Kỳ Di Nhất Sinh

Chương 7: Vĩ thanh




Ban biên tập muốn làm một truyện ký về chủ biên tiền nhiệm của Nghê Sắt – Đỗ lão tiên sinh, để kỉ niệm một trăm năm thành lập tạp chí.
Đỗ Lão tiên sinh là một trong những Chủ biên tiêu biểu nhất, giờ đã chín mươi tư tuổi.
Bị giao nhiệm vụ đi phỏng vấn một nhân vật như vậy, trong lòng thật bất an. Tuy rằng bản thân đã hiểu biết Đỗ lão tiên sinh không phải ít, nhưng trước khi đi vẫn phải mất không ít khí lực, làm đủ công khóa.
Trong tất cả những lời đồn về Đỗ lão tiên sinh, nếu nói có một tin gây nhiều chú ý nhất, thì chính là ông cả đời không lập gia đình. Mà đối với chuyện này tất cả các phiên bản đều nhất trĩ một điều: Ông một mực yêu người đàn ông tên Diệp Diệu Sinh.
Ban biên tập đầu tiên liên lạc được với con gái nuôi của ông là nữ sĩ Tần Hân. Sau khi bày tỏ ý kiến, Tần nữ sĩ cho chúng tôi biết, Đỗ lão tiên sinh mấy năm gần đây sức khỏe không tốt, thính lực suy giảm, nói chuyện lâu một hồi sẽ mệt mỏi muốn ngủ.
Nhưng ông lại là nhân vật chính của truyện ký lần này, nên cho dù thế nào cũng muốn tranh thủ gặp mặt nói chuyện một lát.
Nguyên bản kế hoạch là vào thứ tư, nhưng Tần nữ sĩ nói thứ tư Đỗ lão tiên sinh đã bận việc khác, không tiện tiếp đón, nên đổi thành thứ ba.
Trước khi đến thăm Đỗ lão, tôi có viết một truyện liên quan đến ông, đầu tiên đặt tên là “Kỳ di”, hy vọng ông khỏe mạnh sống tới trăm tuổi; về sau cảm thấy không ổn lắm, thế là sửa thành “Nhất Sinh”. Vì viết ra chẳng mấy hài lòng, nên tôi không dám mang tới cho ông xem.
Tôi cùng một đồng nghiệp trong ban biên tập được Tần nữ sĩ đưa vào phòng Đỗ lão.
Lúc chúng tôi vào, Đỗ lão đang ngồi trên ghế mềm, hai tay vịn trên thành ghế, mu bàn tay gầy trơ xương nổi đầy gân xanh. Nhưng dưới chân ông là chiếc ghế thấp, nhìn qua lại thấy vẻ nhàn dật.
“Ba, mọi người tới rồi.” Đỗ lão tiên sinh nghe thấy, quay ra nhìn sang chúng tôi.
Tần nữ sĩ dốc lòng dặn dò, ông cụ tinh thần không tốt, nếu thấy mệt mỏi, phải dừng lại, đi ra thì gọi bà một tiếng.
Chúng tôi gật đầu nhận lời.
“Đỗ tiên sinh, chúng cháu là ban biên tập”, sau khi ngồi xuống cạnh Đỗ lão, đồng nghiệp nói đơn giản ý đồ tới đây. Nhân cơ hội đó, tô nhìn quanh bốn phía, ngắm nghía phòng ở của Đỗ lão. Căn phòng bài trí rất đơn giản, phần lớn là giá sách, bàn giấy, trên tường trừ bỏ một mặt còn lại treo mấy bức thư họa.
Chúng tôi ghé vào tai ông hỏi chuyện cũ của “Nghê Sắt”, nghe tiếng ông rất nhỏ, tôi lại đưa bút ghi âm tới gần một chút.
Ông cụ ngồi trên sô pha mềm, yếu ớt kể lại quá khứ. Có đôi khi hỏi ông chút chuyện, ông cũng không thể nghe rõ hoàn toàn, phải ghé sát bên tai nhắc lại vài lần, ông mới không nhanh không chậm đáp lại.
Đỗ lão thực sự rất khiêm tốn. Nói đến việc chính mình một tay đưa “Nghê Sắt” tới tột đỉnh vinh quang, lại cho là may mắn gặp thời, mang toàn bộ công tích trao cho thời đại mà ông gọi là “văn đàn thịnh thế”. Nói tới viết văn, ông cũng chỉ lắc lắc đầu, “Văn chương của tôi…đều là tùy tiện cầm bút viết ra, được người đương thời ưu ái mà thôi.”
Khi đó, Đỗ lão im lặng hồi lâu, tôi tưởng rằng ông mệt mỏi, vấn đề muốn hỏi tiếp đành thôi.
Không ngờ mới nhắc qua đến Diệp Diệu Sinh, ông cụ tựa hồ lại đề lên tinh thần.
Ông đưa đôi mắt tang thương nhìn ra bầu trời bên ngoài, không biết suy nghĩ điều gì.
Tôi lấy tấm ảnh chụp Diệp Diệu Sinh , đưa tới bên tay ông, hỏi, “Người còn nhớ rõ không?”
