làm người ta nhức đầu. Trái lại đám người Ý ít khi bắt nạt bạn học người Hoa cùng trường nữa, chuyện này kể ra, cũng không biết nên tính toán thiệt hơn ở đâu.
Người da trắng chỉ chúc mừng sinh nhật của Tổng thống Washington, không chúc mừng năm mới của chúng ta. Có điều từ hôm nay trở đi, trên rất nhiều nóc nhà đều phấp phới lá cờ bốn mươi tám ngôi sao năm cánh, ít nhiều cũng có không khí lễ hội, cũng có thể an ủi phần nào các học sinh học cấp ba ngoài phố người Hoa như tụi mình. “Kinh Thánh” nói với chúng ta, chỉ cần tâm địa thuần khiết, thì chúa Giê Su sẽ thích các cô gái người Hoa như thích các cô gái người Mỹ.
Charlotte Kwai
Bắt đầu từ thứ hai, mỗi ngày Vân Hà kết thúc chương trình học ở trường thì thời gian còn lại luôn luyện tập với dàn nhạc trống. Ngày nào cũng chín giờ mới về đến nhà, ngồi dưới bóng đèn vôn-fram cùng Hoài Chân viết nhật ký, viết xong lại mệt mỏi nằm bò lên bàn Hoài Chân ngủ gục.
Trong thời gian Vân Hà ngủ, Hoài Chân âm thầm dịch tài liệu Ceasar đưa cho cô sang tiếng Đức. Hoài Chân cảm thấy Ceasar hoặc là biết ít nhiều vài ba chữ Hán, hoặc là nắm chắc ai đó cấu kết với phố người Hoa, chỉ thiếu vài chứng cứ thực tế nữa mà thôi. Vì mười tài liệu tiếng Anh còn sót lại thì đến bảy tài liệu là dịch sai phần tiếng Trung. Phần lớn bằng chứng đều được các cô gái được Tổ chức Cứu trợ trẻ em cung cấp, các cô gái đó và những nhà truyền giáo hy vọng đứng ra vạch trần bằng chứng của chính quyền, cho rằng có thể nhanh chóng bắt bọn buôn người về quy án, giải cứu được nhiều các cô gái phải chịu cực hơn, song bọn họ không ngờ tài liệu đi qua tay phiên dịch lại lần nữa rơi vào tay kẻ gian, khiến các cô gái được nhắc đến trong thông tin, và cả các nhà truyền giáo đều đang gặp nguy hiểm.
Điều bất ngờ là, có một bản trong đó là bản tự thuật lúc Khương Tố chuộc người. Tài liệu này được viết vào năm 1917, cách nay đã 14 năm. Lúc chuộc người, Khương Tố vừa tròn hai mươi tuổi. Trong tài liệu này, Khương Tố tự xưng mình mười bốn tuổi đến Mỹ tìm chồng đào vàng, bị bọn bắt cóc bán đến San Francisco làm công bảy năm (gái điếm). Sau đó tình cờ có một ngày được Hồng gia phát hiện bà ta chính là vợ bé phòng mười thất lạc ở Mỹ bảy năm trước, vậy là lập tức chuộc người cho bà ta, sắm cho một tiệm tạp hóa ở phố Grant Ave, đăng ký cho bà ta là thương nhân rồi còn nộp một khoản thuế hộ, cũng xin thân phận công dân cho bà ta.
Chuyện này xảy ra với bất cứ ai đều thật sự khó tin. Rốt cuộc xác suất đột nhiên gặp lại vợ bé ở nhà thổ sau bảy năm lớn bao nhiêu? Hoài Chân cảm thấy có khả năng thế này hơn, đại khái năm ấy Hồng gia và Khương Tố hai mốt tuổi chỉ đơn giản là quan hệ giữa khách làng chơi và gái điếm, chỉ có điều không biết là tình đầu ý hợp, hay Hồng gia phát hiện được cơ hội làm ăn từ người đàn bà này, nên mới liên thủ tạo ra trò lừa để bịt mắt chính quyền California, vì lợi ích của nhau mà cấu kết làm việc xấu hơn mấy chục năm ở phố người Hoa.
