Lan Nhân Nhứ Quả

Chương 1:




1.
Kiếp trước ta thay Giang Dũ Bạch giao hẹn rằng lẽ ra là thuyền đánh cá ngày mai, bàn bạc nửa lượng bạc xong xuôi, vì ta đổi ý trước hôm ấy một ngày, nên bị người lái đò tính giá gấp đôi.
Lúc ấy ta cắn răng, thà rằng để bản thân mình nhịn ăn nhịn mặc, bỏ thêm số tiền này vào trước hôm đưa Giang Dũ Bạch đi.
Vì lúc ở tú lâu ta nghe nói, Chu đồ tể là một tay cờ bạc, nợ sòng bạc rất nhiều tiền, nên đã bị sòng bạc nhốt lại rồi.
Sòng bạc bảo là, nếu trong vòng ba ngày hắn vẫn không trả hết nợ cờ bạc, thì sẽ bán con gái hắn là Chu Phù cho bên trung gian.
Vợ hắn cuống đến mức chạy đi khắp nơi nhờ vả.
Nghèo ở phố xá sầm uất không có ma nào hỏi thăm, huống gì nợ cờ bạc kiểu này, lãi mẹ đẻ lãi con là một cái hố không đáy, thân thích Chu gia đã sớm đóng cửa không tiếp.
Cuối cùng người của sòng bạc chỉ cho Chu Phù một chiêu, bảo nàng ta đi cầu xin Giang Dũ Bạch bảo lãnh.
Giang Dũ Bạch từ 5 tuổi đã biết làm thơ vẽ tranh, từ nhỏ đã là thần đồng nổi tiếng khắp nơi.
Trong lễ hội hoa, hắn nhất kiến chung tình với Chu Phù, người con gái thanh tú hơn hoa, giữa trán có một chấm son đỏ. Hắn vẽ Chu Phù càng hoa nhường nguyệt thẹn, mỗi một nét bút đều như nói lên nỗi lòng hắn.
Tình yêu Giang Dũ Bạch dành cho Chu Phù rất rầm rộ, ai ai cũng biết. Chỉ cần nàng ta mở miệng, Giang Dũ Bạch cũng nguyện nhảy vào nước sôi lửa bỏng, không hề hối tiếc.
Ta ở kiếp trước không đành lòng nhìn Giang Dũ Bạch gánh cả nhà Chu Phù trên vai, lãng phí tài năng, liền trả tiền thuyền thay hắn, tiễn hắn đi trước khi Chu Phù đến tìm.
Trên đường đi, Giang Dũ Bạch gặp được một học sĩ họ Thẩm từ kinh thành về quê thăm người thân, được Thẩm học sĩ chỉ điểm, sau đó trở thành đồ đệ của ông ấy.
Đây là bước đi đầu tiên của hắn khi bước vào cổng kinh thành, cũng là một trong những nguyên nhân giúp hắn có chỗ đứng trong kinh thành sau này.
Còn Chu Phù bị người của sòng bạc bắt giữ, qua tay nhiều người, sau đó trở thành tiểu thiếp của một thương gia nhỏ, bị chính thất bạo ngược mà ch/ết.
Về sau ta dương dương đắc chí, coi đây là quyết định thông minh nhất của ta, có thể giúp Giang Dũ Bạch sau này có tương lai tốt.
Nhưng không ngờ lần đưa tiễn này lại biến thành hận thù.
Ta thu lại ký ức, chìa tay ra. Lần này, ta không những không trả thêm tiền để thay đổi lộ trình, ta còn đòi người lái thuyền tiền đặt cọc ngày mai lại.
“Sao vậy, ngươi không quan tâm đ ến lang quân Giang gia nữa à?”
Thuyền phu tức giận, giọng điệu hắn rõ ràng là đang chế nhạo ta lúc trước tự đổ Giang Dũ Bạch, lần này bị tổn thương nên mới hối hận.
“Ta cũng không phải mẹ hắn, việc gì phải quan tâm?” Ta mỉm cười nhét tiền vào túi.
Quần quật thêu thùa ở tú lâu hai tháng trời mới đổi được nửa lạng bạc. Dùng số tiền này cho Giang Dũ Bạch đúng là đáng tiếc thật.
Huống hồ, ngày mai hắn sẽ không đến.
2.
Giang Dũ Bạch thấy ta quay về, hắn đứng trước cửa dò hỏi, “Sao hôm nay không đến tú lâu nữa?”
