"Con sâu nhỏ mơ màng, con lại quên đeo kính rồi". Giọng nói của cô gái có vẻ mặt ôn hòa xuyên qua khe hở cửa sổ.
Đúng vậy, cô bé lại quên đeo kính rồi. Chính bởi vì cô bé luôn quên đeo kính nên Sara lúc nào cũng lải nhải không ngừng bên tai cô bé "Con sâu nhỏ mơ màng, con lại quên đeo kính rồi".
Sara là bảo mẫu của cô bé, một phụ nữ Pháp mỗi khi cười lên thì hai mắt sẽ híp lại thành hai đường chỉ. Lúc trước khi vẫn chưa trở thành bảo mẫu của cô bé thì công việc của Sara là tư vấn tâm lý trẻ em, có chút tiếng tăm ở Paris.
Ngoại trừ cái tên "Con sâu nhỏ mơ màng" thì nhiều lúc Sara còn gọi cô bé bằng cái tên khác nữa "Bé ngốc".
Công việc của Sara ở trong mắt những người làm khác cực kỳ đơn gian, cô ấy chỉ cần chăm sóc "Bé ngốc" kia chu đáo là được.
Biệt danh "Bé ngốc" của cô bé rất dễ khiến người ta liên tưởng tới những người "Có phản ứng chậm chạp", "Yên lặng, không làm ầm ĩ".
Chỉ là những người đó đã quên "Bé ngốc" là nhân vật chính của cuốn sách "Vianne của chúng ta".
"Bé ngốc", "con sâu nhỏ mơ màng", "Em gái mắt kính", "Bé mọt sách" đều là biệt danh mà dân chúng Paris đặt cho Vianne.
Dĩ nhiên cũng có một chút hình tượng, chẳng hạn như thỉnh thoảng mấy nhà truyền thông sẽ gọi cô bé là "Tiểu họa mi". Nhưng dì Daisy nói dính tới cái tên "Tiểu họa mi" đều là không tử tế.
Năm ngoái cô bé mới biết ở Paris có một nhà hát Moulin Rouge. Ở Moulin Rouge có một dàn cô gái trẻ giỏi ca múa, đám đàn ông gọi những cô gái trẻ này là "Họa mi".
Họa mi: Là loài chim nổi tiếng trong trong lồng, đa tài đa nghệ, thú tiêu khiển chí tử, được chốn quyền thế ưa chuộng.
Đừng nhìn Sara ngày thường đều cười nói hi ha cùng cô bé, nhưng cô bé chưa bao giờ dám không nghe lời của Sara. Bởi vì những lời Sara nói ra đều là đại diện cho lời dì Daisy muốn nói với cô bé.
||||| Truyện đề cử: Cô Vợ Thần Y Của Cậu Hạ Là Học Sinh Cấp Ba |||||
Suy nghĩ một chút, cô bé quay lại.
Cặp mắt kính trông như cặp kính lão kia đang đặt cạnh chiếc đồng hồ báo thức, nhìn một cái là có thể thấy. Sara luôn căn dặn cô bé "Mắt kính phải đặt ở chỗ dễ thấy".
Đã quên là từ khi nào cô bé đã từng hỏi qua dì Daisy một câu thế này "Tại sao con luôn phải đeo kính vậy?" Người phụ nữ mang nét điển hình của người Đức đã hôn lên trán cô bé: "Bởi vì Vianne vẫn luôn mang mắt kính".
"Vậy lúc không có người con cũng phải đeo mắt kính sao?" "Đương nhiên rồi"."Vậy phải đeo mắt kính tới khi nào ạ?" "Đeo tới khi nó trở thành thói quen của con, khi đó con sẽ không dễ dàng quên nó nữa".
Đứng ở trước gương, cô bé đeo mắt kính lên.
Cặp mắt kính đó mới đầu thì chỉ dùng cặp kính không độ, dựa theo "Vianne" mà mọi người yêu mến. Cặp kính đó luôn đè sống mũi của cô bé tới cực kỳ khó chịu cũng không được lấy xuống. Chỉ là cặp kính đã bị lén thay đổi mấy lần, tròng kính đo theo tình trạng mắt của cô bé, gọng kính thì càng ngày càng nhẹ hơn.