Càng khiến Hoài Chân không tưởng tượng nổi đó là, Khương Tố chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Có vẻ như việc kinh doanh gái điếm này đã làm phụ nữ xuống cấp nghiêm trọng, nếu như không phải nhìn tài liệu này, suýt nữa Hoài Chân đã tưởng ít nhất bà ta cũng đồng lứa với mấy bà cô bà bác.
Dịch xong tất cả, Hoài Chân cẩn thận đánh ký hiệu màu đỏ lên những tài liệu trái sự thật, gấp lại đặt vào phong thư rồi niêm phong.
Cho đến thứ năm mới có hai cảnh sát liên bang cầm chứng minh ngụ cư của Hoài Chân đến cửa, đồng thời đòi lấy phong thư kia của cô, nhưng không hề chuyển lời gì giùm Ceasar, nói chung cũng coi như tuân thủ lời đã hứa trong cuộc hẹn lần trước.
Đồng thời cô cũng biết mình đã chạm đến giới hạn an toàn nào đó trong quan hệ qua lại của người khác, làm anh không vui.
Cô nghĩ, có lẽ anh sẽ không nhận lời mời của cô tham gia hội chùa năm mới ở phố người Hoa rồi.
Thế nên cô có chút tiếc nuối nho nhỏ, nhưng không vì vậy mà buồn lâu.
Từ thứ năm, phòng khám bắt đầu thông báo đóng cửa nghỉ cho đến mồng mười sang năm. Già Huệ phát tiền trợ cấp tết âm lịch cho cô, tổng cộng là 32 đô la. Cộng thêm lúc vận chuyển quần áo thỉnh thoảng nhận được chút tiền típ, cùng với tiền tiêu vặt mà A Phúc cho cô, góp lại với nhau, tổng cộng Hoài Chân có được khoảng 345 đô la.
Cô tự nhận bây giờ cô không có đầu óc kinh doanh, tặng cho anh chàng trong cửa hàng một bao lì xì 88 đồng cent, nhờ anh bảo quản chiếc vòng mấy tháng. Với số tiền còn lại, cô so sánh mấy ngân hàng trên phố người Hoa, cuối cùng nhắm trúng ngân hàng Wells Fargo có lãi suất cao nhất, lãi suất theo tháng là 1,5%. Cô tính toán sơ sơ, gửi tiết kiệm năm tháng thì mới có thể có được 370 đô la. Từ nay về sau kiếm được tiền, ước chừng cô có thể cân nhắc tìm chút thời cơ, đầu tư vào ngành công nghiệp vớ hoặc hãng phim Thiệu thị huynh đệ* đang chuẩn bị lên hương gì gì đó.
(*Hãng phim Thiệu thị Huynh đệ là công ty chế tác phim đầu tiên và lớn nhất tại Hồng Kông.)
Đến chiều thứ năm, nhân lúc A Phúc rảnh rỗi, Hoài Chân kính nhờ A Phúc coi như giám hộ của mình cầm bản chứng minh ngụ cư kia đến ngân hàng để gửi tiền với cô. Còn chưa bước vào cửa Wells Fargo, Hoài Chân đã thấy biển quảng cáo ngả màu treo trên hàng rào, bên trên viết:
—— Năm 1929, bộ phim nhựa có màu có âm thanh đầu tiên đã được phát hành. Tập đoàn Kodak tin rằng chúng tôi có thể giúp bạn vượt qua mọi khó khăn kinh tế.
Quảng cáo này được viếng bằng tiếng Trung, có lẽ là bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế từ hai năm trước, thúc đẩy các công ty của người da trắng tích cực chiếm lĩnh thị trường khách hàng Trung Quốc, tập đoàn Kodak cũng không ngoại lệ.
Ngay trong chớp mắt ấy, trong đầu Hoài Chân lập tức xuất hiện một câu quảng cáo nào đó như chiếu phim: “Năm 1930 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Kodak chiếm 75% thị trường thiết bị nhiếp ảnh thế giới, lợi nhuận chiếm đến 90% thị trường, kể từ đấy chiếm lĩnh bảng chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones suốt 74 năm.”
Hoài Chân dừng bước, sau khi hoàn hồn thì xoay người sang nhìn A Phúc.