Ta với hắn từ nhỏ đã quen biết nhau hơn mười năm, mỗi nhất cử nhất động của ta đều ở trong mắt hắn.
Kiếp trước ta tự cho rằng đó là ưa thích, ngay cả mẹ Giang cũng trêu đợi ta lớn lên sẽ bảo Giang Dũ Bạch đến hỏi cưới ta.
Sau này Giang Dũ Bạch gặp được Chu Phù ở lễ hội hoa, hắn về nhà liền đóng cửa, ngồi vẽ nàng ta cả một đêm.
Ngày hôm sau khi ta nhìn thấy bức tranh đó, Giang Dũ Bạch thẹn quá hóa giận, nổi giận lôi đình bảo ta không được tự ý vào thư phòng của hắn.
Ta sửng sốt, rõ ràng người nên tức giận mới là ta chứ.
Thư phòng mà Giang Dũ Bạch nói chẳng qua là một nhà tranh nhỏ, mỗi cây mỗi cột đều là ta mua cho hắn. Giấy Tuyên Thành hắn dùng để vẽ Chu Phù cũng là do ta lên núi hái thuốc để đổi lấy.
Ta khi đó vẫn không hiểu được sao hắn lại thay lòng đổi dạ, mẹ Giang nói: “Dũ Bạch còn nhỏ, đợi nó lớn rồi sẽ biết cái tốt của con.”
Ta khi đó vẫn chắc chắn, không chút nghi ngờ sẽ có một ngày Giang Dũ Bạch sẽ hiểu được điểm tốt ở ta.
Mà bây giờ ta đã hiểu rồi, ta đối với Giang Dũ Bạch chẳng qua là vì hơn mười năm bên nhau trở thành thói quen, giống như khi thức dậy sẽ duỗi thẳng eo vậy, tự nhiên nên cũng không để ý.
Ta trả lời: “Sau này không đến tú lâu nữa.”
Quả nhiên, Giang Dũ Bạch cũng không hỏi thêm nữa. Mà ta cũng nhắm mắt làm ngơ chuyện hắn không đến học đường nữa.
Khi nhìn thấy đóa hoa dâm bụt trước cửa đã biến mất, ta liền biết Chu Phù đã đến.
Giang Dũ Bạch chau mày tựa người trước cửa, mẹ Giang dậm chân đấm ngực chạy đến kể khổ với mẹ ta, bà ấy muốn ta khuyên nhủ Giang Dũ Bạch.
Mẹ ta nhìn ta khó xử, ta biết bà ấy là đau lòng cho ta, cũng biết bà ấy không đành lòng nhìn Giang Dũ Bạch lầm đường lạc lối.
Nhưng mỗi lần ta nhớ tới kiếp trước, hắn lạnh lùng vô tình nói những thứ ta có đều là ta nợ Chu Phù, thì ta không muốn dính dáng gì đến hắn nữa.
Ta ho hai tiếng, “Nương, con đã từ việc ở tú lâu rồi.”
“Cái gì?”
Lúc này mẹ ta cũng không còn quan tâm Giang Dũ Bạch Giang Dũ Hắc cái gì nữa, đuổi theo ta vào phòng rồi đóng cửa lại.
Nhà nào cũng có chuyện riêng cả. Sau này chuyện nhà ai thì tự giải quyết nhà nấy đi.
3.
Cổng vừa đóng lại, cả nhà ta thức khuya dậy sớm cả tuần nay. Ba người ngồi trước lò luyện đan chờ đợi thành quả lò đầu tiên.
“Có được không?” Mẹ ta đã hỏi câu này lần thứ 300 trong suốt tuần qua.
Cha ta ngẩng đầu, gương mặt lấm lem vì khói trừng mắt nhìn mẹ ta một cái, “Quyết định của khuê nữ nhà chúng ta có khi nào sai không hả?”
“Hơn nữa, nếu lần này không được, thì còn có lần sau, con còn muốn bao nhiêu quả dương mai, cha đều có thể đi hái cho con.”
Ta nhìn vào đôi mắt xanh đen của họ, nhất thời không nói nên lời.
Cha mẹ ta đã già rồi mới có con gái, ta trước nay ở trong nhà nói một là một, nói hai là hai, kiếp trước ta với Giang Dũ Bạch còn chưa có danh phận đã đi theo hắn đến kinh để thi, cha mẹ cũng không nói lời nào liền lấy toàn bộ số tiền tích góp được cho ta.