Cặp kính quê một cục, kết tóc đuôi ngựa là hình mẫu của Vianne.
Đeo mắt kính lên, cô bé như mọi khi, trịnh trọng nói với người ở trong gương: "Mày là Vianne".
Không chỉ một lần, cô bé xụ mặt giải thích với những người đem quà chất đầy trong lòng cô bé: "Cháu không phải là Vianne, cháu có tên của cháu".
"Là cháu, cháu là Vianne". Ngữ khí của những người đó như là đang vỗ về vật cưng bị chọc xù lông, mỉm cười xoa tóc cảu cô bé: "Vianne, tóc của cháu giống y như miêu tả của Daisy vậy đó, sờ vào giống như tơ lụa vậy đó".
Daisy là ai. Daisy là tác giả của quyển sách "Vianne của chúng ta", là dì Daisy trong miệng của cô bé, trước đó nữa thì là Daisy.
Daisy là cô gái có thân thế rất đáng thương. Không ai biến thân phận cha mẹ của dì ấy, cũng không ai biết dì ấy tới từ đâu. Daisy lớn lên ở cô nhi viện, nhưng cô gái đáng thương không cha không mẹ này lại không ngừng cố gắng vươn lên. Dì ấy dựa vào việc bơi lội thiên phú hơn người đã kiên trì cố gắng không ngừng, là người Pháp nhận được gần như toàn bộ giải thưởng tham gia cuộc thi bơi lội, cuối cùng cũng chỉ thiếu một huy chương vàng Olympic.
Lúc Daisy mười bảy tuổi đã thành công nhận được vé tham gia vào thế vận hội Olympic, trở thành tuyển thủ hạt giống trong lòng người Pháp để dành lấy Huy chương vàng Olympic.
Cách thế vận hội Olympic còn có ba tháng, Daisy đang đi về miền nam nước Pháp để tập huấn thì trên đường bị tai nạn xe. Trận tai nạn xe này đã cướp đi chân trái của Daisy.
Người Pháp nhiều không đếm nổi đã đi tới trước cổng nhà Daisy.Từ người già trên tám mươi tuổi tới đứa bé tròn năm tuổi. Họ muốn bày tỏ sự cầu chúc tới cô gái bất hạnh này.
Cổng nhà Daisy quanh năm không người đã gửi tới rất nhiều hoa tươi và thiệp, nhưng cổng nhà Daisy từ đầu tới cuối đều trong trạng thái đóng chặt.
Cánh cổng đó đóng chặt mãi cho tới khi một cô bé tóc đen mắt đen xuất hiện mới mở ra từng chút một. Cô bé là con gái của bạn của Daisy.
Năm ấy Daisy hai mươi bốn tuổi. Cô bé được đưa tới trước mặt cô ấy mới tròn ba tuổi.
Ngày tháng nhàn rỗi, Daisy dùng hình thức nhật ký để ghi chép việc chung sống của cô ấy và cô bé từng chút một. Lúc chữ viết của quyển nhật ký này đạt tới số lượng nhất định, xuất phát từ sự vui chơi Daisy đã gởi nó cho nhà xuất bản.
Không ai ngờ tới rằng, năm ngàn chữ ghi chép hàng ngày trông thậm chí có chút vô nghĩa kia lại sẽ trở thành quyẩn sách dành cho trẻ em bán chạy nhất năm. Khắp phố lớn ngõ nhỏ Paris có thể thấy được báo ảnh đã lấy hình tượng của cô bé phương đông đeo mắt kính quê mùa, cột tóc đuôi ngựa.
Mọi người dừng chân lại trước tạp chí ảnh, chỉ vào ảnh cô bé trên tạp chí "Cô bé ấy là Vianne, Vianne của chúng ta".
Tại sao lại là Vianne. Bởi vì cô bé ở trên ảnh tạp chí lúc mới được đưa tới bên cạnh Daisy chỉ nói một phát âm tiếng Pháp duy nhất đó là "Vianne".
