Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 66: Trăng Soi Sơn Hải Quan 3




Những hòn sỏi lát gạch đá xanh nông sâu khác biệt, giống như mang theo hương thơm của cây văn trúc.
“Là em cam tâm tình nguyện muốn giúp anh”, cô nói khẽ, “Đối với anh lúc đó em không hề có suy nghĩ khác”.
Tạ Vụ Thanh không khỏi buồn cười.
“Có gì đáng cười đâu”.
“Có chút hiếu kỳ”, Tạ Vụ Thanh mở miệng, “Không biết từ lúc nào cô hai bắt đầu có suy nghĩ khác với Tạ mỗ”.
“Chắc chắn muộn hơn anh”.
“Vậy à”.
Tạ Vụ Thanh hơi gật đầu, đứng dậy khỏi ghế, đi đến cạnh giường Hà Vị ngồi xuống.
Tay phải anh chống trên gối, mỉm cười nhìn Hà Vị.
Hà Vị quan sát mặt anh, vươn tay ra, từ từ chạm vào hàng mày, tóc mai.
Sau tai anh đã bắt đầu có mấy sợi bạc: “Ngoại trừ tóc bạc cũng không đổi nhiều”.
“Lúc trước anh chờ em trong căn phòng này, có từng nghĩ đến một ngày hai chúng ta sinh một đứa con không?” Cô thì thầm.
“Lúc mới vào kinh nguy hiểm trùng trùng”, anh đáp, “Không dám mơ ước”.
Tạ Vụ Thanh chưa từng đến văn phòng làm việc của công ty vận tải đường thuỷ Hà gia.
Khi ăn cơm sáng xong, anh lên xe cùng Hà Vị đi đến chỗ công ty vận tải đường thuỷ Tuyên Nam.
Đó là một căn tứ hợp viện không lớn lắm, nhưng khác hẳn Bách Hoa Thâm Xử.
Ngoài cổng chính có treo tấm biển địa chỉ bằng đồng, trên trần nhà cũng có bảng hiệu, do đích thân Hà Tri Hành đề bút: Vận tải đường thuỷ Hà gia.
Trong viện dựng lều trú mưa, hai bên đường đá đều là hồ nước.
Cá koi sắc đuôi vàng trắng, đỏ thẫm bơi lội qua lại dưới đường lát đá.
Mặc dù lời đồn về cô hai trong Tứ Cửu Thành xuất hiện khắp nơi nhưng trước nay cô chưa bao giờ dẫn đàn ông vào phòng làm việc.
Ngay cả đại công tử của Triệu gia tới cũng phải trịnh trọng đưa danh thiếp, sau đó theo trình tự sắp xếp mời vào.
Bỗng hôm nay có một người đàn ông lạ mặt, vóc dáng cao gầy chầm chậm thả bước trên đường đá, mắt ngắm đàn cá koi, thu hút sự chú ý của đám người trẻ tuổi trong văn phòng, họ nấp sau cửa kính lén lút thò đầu nhìn trộm.
“Lúc nhỏ khi chú hai chưa mua nhà, em với ông và anh trai đều sống ở chỗ này”.
Cô thấp giọng.
Hà Vị dẫn anh đến một khoảng sân, ở đó có dựng một cái thang đen bằng sắc hướng thẳng lên nóc nhà.
Tứ hợp viện ở Bắc Bình đều có thể ngắm cảnh từ nóc nhà.
Tạ Vụ Thanh cùng cô lên đó, nhìn thấy một cái ghế mây dài lẻ loi dưới ánh nắng đầu hạ.
Hà Vị không mở miệng, anh cũng đoán biết được đây là di vật của Hà Tri Hành.
Sau thời gian một chén trà, hai người đàn ông chạy đến dưới lầu, trong lòng nôn nóng nhưng vẫn cố giữ phép tắc tối thiểu người đọc sách, không muốn thất lễ trước mặt đối phương.
“Thiếu…” Triệu Ứng Thăng đứng trên bậc thang lên nóc nhà, hai mắt phiếm hồng, kích động đến rơi lệ.