Sau này ta ra vào đại viện Cao Môn ở kinh thành cũng không bao giờ khom lưng quỳ gối, bây giờ mới nhận ra sự tự tin của ta trước nay đều không phải do Giang Dũ Bạch mang đến.
Mà là ta biết, phàm là khi ta quay đầu lại, sẽ luôn có một ánh đèn hai bóng người thay ta chống đỡ bão gió, mà ta luôn có một căn nhà để trở về.
Ta khịt mũi, vội bảo bọn họ mau quay về nghỉ ngơi.
Mấy ngày nay, cha ta mới tờ mờ sáng đã vội lên núi hái dương mai và mận, còn ta với mẹ thì chạy đôn chạy đáo khắp các đạo quán để tìm lò luyện đan phù hợp.
Kiếp trước ta từng uống rượu hoa quả do sứ đoàn cống nạp, nó rất ngọt ngào, đậm đà hơn của Trung Nguyên.
Ta tìm hiểu kĩ mới biết ngay cả cách pha chế cũng khác nhau hoàn toàn.
Hơn nữa ta thấy Giang Dũ Bạch trong yến tiệc hôm đó cũng phải uống thêm mấy ly, bèn lén lút xin chỉ dạy cách làm.
Cách làm không khó, khó ở chỗ đồ dùng đặc biệt. Yêu cầu phải hai lớp ngăn cách trong ngoài.
Ta đến chợ tìm mấy ngày cũng không có vật gì thay thế, cho đến khi mẹ ta kéo ta đến chùa dâng hương.
Ta nhìn thấy lò luyện đan liền vui mừng khôn xiết.
Nhiệt độ vào tháng 7, tháng 8 rất thích hợp để lên men, ủ hai ba ngày là được, sau đó đun vào bếp lò, đợi đến khi hơi nước xuyên qua ống lạnh ngưng tụ thành hạt, cho vào lò rượu, là sẽ đại công cáo thành.
Cách này không những gia tăng khẩu giác, hơn nữa chu kỳ chế biến cũng ngắn hơn rất nhiều so với cách làm thông thường.
Tính toán kỹ lưỡng thì bình đầu tiên ngày mai hẳn là được rồi.
Sợ nửa đêm không đủ nhiệt độ, ta bèn ra ngoài nhặt thêm ít củi. Lại nhìn thấy căn nhà tranh bên cạnh đèn sáng rực rỡ.
Sắp đến mùa thu, Giang Dũ Bạch tốt xấu gì cũng biết là phải chuyên tâm học hành chuẩn bị cho kỳ thi.
Ta nhặt củi lên lại nghe thấy một giọng nữ thanh tú vang lên trong gió chiều.
“Giang lang, đã đọc xong chưa, ta ngồi mệt rồi.”
Dưới ánh nến, hai bóng người đứng cạnh nhau, Giang Dũ Bạch cầm bút chấm trên nốt chu sa giữa trán Chu Phù.
Giống như lễ hội hoa năm ngoái, giữa vô vàn những khóm hoa xinh đẹp, nàng ta chợt quay đầu lại, nốt chu sa giữa trán, mê hoặc say đắm.
Khi ấy, Giang Dũ Bạch cầm bút vẽ lại Chu Phù vào khoảnh khắc đó, kinh diễm mỹ miều.
Người trong tranh, họa như tiên.
Bức họa của Giang Dũ Bạch trở nên nổi tiếng, các nhà quý tộc trong vùng lần lượt đến tìm hắn cầu bút mực. Thậm chí có người bỏ ra hàng ngàn lượng để mua bức họa mỹ nhân đó.
Giang Dũ Bạch cảm thấy tình cảm sâu sắc của hắn đã bị vấy bẩn, liền lập tức ngưng bút. Tài tử phong lưu, được truyền lại như một giai thoại.
Bức họa sau đó thay thế vị trí của Khổng Tử, treo ở chính giữa gian nhà.
Bên nặng bên nhẹ, hoá ra đã sớm có từ lâu rồi.
Ta chỉnh lại y phục, khoảnh khắc đó ta đột nhiên hiểu ra được, kiếp trước ta có lẽ không hề dựa dẫm Giang Dũ Bạch. Mà ta đang đẩy hắn đi về phía trước.
Lan nhân nhứ quả, hoa nở hoa tàn tự có thời.
Ta quay lại sân, nhìn mọi thứ ngăn nắp gọn gàng, trong lòng tràn đầy hài lòng.
Con đường ở phía trước, phía sau có người nhà, cho dù không có người cùng đồng hành, ta cũng có thể tiến về phía trước.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.