Thức dậy ngay lập tức đã kêu Vianne, chỉ lên bầu trời nói Vianne, đói bụng nói Vianne, lúc vui vẻ cũng nói Vianne, lúc tức giận trong miệng không ngừng la hét Vianne.
Bắt đầu nhật ký, Daisy luôn dùng "Vianne đáng ghét" "Vianne khó chịu" để xưng hô với bé con mà người bạn mang tới. Về sau nhật ký thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện "Vianne đáng yêu".
Năm thứ hai lấy tên "Vianne của chúng ta" để đặt cho quyển sách.
Daisy đã mắt ngấn lệ ở buổi phát hành sách mới của mình nói cho toàn thế giới biết: Là "Vianne đáng ghét", "Viannwe khó chịu" cũng là "Vianne đáng yêu" giúp cho cô ấy thoát khỏi cơn ác mộng mất đi chân trái.
Năm đó "Vianne của chúng ta" đã được bình chọn là một trong mười quyển sách thiếu nhi Châu Âu, được dịch sang hai mươi sáu loại ngôn ngữ phát hành ở ba mươi quốc gia. Năm đó, Daisy cùng trưởng tôn của gia tộc Ross một trong mười gia tộc lớn nhất Israel cùng kết nghĩ phu thê, trở thành vợ của chủ ngân hàng.
Daisy trở thành vợ của chủ ngân hàng cũng không có ngừng ghi chép về cuộc sống hàng ngày của "Vianne".
Dưới ngòi bút của Daisy, Vianne đạp lên chiếc ghế để với lấy bàn chải, kem đánh răng, thuận tiện lấy xuống bao cao su ở bên cạnh. Bao cao su biến thành bong bóng treo lên tai trở thành khuyên tai mới của Vianne. Dưới ngòi bút của Daisy, chiếc giày trước kia không chứa nổi bàn chân của Vianne nữa. Dưới ngòi bút của Daisy, Vianne lén mặc áo ngực của cô ấy, đồng thời bên trong cúp áo ngực còn bỏ đầy bánh mỳ. Lúc đói bụng thì lấy cái bọc bánh mỳ từ trong áo ngực ra.
Mấy chi tiết nhỏ này đều bị mọi người bàn luận say sưa.
Bây giờ "Vianne của chúng ta đã ra tới tập sáu. Ở tập sáu Vianne đã đón sinh nhật thứ mười.
Mà trong mắt của Vianne "Daisy xấu tính", "Daisy khiến người ta phát chán", "Daisy vạm vỡ" bây giờ đã trở thành dì Daisy.
Hiện tượng này khiến cho các độc giả reo hò nhảy nhót, họ vẫn một mực trông mong ngày đó tới.
Thật không biết những người đó nghĩ thế nào. Âm mưu này dùng đầu ngón chân cũng có thể đoán được. Loại âm mưu này cũng có thể hiểu là vì để làm vui lòng. Cô bé nhúm vai với chiếc gương.
Cho dù ngoài lúc ngủ ra thì cô bé đều đeo kính, cho dù cặp kính quê mùa cục mịch kia đang từ từ biến thành một thói quen của cô bé, nhưng cô bé không phải là Vianne.
Không phải chính là không phải.
Không chỉ không phải, cô bé còn không có một điểm nào giống với Vianne ở trong sách. Dì Daisy vẫn luôn bịa chuyện với độc giả.
Vianne trong sách lúc ngủ sẽ nghiến răng, sẽ nói mơ, nhưng cô bé lúc ngủ vẫn luôn ngậm chặt miệng. Vianne trong sách luôn quên trước quên sau, nhưng cô bé luôn nhớ kỹ thứ thuộc về cô bé. Vianne trong sách thường xuyên lạc đường, nhưng cô bé chưa bao giờ đi tới những chỗ xa lạ, không đi tới chỗ lạ sao mà lạc đường.
Vianne trong sách đầu óc không được tốt lắm, nhưng cô bé hai tuổi rưỡi đã có thể thuộc lòng một ngàn từ tiếng anh. Mọi việc như thế này vẫn còn rất nhiều...
Nếu như phải tìm ra điểm giống nhau của cô bé với Vianne, thì đó là tiếng Pháp. Tiếng Pháp của cô bé cho tới bây giờ vẫn không tốt lắm.
