Thấy con trai cũng cưới vợ hơn nửa năm mà con dâu không có động tĩnh gì, bà Lâm mới đánh tiếng hỏi con trai.
Cũng không biết do miệng bà thiêng hay sao mà sang tuần sau cũng phát hiện con dâu đã có thai hơn tháng.
Lúc này, cả nhà họ Lâm đều vui mừng.
Bên phía nhà ngoại biết tin cũng rất vui mừng, quà cáp gửi tặng xuống liên tục.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thì Đỗ Hiểu Phù mang thai đến tháng thứ tư, sức khoẻ bà Lâm lại sa sút rõ ràng.
Lúc này, khi Lâm Chính Minh đưa bà đến bệnh viện thành phố mới biết được bà mắc ung thu dạ dày giai đoạn cuối.
Còn về lí do tại sao trước kia Lâm Chính Minh đã đưa bà Lâm đi khám mà không phát hiện ra thì đó là vì máy móc, thiết bị y tế đầu những năm 80 tại Quảng Đông dù tiên tiến hơn so với các vùng khác trong nước nhưng cũng không bằng mấy chục năm sau này, và vậy nên tận đến khi bà Lâm có những biểu hiện quá mức rõ ràng, cộng với nhà họ Đỗ đã nhờ người quen trong ngành mới khám ra.
Biết được tin này, không khí nhà họ Lâm như khoác một màu u buồn ảm đạm.
Nghe được tin này, muốn vui lên cũng chẳng được.
Mà bà Lâm, người phụ nữ gần trời cuối đất lại bình tĩnh lạ thường, bà còn an ủi động viên ngược lại con trai con dâu.
Mà ngay cả thái độ mẹ mình đã vậy, dù muốn hay không thì để bà an lòng, Lâm Chính Minh đều nâng lên tinh thần dù chẳng vui vẻ tý nào.
Hắn không phải không biết mẹ mình hằng đêm khóc thầm trong phòng, không phải không biết đôi khi ánh mắt bà nhìn hắn buồn man mác, không phải không biết bà ngồi ôm di vật bố hắn mà đôi mắt ngấn lệ, nhưng vì coi như giữ lại chút sĩ diện, lòng tự tôn cho bà, cả hai vợ chồng đều tỏ vẻ không biết.
Mà bà Lâm rất quý đứa bé trong bụng Đỗ Hiểu Phù, bà tranh thủ những ngày còn sống đan thêm cho cháu, cho con trai, con dâu mấy chiếc áo len, đến cả tiền dành dụm bao nhiêu năm bà cũng ngầm đưa hết cho con dâu coi như chút lòng. Bà còn gắng sức hành hương đến chùa tận ngoại thành để lấy bùa cầu may cho con cháu.
Sau đó, vào tháng thứ 9 của thai kỳ, khi sức khoẻ bà ngày càng đi xuống, Đỗ Hiểu Phù đã bình an sinh hạ cho nhà họ Lâm một cô cháu gái khoẻ mạnh.
Mà sức khoẻ bà Lâm giai đoạn này như uống phải thần lực, tinh thần phấn chấn, nhìn không giống người mắc ung thư giai đoạn cuối tý nào.
Đến khi làm tiệc đầy tháng cho cháu gái, bà đã đặt cho cháu gái bảo bối của bà một cái tên: Lâm Yên Nhiên (林嫣然).
Yên Nhiên- mong cháu bà lớn lên xinh đẹp, vô tư vô lo vô nghĩ, luôn mỉm cười duyên dáng với cuộc đời.
Nhưng thời gian cũng chẳng bao lâu, người nhà họ Lâm lại thấy sức khoẻ bà Lâm như nỏ mạnh hết đà* (强弩之末), thế là hồi quang phản chiếu cũng chẳng được bao lâu.
Và cuộc đời người phụ nữ ấy đã ra đi và được phát hiện đã ra đi trong một buổi chiều có nắng vàng.