Hắn nuốt ngược tiếng “tướng quân” vào trong.
yeutruyen.net Hai tay Triệu Ứng Thăng nắm chặt phía trước.
Một người đàn ông trưởng thành hơn cũng như thế.
Hồ Thịnh Thu mấy lần định mở miệng nhưng đều bị cảm xúc lấp kín cổ họng.
Cuối cùng hắn đành lắc đầu, cười nói: “Bình an là tốt, thiếu… Tạ tiên sinh có thể bình an là tốt rồi”.
(E b o o k T r u y e n.
N e t)
Hà Vị như thấy phía sau hai người, một kẻ thuở thiếu thời từng bị đóng gói trong thùng hàng đưa đến Thiên Tân, gặp được Tạ Vụ Thanh trong phòng khách sạn ở tô giới Pháp.
Thiếu niên trải qua hoạn nạn, bị quân phiệt đuổi giết, bị thái giám già của triều đình Tốn Thanh tra tấn không còn mảnh giáp, vì hận thù cả thế gian mà trong mắt chẳng còn thấy ánh sáng.
Kẻ còn lại không trốn thoát khỏi Tứ Cửu Thành, bị ép đến khách sạn Lục Quốc ẩn nấp, cùng mấy người đồng nghiệp mang chí hướng, lo sợ mình không còn tương lai…
Mà hôm nay, cả hai người họ đều sống sờ sờ đứng đây, trở thành nòng cốt trung tâm phụ trách vận tải hàng hoá, vật tư kháng chiến giữa thời buổi chiến tranh loạn lạc.
“Bọn họ vừa hoàn thành xong chuyến vận tải đến cảng Thiên Tân”, Hà Vị cười nói, “Di chuyển giữa thời chiến, còn có vận tải hàng hoá, binh lính và dân thường đều phải xuất phát đúng giờ từ một bến tàu nhỏ, vốn không phải chuyện dễ dàng.
Mọi công tác lập kế hoạch đều là một môn học cần nghiên cứu”.
“Là do cô hai dạy tốt”.
Hồ Thịnh Thu tức khắc nói.
“Đúng vậy, đúng vậy”.
Triệu Ứng Thăng phụ hoạ.
Dưới lầu có người bật cười.
Hà Vị vô cùng quen thuộc với âm thanh này, đám người tiến lên, hốt hoảng nhìn một lúc mới nhận ra là khuôn mặt Bạch Cẩn Hành lún phún râu.
Hắn chiến đấu ở quan ngoại nên nhìn già nua hơn cả người cùng tuổi là Tạ Vụ Thanh.
Mặc dù nuôi râu nhưng đôi mắt hắn vẫn sáng ngời như hồ sen giữa hạ.
Hắn đứng ở một góc cầu thang, nơi bóng cây cùng ánh nắng giao hoà tạo thành một vệt đen mờ hắt xuống chân hắn.
Bạch Cẩn Hành đến làm hai người từ lâu luôn đem lòng ngưỡng mộ những vị “thiếu niên” tướng quân càng khó bình tĩnh, họ nấu nước pha trà, đẩy xe đạp ra ngoài mua loại bánh mứt nổi tiếng nhất Bắc Bình.
Hà Vị giữ lại một người trong số họ để dặn dò dăm ba câu rồi mới để bọn họ rời đi.
“Hai người kia thật nhiệt tình”.
Bạch Cẩn Hành dở khóc dở cười trước thái độ của họ.
Tạ Vụ Thanh không tiếp lời, hỏi Bạch Cẩn Hành ngồi đối diện: “Tình hình ở Nhiệt Hà thế nào?”
“Tốt vô cùng”, nét tươi cười rộ lên trên khuôn mặt Bạch Cẩn Hành, “Tốt hơn cả mong đợi.
Có mấy vị tướng quân phất cờ khởi nghĩa, tuyên bố thành lập liên quân đồng minh kháng chiến chống Nhật, đã gom được khoảng 7-8 vạn người”.