Được rồi, bây giờ cô bé đã đeo mắt kính rồi.
Âm thanh của Sara hẳn là sẽ không lại xuyên qua khe cửa sổ nữa chứ? Kéo chặt áo khoác, cô bé lại lần nữa đi tới cửa phòng.
Mở cửa ra, chất liệu của dép lê nhẹ nhàng mềm mại, đạp lên đất không có bất kỳ tiếng động.
Trong ánh sáng nhạt, từng quả bong bóng màu sắc sặc sỡ dán trên trần nhà. Hoa tươi ở khắp nơi, đủ loại món đồ chơi nhồi bông. Hộp quà chưa mở xếp thành chồng núi nhỏ, đó là của độc giả đến từ các nơi trên thế giới tặng quà cho Vianne. Ở nhà của dì Daisy càng nhiều hơn.
Hàng năm quà sinh nhật Vianne nhận được có thể chất đầy một xe tải, xe tải sẽ đem chúng tặng cho "Nhà Dora".
"Nhà Dora" là đơn vị phúc lợi mà bà ngoại xây dựng cho người Di-gan vô gia cư. Dì Daisy lớn lên ở "Nhà Dora" từ nhỏ.
Bầu không khí còn lưu lại mùi nhàn nhạt của cây nến cháy hết và mùi kem của bánh ga tô. Chắc là cũng chỉ có hai thứ này vào giờ phút này mới thực sự đưa tới toàn bộ bóng dáng nhỏ bé trên hành lang sàn nhà vậy.
Trong lòng cô bé thở dài một hơi.
Ngay lập tức ---
"Dì nói này, cô bé mắt kính, người bé tí như vậy mà lại thở dài cái gì?" Dì Daisy làm động tác muốn gõ vào cái đầu cứng của cô bé.
Không nhớ rõ là khi nào, người từ bốn phương tám hướng ùn ùn ùa về phía cô bé làm cho cô bé sợ hãi, mắt kính rơi xuống đất, đầu tóc chải chỉnh tề bị thành như ổ gà, trên mặt lít nhít đầy dấu son môi. Bị động ôm từng bó hoa tươi chất chồng trên người cô bé. Đợi những người đó đi hết, cô bé hỏi dì Daisy: Họ đều rất thích các cô bé ngốc sao?
Trong nhận thức của cô bé, Vianne trong "Vianne của chúng ta" là cô gái vô cùng ngốc.
"Ai nói con ngốc vậy?" Dáng vẻ dì Daisy rất không vui.
Được rồi, đổi cách nói khác.
"Dì Daisy, họ đều thích cô bé hậu đậu sao?"
Ánh mắt của dì Daisy nhìn về một nơi xa xăm: "Bởi bì cô bé hậu đậu này có một bà ngoại tên là Lan Dora, vì vậy những thói quen qunê trước quên sau kia đã trở thành một loại khiếm khuyết nhỏ của một sự hoàn mỹ. Những con người của cái đất nước này tôn sùng tính thẩm mỹ không trọn vẹn. Venus cụt tay, Van Gogh bị mất tai trái".
Cho đến bây giờ cô bé vẫn không thể nào hiểu được những lời dì Daisy nói khi đó, nhưng cô bé tin rằng khi lớn lên cô bé có thể hiểu được những lời này. Nhưng khi nào thì cô bé mới có thể lớn nhỉ. Cho dù trong miệng những người đó không ngừng nói "Vianne lớn nhanh thật".
Ôi họ lại gọi cô bé là Vianne nữa rồi.
Giọng nói đó nhắc tới thì cổ họng nhanh chóng ép xuống. Cô bé lại thở dài. Quyển sách trên tay của dì Daisy đã không khách khí: "Được nhiều người thích như vậy mà con còn thở ngắn than dài cái gì chứ".
Được những người đó thích chính là Vianne lúc nào cũng hậu đậu kia, mà tính cách của cô bé với Vianne thì hoàn toàn ngược lại, chỉ cần là đồ của cô bé thì cô bé vĩnh viễn sẽ không buông tay.
Đúng vậy. Sẽ không!
