Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 49: Phố Clay (5)




Có người không hiểu sao lại sinh lòng thương xót cho bông hoa trên vách đá, nhưng nào đâu hay hoa đã ngủ một giấc ngon lành thế nào.
Trước khi chìm vào giấc ngủ, Hoài Chân dành hai phút nghĩ về chàng trai da trắng tóc đen kia.
Dạo này con trai người Mỹ ít nhiều gì vẫn mang một số đặc điểm văn hóa mà những người nhập cư đến châu Âu sớm. Nhưng trên người Ceasar, cô lại thấy rõ một người Mỹ nhiều hơn là một chàng trai châu Âu bảo thủ xấu hổ.
Chút xíu tình cảm ấy, không biết có nhiều hơn nụ hôn gió đổi lấy sau khi đánh mắt với anh đẹp trai trong quán bia Đức vì thua cược ngày trước không.
Vốn có rất nhiều thì giờ suy tính vấn đề này, nhưng quả thật cô vô cùng mệt mỏi. Cô tắm xong đi ra, toàn thân bốc đầy hơi nước, như thể linh hồn cũng bốc hơi bay ra ngoài.
Trường công lập Viễn Đông nằm đối diện hội nữ thanh niên, trên đường sườn núi phố Clay, cách nơi Vân Hà đi xe cáp chỉ mấy trăm bước. Sáng sớm hai người thức dậy, lụi cụi tắm rửa xong thì đưa đi trả hai sọt quần áo, trên đường đi học thì ghé quán trà mua hai chiếc bánh bao xá xíu, vừa đi vừa ăn rồi tạm biệt nhau ở cổng trường. Vân Hà hẹn sẽ chờ cô ở ngoài cổng trường lúc ba giờ, rồi hai người có thể đến trường tiếng Trung Hiệp Hòa.
Mọi học sinh lớp 9 trong trường công lập đều da vàng, một nửa trở lên là người Hoa, song giáo viên lại là người da trắng. Chương trình học liên quan đến nghe nói tiếng Anh khá ít, đa số đều tập trung vào đọc và viết, ngoài ra còn có một chút lịch sử thực dân liên quan đến Anh và Pháp ở phía bắc. Vì đây đã là khóa cuối trong chương trình trung học cơ sở, nên từ ngày đầu tiên Hoài Chân lên lớp, cô liên tục nghe thấy cô giáo trung niên dạy lịch sử thực dân – tướng mạo trông giống quý tộc châu Âu trong tranh chân dung của Raphael – cảnh cáo, “Chỉ một phần sáu trong số các em là có thể thi đậu vào trung học phổ thông”, thế nên trong số học sinh người Hoa có rất nhiều người đều bỏ học trường tiếng Trung trong năm học này.
So ra thì, giáo viên của giờ tiếng Anh lại khiến người ta thích hơn, bởi vì lúc nào cô ấy cũng sẽ kể cho bọn họ nghe chuyện của Flaubert, Dumas, Maupassant và Chekhov*. Thỉnh thoảng cô ấy cũng kể cho các cô cậu trong lớp nghe về Đồi gió hú, nói mình thích nhất là chị em nhà Bronte**.
(*Họ là những tiểu thuyết gia, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng.)
(**Chị em nhà Bronte là những nhà văn người Anh thập niên 1840, 1850. Jane Eyre, Đồi Gió Hú và Agnes Grey là một trong các tác phẩm của họ.)
Vào những lúc này Hoài Chân thường thất thần ngẩn ngơ, trong lòng đột nhiên bi ai nhớ đến: khi Thành Cát Tư Hãn đánh đến sông Đa-nuýp thì nhà tiên phong văn học Dante Alighieri vẫn chưa ra đời, song chỉ trong vòng tám trăm năm, châu Âu đã lần lượt trải qua cuộc cách mạng công nghiệp thời Phục hưng; tầng lớp trung lưu Anh Quốc bắt đầu sinh ra Austin, Shelley, chị em Bronte và nhiều nhà văn nữ khác, mà trong khi đó đế quốc Viễn Đông đang trải qua thời kỳ thịnh trị “Khang – Càn thịnh thế”, rồi dần dần lụn bại thì vẫn dùng “Nữ Đức” để bó buộc phụ nữ trong nhà… Ngoài bi ai, đó cũng là điều hiển nhiên trong lịch sử, thảo nào trên trang web Khởi Điểm các chị gái Thanh xuyên đều nhất trí tạo phản.