Ông cụ hiển nhiên là nhận ra. Ông nhìn tấm ảnh một hồi, gắt gao nắm lấy trong tay. Giống như khi trước chưa từng thấy qua, nên mới im lặng nhìn thật chăm chú, sau đó ngẩng đầu tựa như đứa trẻ cầu tình nói, “Cho tôi…tấm ảnh này…có thể cho tôi không?”
Tôi bị ngữ khí cầu xin này của ông làm hoảng sợ, lập tức đồng ý.
Cụ già cười rộ lên như tìm được báu vật, vuốt ve tấm ảnh, nói với tôi, “Thật cảm ơn.”
Lúc này tôi mới cảm thấy, người ta nói Đỗ lão trọng tình, đây cũng không phải là lời vô căn cứ.
Đồng nghiệp thấy Đỗ lão vui vẻ như thế, mượn cơ hội hỏi về một quyển sách ông viết trước kia, có phải là chuyện thật của ông và Diệp Diệu Sinh không, ông cụ dường như không nghe thấy, chỉ nhìn bức ảnh thì thào, “Diệu Sinh, Diệu Sinh a…Dì Lý nói cậu ấy tâm địa rất tốt…” Chúng tôi biết dì Lý, nhưng Đỗ lão sợ chúng tôi không rõ, liền tỉ mỉ nói lại một đoạn chuyện cũ.
Ước chùng tại nói nhiều, giọng nói của Đỗ lão dần dần nhỏ xuống, mí mắt cũng từ từ khép lại. Thấy ông đã mệt, chúng tôi liền lui ra ngoài. Tới cửa, nói với Tần nũ sĩ ngày khác lại tới thăm.
Trước khi đi, tôi còn cố ý hỏi thăm Đỗ lão một chút.
Tôi nói mình có viết một tác phẩm, Đỗ lão mang theo chút mệt mỏi, nhưng vẫn bảo tôi lần sau mang tới cho ông xem.
Lòng tôi có chút kinh hỉ, lại thêm một phần kích động, chỉ dám nói, ““Kia chỉ sợ phải ở trước mặt Đỗ lão tiên sinh múa búa trước của Lỗ Ban rồi.” Đỗ lão khẽ cười, “Người trẻ tuổi, phải nên có chút cuồng vọng chứ.”
Từ hôm đó trở về, tôi mang rất nhiều bài viết của Đỗ lão ra đọc thêm một lần, cũng lật lại rất nhiều tư liệu. Trong đầu đột nhiên phát hiện một chuyện, ngày đó mang ngày hẹn đổi từ thứ tư đổ sang thứ ba, hẳn là Đỗ lão hôm ấy phải đi viếng mộ Diệp Diệu Sinh a.
Tôi đã sớm nghe có một tin đồn như vậy: Thời điểm Diệp Diệu Sinh qua đời, trong tay nắm chặt một cái mặt vòng ngọc phật, nghe nói đó là tín vật Đỗ Nhạc Khanh tặng cho ông ấy, nguyện ông bình an. Mà sau khi Diệp Diệu Sinh ra đi, Đỗ Nhạc Khanh vô cùng đau buồn, hàng năm cứ ngày giỗ và tiết thanh minh đều tới mộ phần viếng ông ấy, một lần cũng không thiếu. Cảm tình sâu nặng tới mức nào, đều có thể thấy được.
Có lẽ ngày thứ tư kia, là ngày giỗ của Diệp Diệu Sinh.
Ngoài ra, tôi còn đem “Nhất Sinh” sửa chữa lại nhiều phần, đưa thêm một chút cảm tưởng trong lần phỏng vấn đầu tiên vào nữa.
Đến thăm Đỗ lão lần nữa đã là một khoảng thời gian dài sau đó.
Lúc này, Đỗ lão vừa thấy chúng tôi đã nhận ra ngay, còn chủ động chào hỏi, gọi chúng tôi là đám nhóc con.
Lần ấy, Đỗ lão nói rất nhiều về kỉ niệm với Diệp Diệu Sinh.
Mấy thập niên về trước, không ngờ cụ đều nhớ rõ, run rẩy mà lên tiếng, “Cậu nếu đã hạ quyết tâm phải đi, mình tuyệt đối không giữ chân cậu. Nhưng nếu ngày nào đó cậu muốn trở về, thì cho dù gió lớn mưa to, mình cũng chờ đón cậu…”
“Cậu ấy rất thích gọi tên tôi, không biết là vì cái gì, chỉ là gọi tôi như vậy, Nhạc Khanh, Nhạc Khanh…”
“Cậu ấy trời sinh tuấn lãng, bộ dáng rất được, huống hồ lại là thiếu gia nhà người ta, cho nên ai cũng thích cậu ấy….Ai nha, tôi quên nói cho các cậu về Sở Nguyên, bạn bè mười đồng tiền, là bạn bè mười đồng tiền…Cậu ấy rất láu lỉnh, cá tính linh hoạt hơn tôi nhiều, tôi quen biết Diệu Sinh, cũng là do cậu ấy giới thiệu…Lại nói, từ khi cậu ấy ra nước ngoài, chúng tôi rất ít liên lạc với nhau…”
Nghe tới Sở nguyên, chúng tôi cũng rất quen thuộc.