Quân đồng minh kháng Nhật tập kết ở Trương Gia Khẩu, Bạch Cẩn Hành cũng chuyển từ 3 tỉnh Đông Bắc đến Hà Bắc.
Lúc trước hắn từng đi theo một vị tướng lĩnh họ Cát, cũng chính là tổng chỉ huy của mặt trận Bắc Lộ.
“Năm đó ông ấy bị chính phủ Nam Kinh khống chế, ra lệnh bao vây tập kích hồng quân, bản thân ông cực lực phản đối nội chiến, chỉ chủ trương chống Nhật nên sau đó bị cách chức, đàn áp đưa ra nước ngoài giám sát”, Bạch Cẩn Hành kể, “Sau kháng chiến Tùng Hộ 128 [1], vì tức giận phẫn nộ nên ông về nước, gia nhập đảng và bắt đầu quyết tâm kháng Nhật”.
[1] Kháng chiến Tùng Hộ 128 là chỉ ngày 28/1/1932, ở Thượng Hải xảy ra một sự biến và kết thúc bằng việc phi quân sự hoá toàn thành phố.
Vụ cuối cùng còn châm ngòi cho cuộc chiến Sự biến Lư Câu Kiều.
Quân Nhật lúc này lấy cớ là binh sĩ của họ mất tích ở đây để mở cuộc tấn công với lực lượng lớn nhằm vào cầu Marco Polo – khu vực nằm giữa Trung – Nhật bấy giờ.
Hà Vị và Đặng Nguyên Sơ từng nghe nhắc đến vị tướng quân này một lần, sau đó vì ngưỡng mộ cùng hiếu kỳ nên bảo Hồ Thịnh Thu mua cuốn sách “Hoàn cầu thị sát ký”.
Lúc đó Hồ Thịnh Thu có nói, trước khi tướng quân xuất ngoại từng nhậm chức chủ tịch tỉnh Ninh Hạ, có tình cảm sâu sắc với mảnh đất Tây Bắc, thế nên ông ấy muốn viết sách để đánh thức nhân dân chính quyền trong nước, khôi phục và xây dựng Tây Bắc.
Võ tướng đi hết nửa vòng thế giới, vì thức tỉnh người trong nước mà viết sách, vì kháng chiến mà quay về, hiện giờ đang ở Trương Gia Khẩu.
Bạch Cẩn Hành tràn đầy lòng tin với quân đội Tây Bắc, chỉ trong thời gian ngắn đã quy tụ 7-8 vạn quân.
Hắn càng nói càng hưng phấn, nhiệt huyết sôi trào.
Gió đầu hạ thổi bay vạt áo của hắn, lộ ra đôi giày cao cổ.
“Bỏ được thói quen mang ủng quân đội rồi”, Tạ Vụ Thanh giễu cợt hắn, giải thích với Hà Vị, “Sau khi hắn rời khỏi quân đội Tây Bắc thì không chạm qua ủng quân đội dưới đáy rương”.
“Muốn mượn binh từ tay quân phiệt khắp nơi cần phải tự tin”, Bạch Cẩn Hành cười, “Bình thường không mang được, hơn nữa ở quan ngoại gió tuyết phục kích đánh giặc, càng không thể cố chấp mang ủng quân đội”.
Tiếng bước chân phá tan bầu không khí.
Hồ Thịnh Thu xách yeutruyen.net theo hộp gỗ màu nâu đỏ đựng thức ăn, leo lên nóc nhà.
Hắn quan sát tình huống, buông hộp thức ăn xuống, khiêm tốn mỉm cười với 2 vị tướng quân rồi trở xuống đất.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
“Cái này là…” Cô mở nắp hộp đồ ăn.
“Hoa quả khô”.
Bạch Cẩn Hành liếc mắt nhìn 3 cái chén sứ trắng nhỏ bên trong.
Hà Vị kinh ngạc: “Sao anh đoán được?”
“Người nào đó thường nói với cấp dưới”, Bạch Cẩn Hành thấp giọng kể, “Tứ Cửu Thành có câu, ngày hạ ăn hoa quả khô, đông đến uống canh ruột dê”.