Còn chưa nghĩ xong nên mở miệng nói với ông ấy chuyện mình đột nhiên thay đổi ý định gửi tiền ngân hàng thế nào, thì A Phúc đã cười nói: “Quyết định xong rồi hả? Quyết định xong rồi thì cứ việc làm thôi.”
Hoài Chân gật đầu, theo ông bước vào cánh cửa cố ý sơn đỏ hòng đón năm mới của ngân hàng Wells Fargo.
Năm mới đã đến, có rất nhiều số dư trong nước và ở phố người Hoa cần được giải quyết, lúc này hàng chục giao dịch viên đang ngồi sau quầy, bàn tính trong tay bay lên theo thứ tự. Trong căn phòng vang vọng mỗi tiếng sột soạt, rốt cuộc cũng có người tranh thủ ngẩng đầu nhìn cô hỏi, “Gửi tiết kiệm hay chuyển tiền?”
Hoài Chân nói, “Tôi thấy giấy tờ quảng cáo Kodak bên ngoài cửa của các anh.”
Người kia cười nói, “Đúng là ở chỗ chúng tôi cũng có đại diện vài dịch vụ tài chính như thế. Có điều khủng hoảng kinh tế vẫn chưa qua, cái chuyện tiêu tiền uổng phí thế này, hai năm nay phố người Hoa rất ít có người mua cổ phiếu.”
Song khuyên bảo một phen mà thấy Hoài Chân vẫn không thay đổi ý định, anh ta mời cô và A Phúc đi vào, lại nói: “Tuy Hoa Kỳ đang gặp tai họa, nhưng dù gì quốc lực cũng hùng hậu, yếu trâu còn hơn khỏe bò. Hai năm trôi qua, tình hình đã chuyển biến tốt không ít, bắt đầu từ năm ngoái đã đầu tư vào công ty điện ảnh, nếu tìm đúng cách thì cũng có thể kiếm được chút chút, mời hai người ngồi.”
Anh chàng kia mời hai người ngồi xuống sau quầy, lấy một tập tài liệu cổ phiếu ra đưa đến. A Phúc không biết nhiều, mà Hoài Chân cũng không rành rọt. Lật giở vài trang, cô liền nói thẳng với giao dịch viên, “Tôi muốn mua khoảng 348 đô la.”
Anh ta cười, “Cô nghĩ xong rồi?”
Hoài Chân rất chắc chắn, “Đúng thế.”
Mặc dù cổ phiếu Kodak sẽ tăng vọt lên trong hơn nửa thế kỷ tới, nhưng trong nửa năm này thì vẫn khó nói được. 350 đô la nói ít không ít, đi làm việc vặt cũng đủ cô sống khá khẩm trong vài năm. Cho dù gửi vào tài khoản ngân hàng đáng tin hơn, nhưng đợi gom đủ tám nghìn đô thì cũng không biết phải đợi đến tháng năm nào. Con người còn sống, mọi chuyện cứ phải dè dặt như bà chủ gia đình, sống mà ai cũng có thể thấy được cuộc đời bạn thế nào thì chẳng thà đừng sống nữa. Trái lại thỉnh thoảng cứ to gan đi, ai biết rốt cuộc đến cuối cùng sẽ ra sao?
Tốn mất một giờ đồng hồ, lúc ra khỏi ngân hàng Wells Fargo thì mặt trời đã từ từ khuất bóng.
Từ phố Pacific chậm rãi quay về Grant Ave, đột nhiên A Phúc hiểu ra điều gì đấy, cười nói: “Nha đầu con đấy, nhìn cứ im im lại yếu ớt, ai mà ngờ lại to gan như vậy. Đừng nói đến phụ nữ, ngay cả vài đứa con trai cũng chưa chắc có được cái gan như con. Khó trách hôm đưa con đến chỗ Hồng gia, con đã có cách dụ ông ta đồng ý cá cược cho con chuộc người. Hồng gia là người coi như đã gặp qua vô số tình cảnh, vừa thấy nha đầu con, nói chung cũng biết, thằng Sáu không chịu thua kém nhà ông ta nhất định sẽ chỉnh con.”
Hoài Chân không nói.
A Phúc lại bảo tiếp, “Chuyện tốt, chuyện tốt!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.