Bởi vì ông là con trai của Sở Hưng Hoa, cũng từng là người yêu của Diệp Diệu Sinh.
Tuy rằng ba người họ khi đó không có gút mắc, nhưng Đỗ Nhạc Khanh và Diệp Diệu Sinh quen biết nhau, dù sao cũng là nhờ Sở Nguyên giới thiệu. Mà khi đó, Sở Nguyên vẫn là ngươi yêu của Diệp Diệu Sinh.
Nghĩ đến cũng thật buồn cười, tình cảm thế nhân chính là phức tạp như thế, khó mà phân rõ.
Sau khi Diệp Diệu Sinh chia tay Sở Nguyên, lập tức ở bên Đỗ Nhạc Khanh. Bọn họ bên nhau mười năm, từ hai mươi ba tuổi đến ba mươi ba tuổi, đạm mạc bình yên, hạnh hạnh phúc phúc. Nhưng năm ba mươi ba tuổi, Diệp Diệu Sinh bị ép kết hôn với thiên kim tiểu thư của tập đoàn Trình thị, mà Đỗ Nhạc Khanh nghiễm nhiên trở thành vạt hi sinh trong cuộc hôn nhân này.
Ông chuyển nhà, đổi số điện thoại, muốn cắt đứt hoàn toàn với quá khứ. Diệp Diệu Sinh dốc hết toàn lực tìm kiếm ông ấy, ở tòa soạn không thấy, ở dưới lầu nhà ông chờ mấy đêm liền, căn phòng dày đặc bóng tối.
Đỗ lão nói về những chuyện ở thật sâu trong ký ức, có vẻ thương tâm đến tột cùng, “Diệu Sinh, Diệu Sinh….Khi cậu ấy ra đi, tôi không ở bên canh, cậu ấy chắc chắn là cô đơn không chịu nổi…Tôi bỏ lỡ…hết thảy đều bỏ lỡ rồi…”
Thế gian này, có nhiều lắm những kẻ yêu nhau rốt cuộc mỗi người một ngả, cũng nhiều lắm những người rõ ràng yêu đến minh tâm khắc cốt, lại chẳng thể nắm tay tới lúc bạc đầu.
Sự chân thành của Đỗ lão, làm tôi xúc động thật sâu.
Cuối cùng, ông hỏi tôi có mang thiên truyện mình viết đến không, bảo tôi đọc cho ông nghe.
Tôi đọc.
Ông yên lặng lắng nghe. Nghe xong chỉ nói, “Người trẻ tuổi đánh giá tôi quá cao rồi…”
Tôi cười cười muốn đáp lời, lại nghe Đỗ lão thì thào, “Tôi là một lão già sắp hỏng mà thôi…. tôi a, tôi…”, Tôi nghe không rõ lời ông nói.
Đó là một đoạn hồi ức trong cái buổi phỏng vấn vào cái năm Đỗ lão chín mươi tư tuổi ấy.
Đối với ông ấy, tôi vô cùng kính trọng.
Một năm sau, truyện ký về Đỗ lão rốt cuộc được xuất bản. Nhất thời rất nhiều người mộ danh mua về, đọc xong đều đều đánh giá ông rất cao.
Tôi cũng nhờ cơ hội sách được xuất bản, lại tới thăm Đỗ lão, mang theo một quyển sách tặng cho ông ấy.
Rất nhiều năm sau, tôi đột nhiên nghe TV đưa tin Đỗ lão qua đời, cảm thấy vô cùng buồn bã. Nhưng mà tính ra, Đỗ lão ra đi, hưởng thọ một trăm linh ba tuổi, lại càng cảm khái.
Quãng thời gian gần trăm tuổi, thân thể ông đã rất kém rồi, từng vì viêm phổi mà nhập viện mấy lần. Nhưng mà, mỗi lần đều qua khỏi như kì tích, lại càng như thể, đang chờ đợi một điều gì đó.
Mỗi một con số, giống như đều có mục tiêu định mệnh của nó.
Một trăm linh ba tuổi, vừa trọn ước định tám mươi năm của ông với Diệp Diệu Sinh. Thì ra, Đỗ lão vẫn giữ y lời hứa ấy, gắng gượng tới năm thứ tám mươi của hai người.
Mà Diệp Diệu Sinh khi qua đời là bốn mươi ba tuổi, sớm hơn Đỗ lão sáu mươi năm. Vẫn nói sáu mươi năm là một vòng luân hồi, bọn họ một người ở đầu, một người ở cuối, nếu thực như vậy, tôi tin tưởng kiếp sau họ nhất định sẽ gặp lại thêm một lần nữa.
Đỗ lão ra đi thực an tường, bởi vì không còn điều gì tiếc nuối, mới có thể thản nhiên rời đi.
Ông ấy nhất định sẽ có cơ hội nói với Diệp Diệu Sinh, những lời chưa kịp nói.
——————–Toàn văn hoàn——————–


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.