“Nơi này chính là quê hương thứ hai của hắn”, Bạch Cẩn Hành nói tiếp, “Nhớ nhà cũng mong vợ, lại không tiện treo bên mép miệng vì sẽ làm quấy nhiễu lòng quân, một người cô đơn lẻ loi đến đáng thương, đành phải dùng ẩm thực của Bắc Bình trong ký ức để an ủi nỗi tương tư”.
Tim Hà Vị nảy lên, lườm anh.
Tạ Vụ Thanh bật cười, vừa thở dài vừa lắc đầu ngao ngán.
Đôi anh em khác họ này mỗi lần gặp mặt đều phải lôi chuyện cũ lẫy lừng của Tạ Vụ Thanh để bàn luận.
Lần này Bạch Cẩn Hành đến Bắc Bình là để gặp gỡ cấp dưới của những lão quân phiệt, từ đó thuyết phục đối phương tiếp tục duy trì liên minh kháng Nhật, sẵn tiện mang theo mật báo cho Tạ Vụ Thanh.
Mật báo vừa tới, ăn thêm hai miếng hoa quả khô liền buông thìa.
Hương vị con gái yêu thích vốn không thuộc sở thích của hắn, càng không phải khẩu vị của Tạ Vụ Thanh.
Ngọt đến ngấy, giống như đôi vợ chồng mắt qua mày lại trước mặt hắn lúc này.
Bạch Cẩn Hành liếc Tạ Vụ Thanh, Tạ Vụ Thanh cười đáp: “Đúng là món ăn chính gốc, hạnh khô nấu với bánh hồng ngọt cùng nước đường”.
“Đúng vậy, là món ăn chính gốc”, bạn già cười nói, “Chỉ có thể nếm được ở Bắc Bình”.
Sau khi Bạch Cẩn Hành bỏ đi, để lại hai người họ trên mái nhà.
Hiếm khi Tạ Vụ Thanh hưởng thụ một ngày thanh nhàn, anh đứng thẳng người, men theo sào phơi đồ trên mái nhà đi đến một góc khác.
Trên sào phơi đồ có treo mấy bộ âu phục được giặt sạch, là phẳng phiu, đung đưa trong ngọn gió, phần lớn là đồ của nhân viên văn phòng.
“Phía Bắc ít mưa”, Tạ Vụ Thanh chầm chậm bước đến một góc khác của mái nhà, phóng tầm mắt ra xa nhìn thấy những mái ngói xám xịt của Tuyên Nam nối dài tít tắp.
“Nếu là ở miền Nam phơi đồ không ai trông coi, rất dễ bị một trận mưa đổ xuống ướt sũng”.
Cô vươn tay ôm eo anh, mặt dán chặt trên lưng áo sơ mi: “Mấy năm nay anh sống ở đâu?”
“Khu vực gần Tương Giang”.
Tương Giang sao.
Cô còn chưa đến bao giờ.
Chiều hôm ấy, Tạ Vụ Thanh ngồi trên mái nhà lợp ngói xám ở Bắc Bình, chiêm ngưỡng Tuyên Nam, nhớ đến liên quan chống Nhật cảm thấy thư thả thoải mái, bèn nói chuyện Tương Giang với cô.
Trong lòng cô tưởng tượng.
Hơn một năm qua, mấy vạn quân lính của hồng quân đều bị chính phủ Nam Kinh tiêu diệt trong những cuộc tập kích, máu nhuộm đỏ cả khúc sông Tương Giang.
Những nơi lưu vực sông Tương Giang đẫm máu chảy qua đều lưu truyền câu vè bi tráng “Ba năm không uống nước Tương Giang, mười năm không ăn cá Tương Giang”.
Mỗi một con sông trên đất Hoa Hã đều mang theo linh hồn của những tướng sĩ.
Chỉ cần một ngày con sông còn chảy thì câu chuyện oai phong của những người anh hùng ấy sẽ không biến mất.
“Anh từng đến Li Giang”, cô tiếc nuối, “Em chưa từng đến đó.