Bóng người đung đưa trên sàn nhà, lướt qua hành lang hướng về phía cầu thang.
Phòng sách của mẹ ở ngay dưới lầu. Lúc chân đạp lên thảm trải sàn lên cầu thang cô bé đã nhìn thấn ánh sáng chiếu tới từ bên trái, đó là hướng phòng sách của mẹ.
Mẹ đúng là vẫn còn đang làm việc, đúng là một người cuồng công việc.
Men theo ánh đèn đó, bước chân nhẹ giống như người chồng ngân hàng của dì Daisy quay trở về buổi tối vậy.
Cho dù ông chủ ngân hàng kia về phương diện lễ nghi danh tiếng rất tốt. Nói tới đặc điểm "Thân sĩ phong độ" này thì mọi người lúc nào cũng mang ông ấy ra làm hình mẫu. Mặc dù quý ngài chủ ngân hàng đó luôn biểu hiện trên mặt vẻ hiền hòa thân thiết với cô bé, nhưng cô bé vẫn luôn nhắc nhở mình rằng cần phải chú ý tới mọi lời nói và hành động, người Israel có rất nhiều quy củ.
Luồng ánh sáng dẫn dắt cô bé kia là từ cửa thư phòng của mẹ chưa đóng kỹ phát ra.
Lúc cách cửa phòng còn khoảng năm bước chân cô bé cũng không biết vì sao tim mình lại đập loạn xạ, cô bé nghe được tiếng khóc lóc đè lén của phụ nữ truyền tới từ trong thư phòng.
Là mẹ đang khóc sao?
Không.Không phải. Mẹ chưa bao giờ khóc, ít nhất từ khi hiểu chuyện đến nay cô bé chưa từng thấy mẹ khóc.
Tóc ngắn gọn gàng, đa phần mẹ đều vận màu xám đen làm cho cô bé ấn tượng.
Không nhớ rõ là từ khi nào, cô bé đã từng hỏi mẹ: "Sao mẹ lại không giống như cô giáo Thu, mặc váy để gió thổi bay làn váy sẽ trở lên rất đẹp vậy?" "Bởi vì công việc của mẹ ở Bộ Ngoại Giao, gió thổi làn váy lên rất đẹp sẽ chỉ khiến phiền toái tìm tới, làm cho người ta sẽ có ý nghĩ rằng "Người đàn bà kia vừa nhìn đã biết là dễ nói chuyện".
Câu trả lời của mẹ khi đó cho tới bây giờ đối với cô bé mà nói vẫn giống như một đoạn kiến thức nửa vời.
Đi tiếp hai bước, tìm được một chỗ khuất, nghiêng tai lắng nghe. Cô bé phải xem có phải mẹ đang khóc không.
Trong chốc lát, có thể xác định được, tiếng nức nở từ thư phòng không phải là của mẹ.
Rõ ràng là giọng nữ đang khẽ thút thít kia cô bé không hề xa lạ.
Lại bước thêm nửa bước về phía trước, lắng nghe....
"Ầm" một tiếng.
Cô bé che miệng lại.
Sau đó là giọng nam quen thuộc phát ra "Tú Cẩm, Xin em, đừng để A Trăn bị đánh thức, hôm nay là sinh nhật của con bé".
Cô bé bịt chặt miệng lại.
Giọng phụ nữ quen thuộc đè lại một loạt tiếng khóc thút thít, giọng nữ quen thuộc đang nói. Giọng điệu nghe còn khiến cho người ta khó chịu hơn cả tiếng khóc kia: "Lâm Mặc, cuối cùng anh cũng ý thức được hôm nay là sinh nhật của Lâm Phức Trăn".
Không chỉ một lần, cô bé nói với những người đem quà nhét vào lòng cô bé: "Con không phải là Vianne, con là Lâm Phức Trăn".
Cô bé không phải là Vianne, cô bé là Lâm Phức Trăn.
Hơn một tiếng trước, Lâm Phức Trăn đã đón sinh nhật mười tuổi của cô bé. Hôm nay là sinh nhật của cô bé.
Hết chương 2!
P/S: Chương sau tiểu thịt tươi Liên Gia Chú lên sàn.