Với Hoài Chân thì chương trình học công lập khá đơn giản, các học sinh da vàng đều đồng bệnh tương lân nên qua lại khá thân thiết. Điều làm người ta hơi khó chịu đó là, có lúc đang ngồi học, bên ngoài sẽ có nhóm người châu Âu vài ba lữ khách người da Trắng đến đại lục châu Âu đi qua, bọn họ vô cùng tò mò về lớp học giáo viên da trắng dạy học sinh da vàng, nên đặc biệt mua một tấm vé tham quan ba đô la một giờ, rồi sau đó không khác gì đang xem kịch, cứ chen chúc ở bên ngoài cửa lớp chỉ chỉ trỏ trỏ vào thầy trò trong phòng. Thậm chí có vài người phát ra tiếng ồn, quấy rầy lớp học.
Nhưng đại đa số học sinh người Hoa đều không lạ lẫm gì, vì bọn họ lớn lên ở phố người Hoa từ khi còn rất nhỏ, thường xuyên gặp những du khách da trắng lỗ mãng bấm chuông cửa inh ỏi lúc bọn họ đang ngủ trưa, hy vọng họ có thể mở cửa, thuận lợi để những vị khách ấy có thể quan sát tại chỗ người Hoa ở khu phố này. Sau nhiều lần bị quấy rối, có không ít gia đình người Hoa phải viết lên giấy mấy chữ rõ to:
ASIAN FAMILY! DO NOT DISTURB!
Dán vào cạnh chuông cửa để cảnh cáo.
Vì đều cùng bị bài trừ nên học sinh người Hoa cũng cùng hòa thuận bài ngoại. Trong thời gian một tuần, Hoài Chân nhanh chóng làm quen với bạn mới: có quan hệ rất tốt với cô là một cô gái Việt Nam mười bảy tuổi tên Lê Hồng, cùng với một cô gái người Triều Tiên* mười sáu tuổi, tên là Lee Seol Gae.
(*Triều Tiên tại thời điểm này là chỉ chung toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Mãi đến năm 1945, đất nước Triều Tiên mới bị chia cắt thành CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc.)
Lê Hồng là người con Việt Nam đời thứ hai, cha mẹ đến từ Sài Gòn, nhưng vì không chịu nổi lối sống thực dân Sài Gòn, với cả cha ruột biết ít tiếng Quảng, thế là giả dạng thành thương nhân người Hoa đến San Francisco ở lại phố người Hoa, nhà kinh doanh búp-phê đồ Việt giá rẻ.
Seol Gae lớn lên cùng mẹ, năm ngoái mới đến California sống cùng cha. Từ nhỏ cô ấy đã học tranh sơn dầu, nhưng vì Triều Tiên bị Nhật Bản đô hộ nên cô không chỉ bị người Nhật Bản cấm nói tiếng Triều Tiên ở trường Hán Thành, mà nhiều lần còn xảy ra sự kiện đàn ông Nhật Bản xâm hại nữ sinh. Bà mẹ lo lắng cho tương lai của cô con gái, thế là dẫn cô con gái mười sáu tuổi tới bên bờ đại dương xa xôi, đến ở với người cha biệt ly mười năm. Tiếng Anh của Seol Gae cũng không tốt lắm, nhưng ba giáo sư ở học viện thiết kế California đã từng xem tranh vẽ tĩnh vật của cô đã đặc biệt viết thư đề cử cô đến học ở trường công lập, cũng bày tỏ rằng, nếu cô ấy có thể thuận lợi lên lớp, hoàn thành chương trình học phổ thông thì có thể vào thẳng học viện thiết kế California.
Seol Gae gầy gò nhợt nhạt, không thích nói nhiều. Còn Lê Hồng lại ngược lại, từ xưa Sài Gòn là mảnh đất của những cô gái đẹp, mà Lê Hồng người con của đất mẹ lại rất giỏi tiếng Anh, đôi mắt đen láy, cực kỳ khéo ăn khéo nói, trong tính cách có sự nhiệt tình thẳng thắn của cô gái vùng nhiệt đới. So với con trai người Hoa, cô nàng lại thích người da trắng cao to lông rậm hơn, bình thường nói chuyện cũng để lộ chuyện này không chút e dè. Cô ấy nói mình đi thi đại học vì muốn có một cuộc hôn nhân khác chủng tộc hợp pháp. Cô nàng còn rất nhiệt tình hai mời hai người cùng đến quán ăn nhà mình học nhóm, dạy Seol Rae ngữ pháp, phát huy đầy đủ khả năng giao tiếp của mình, không biết lấy đâu ra được tài liệu ôn thi vào cấp ba của các trường công lập để ba người cùng dùng.
Vì tấm vé Nữ hoàng nhiệt đới của Hà Thiên Tước, mà có một lần Lê Hồng mời hai cô thứ bảy này đến nhà ăn học nhóm, Hoài Chân không thể không báo cho hai người bọn họ biết cô có chuyện nên không đi được. Bị Lê Hồng tra hỏi, cô đành tự thú: “Mình và chị muốn đi xem biểu diễn.”