Còn có Quế Lâm mà anh thường nhắc”.
Ngắm nhìn núi xanh vạn dặm, chiêm ngưỡng hoa quế khắp thành.
“Người ở đó thích một loại trà”, anh nói, “Nhất định em chưa từng nhìn thấy, thường gọi là trà dầu.
Lá trà nấu với hành, gừng, tỏi, rắc thêm một ít gạo nếp, sau đó khử sạch hơi ẩm”.
Tạ Vụ Thanh đột nhiên cao hứng: “Để nấu em thử một chén”.
Anh xuống nóc nhà, bước vào gian bếp nhỏ của văn phòng.
Đèn trong bếp dùng lâu ngày nên không còn sáng tỏ, bụi mờ phủ kín bên ngoài lớp chụp bằng pha lê khiến ánh sáng trở nên đục ngầu.
“Để thay bóng đèn cho anh”.
Cô tựa vào mép cửa, khẽ nói.
Tạ Vụ Thanh lắc đầu, cười cười.
Nhiều chỗ trong hồng khu không cấp điện, ai cũng châm đèn dầu, ánh sáng còn kém hơn thế này, anh cũng đã quen.
Nguyên liệu pha trà không phức tạp, anh nhớ đại khái, nấu thành một ấm trà bốc hơi cay.
Sau đó anh rót ra chén sứ trắng đưa cho cô.
Hai tay Hà Vị nâng chén trà, đưa mũi ngửi.
“Gạo nếp không dễ làm, cần phải phơi khô gạo nên không kịp chuẩn bị, em nếm thử mùi vị xem sao”.
Anh giải thích.
Hà Vị vốn không mấy tin tưởng vào tài nấu ăn của anh, cân nhắc một chút, hành gừng tỏi và lá trà đều không phải đồ khó dùng, hơi nhấp một ngụm.
Cảm giác nóng hổi, cay xè tràn vào khoang miệng… Nước trà theo cổ họng chảy dọc xuống dạ dày.
Trong lòng Hà Vị đủ thứ đan xen, nhìn biểu cảm nghiêm túc của Tạ Vụ Thanh, không tiện nói nhiều: “Thật ra… có chút đặc biệt”.
Một cảnh vệ ló đầu vào, trông thấy thứ trên tay Hà Vị liền nói: “Trà dầu trước tiên phải xào mỡ lợn với tỏi gừng, sau đó tráng qua lá trà… còn phải bỏ muối”.
Cảnh vệ bị không khí tĩnh lặng trong gian bếp làm cho hoảng sợ, hành lễ nói nhỏ: “Điện tín của quan ngoại, nói cô ba Trịnh đã vào thành”.
Dứt lời, hắn nhanh chóng lùi hai bước về sau, thay hai người khép cửa gian bếp.
Tay Hà Vị vẫn bưng chén trà.
Đây là lần đầu tiên Tạ Vụ Thanh tận tâm tận lực pha trà cho cô, có chút luyến tiếc.
Một tay Tạ Vụ Thanh đút túi quần, nhìn chằm chằm chén trà hành gừng cay nồng, im lặng thoáng chốc rồi tự cười bản thân: “Lần tới vẫn nên uống trà hoa quế thì hơn”.
Cô nhịn cười, khẽ đáp “vâng”, lại nâng chén sứ trắng nhấp thêm một ngụm: “Cái này cũng không tệ, khá đặc biệt”.
Tạ Vụ Thanh cảm thán, đứng chắn phía trước cô, nhận lấy chén trà rồi ực một hơi uống cạn.
Hà Vị vội ngăn cản: “Sao lại uống hết rồi?”
Nhìn thấy cô tiếc nuối chén trà, không bằng để anh uống sạch.
Tạ Vụ Thanh vặn mở vòi nước, rửa sạch chén sứ trắng rồi đặt lại lên kệ bếp.
Trong ánh nước chảy dọc theo thành chén, có một loại an yên thuộc về gia đình, bình lặng đến mức khiến người ta không muốn rời đi..

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.