Sau này, có thể vì tưởng nhớ người mẹ đã mất, quý trọng quê cha đất tổ, cũng có thể chỉ là muốn lưu giữ một phần hương khói nơi quê hương, một Lâm Chính Minh, với cái mác sinh viên vô cùng hiếm có thời ấy, cũng không quay lại thành phố nữa. Ông xin vào một một công ty thiết kế ở trấn trên làm việc, hết giờ làm thì đi về ngôi nhà cách đó không xa.
Dù người nhà họ Đỗ muốn nâng đỡ Lâm Chính Minh, để cháu gái bảo bối của họ có cuộc sống càng sung túc hơn nhưng hắn không đồng ý. Hắn vẫn là một nhân viên bình thường nho nhỏ. Nhưng với lợi thế là một sinh viên trường danh tiếng, cộng với nỗ lực và tài năng, Lâm Chính Minh đã trở thành một nhân viên cấp cao.
Và bằng sức mình, hắn đã sửa lại ngôi nhà cũ nhà họ Lâm, dùng những loại gỗ tốt mà khi còn bé, hắn đã kể sẽ dùng chúng xây cho mẹ một ngôi nhà lớn.
Sau khi cải tạo lại ngôi nhà, hắn cũng trồng thêm thật nhiều cây xanh, lại mua thêm miếng đất bên cạnh, mở rộng diện tích.
Không biết do địa linh nhân kiệt hay sao mà những cô cậu học trò ở miền ấy sau rất nhiều cố gắng, đã có kinh tế trong tay, lại quay về quê xây những ngôi nhà khang trang hơn hẳn.
Quang cảnh một vùng quê nghèo bên trấn nhỏ cũng dần thay đổi, cùng với yếu tố giao thông thuận lợi mà sau này kinh tế nơi đây càng phát triển. Đam Mỹ Hay
Vùng đất rộng cũ phía đối diện nhà họ Lâm cũng được xây thành một công viên xanh.
Năm Lâm Yên Nhiên lên bốn, một gia đình chuyển đến ngôi nhà bên cạnh. Bởi vì nam chủ nhân của gia đình đó trùng hợp là đối tác của lớn của công ty Lâm Chính Minh nên hai gia đình đã làm quen với nhau.
Sau này khi đã quen thuộc, hai nhà còn thường xuyên tổ chức tiệc gia đình.
Mà vì bằng tuổi nên Lâm Yên Nhiên và Chương Tuyết trình đã rất nhanh làm quen với nhau và trở thành đôi bạn thân. Tính cách Chương Tuyết Trình rất tốt, rất xinh đẹp lại hào phóng, nhưng cái mà Lâm Yên Nhiên không thích nhất chính là Trình Trình lúc nào cũng ỷ mình sinh ra sớm hơn cô có mấy tuần lễ mà cứ muốn được cô gọi là chị. Lâm Yên Nhiên không chịu, cô cũng rất không phục, cô thầm ước nếu như mình sinh ra sớm một chút thì tốt rồi, như vậy Trình Trình sẽ phải gọi cô là chị.
Tuy cô không phải gọi Tuyết Trình là chị nhưng Lâm Yên Nhiên vẫn ngoan ngoãn gọi Chương Tất Hành- anh trai của Chương Tuyết Trình là anh.
Anh Tất Hành tuy lớn hơn cô và Tuyết Trình 3 tuổi, đã học lớp 2 nhưng sức khoẻ rất kém. Làn da của anh ấy cứ mang màu tái nhợt, đôi môi thì cứ thâm thâm, cả người đều nhìn gầy gò yếu ớt.
Đỗ Hiểu Phù bảo với Lâm Yên Nhiên là anh Tất Hành bị bệnh tim bẩm sinh, sức khoẻ rất yếu nên cô không được nghịch ngợm trêu đùa anh ấy.
Tuy sức khoẻ không tốt nhưng anh Tất Hành học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, mới học lớp 2 đã làm được Toán lớp 6. Đôi khi Lâm Yên Nhiên còn nghe có người bàn tán nhận xét về anh ấy chính là kiểu người thông minh, có tài mà không có phận, như câu nói “Tuệ cực tất thương”* (慧极必伤).