Seol Rae hứng thú: “Nhạc kịch? Nhạc giao hưởng? Hay nhạc sân khấu?”
Thế là nhân lúc tan lớp, Hoài Chân bèn đưa tấm vé biểu diễn nóng bỏng tay cho hai cô ấy xem.
Ba cái đầu chụm vào nhau nghiên cứu một lúc lâu, lộ ra ánh mắt mờ ám biết tỏng.
Ngày hôm sau, cũng không biết Lê Hồng lấy đâu ra hai tờ vé biểu diễn, bày tỏ có bày tò tiết mục mới mẻ thế này, dĩ nhiên phải đi xem cùng với mọi người thì mới thú vị.
Nhưng khi những ngày tháng đi học của Hoài Chân chỉ vừa mới bắt đầu, thì vị khách không mời cứ đến liên tục.
Đầu tiên là vào chiều thứ sáu trước ngày quyết định mặt dày đi xem biểu diễn với các cô gái.
Vì đã vùi đầu học tập suốt một tuần, nên giáo viên giống tranh của Raphael tự mình ra trận, phát huy truyền thống văn hóa nước Mỹ, dạy các bạn nam chơi bóng rổ và dạy các bạn nữ nhảy cổ vũ.
Trong lúc nghỉ ngơi, Hoài Chân mặc váy thun huỳnh quang xanh, ngồi giữa Lê Hồng huỳnh quang vàng và Seol Rae huỳnh quang đỏ, cùng các cô gái có người dậy thì có người chưa cầm gậy huỳnh quang, tụ năm tụ ba nói chuyện cười đùa.
Hoài Chân vừa nhận lấy một chai Coca thủy tinh không biết là ai đã mở nắp sẵn, thì đột nhiên xung quanh im phăng phắc.
Cô phát hiện mình bị một chiếc bóng cao lớn che phủ.
Vừa nghiêng đầu thì thấy có một người mặc đồ đen đứng sau lưng, mặt không cảm xúc nhìn mình chằm chằm, trang phục nghiêm túc đến tận trong xương, bị sự phấn chấn hò reo của những cô cậu mới lớn đây làm nổi bật, khiến anh không khác gì sứ giả địa ngục.
Không, là chim diều hâu trong ổ gà con mới đúng.
Trong chớp mắt đó, cô có cảm giác rõ ràng là, lấy Ceasar làm tâm điểm, mọi bạn học trong bán kính năm mét đều bị dọa sợ tới nỗi cách xa mình ba bước.
Suýt nữa Hoài Chân đã phụt thẳng ngụm Coca ra ngoài.
Sứ giả địa ngục mặt không cảm xúc, không chút khách khí nói, “Ngày mai có rảnh không?”
Cô đáp, “Thứ bảy… không rảnh.”
“Không rảnh từ mấy giờ đến mấy giờ?”
“Một giờ chiều đến bảy giờ tối.”
“Ở đâu?”
“… Số 137 phố Beach.”
“Tốt lắm. Buổi tối bảy giờ, gặp nhau ở 137 phố Beach.” Anh xác nhận lại rồi nói, “Tôi không hy vọng có người đến trễ.”
Ít nhất Ceasar đã rời đi hai phút thì các bạn học mới hoàn hồn.
Lê Hồng và Seol Rae vẫn cách xa cô hai mét, vỗ vào vai cô, mặt như viết “rốt cuộc cậu nợ xã hội đen bao nhiêu tiền vậy”.
Seol Rae lắp bắp hỏi bằng tiếng Anh: “Cần báo cho đại sứ quán hay cảnh sát ở phố người Hoa không?”
“Không cần…”
Có bạn học mê trai nhắc nhở Lê Hồng: “Đẹp trai như thế thì chắc không phải người xấu đâu.”
“Khó nói lắm.”
Có người bày tỏ dị nghị: “Đã đẹp trai như thế mà là người xấu thì hiếm lắm.”
Không ít người nhôn nhao bàn tán, “Người đẹp trai mà trông giống người xấu thì hôm nay mình mới thấy lần đầu đấy.”
Một lúc sau, Lê Hồng thấp giọng hỏi cô: “Quan hệ thế nào?”
Hoài Chân thoáng trầm tư, “Cậu có thể nghĩ đến quan hệ nam nữ.”
Lê Hồng cười thở dài, “Mình không đùa đâu.” Sau đó nghiêm túc nói, “Ralph Garcia cũng không vui.”
Hoài Chân ngẩng đầu nhìn bạn học Philippines cao to đen đủi, trên mặt mọc một nốt ruồi bà mai.
Cô ngạc nhiên, “Ralph Garcia thích con trai?”
Lê Hồng liếc mắt.
Cô lại nhìn sang bạn nam kia.
Lần này, bạn nam đó cảm nhận được, nhanh chóng ném cho cô ánh mắt quyến rũ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.