Mỗi Đêm Một Câu Chuyện Kinh Dị

Chương 92: Mộ Sống




Tôi không có ý định thuật lại tiểu thuyết 《 Thần Điêu Hiệp Lữ 》của Kim Dung tiên sinh, nhưng đây đúng là một trong rất nhiều câu chuyện mà Kỷ Nhan kể cho tôi biết.
"Thời tiết bắt đầu trở lạnh, tốc độ du lịch của tớ cũng bắt đầu chậm lại, bởi vì hành trình luôn tránh những thành phố lớn, nên chúng tớ đi tới một thôn xóm.
Thôn nhỏ dọc đường đi rất nhiều, thế nhưng cái này lại không thể không nói.
Thà nói là thôn, không bằng nói là một nghĩa trang khổng lồ, bởi vì chỗ này không ngửi được bất kỳ mùi sinh vật sống nào, ùn ùn đập vào mắt chỉ có từng ngôi mộ phần. Cổng thôn rất rộng rãi, những bãi cỏ đã khô héo mặc dù dưới ánh mặt trời mùa đông cũng không có quá nhiều màu tươi tắn, phần lớn côn trùng đều đã chết khô đem mình cuộn lại. Chân đạp lên còn có thể ngờ ngợ nghe được tiếng vang rạn nứt, giống như giẫm lên từng mảng từng mảng vỏ bào.
Hai bên bãi cỏ có một con đường gồ ghề rộng đủ hai người đi, nhưng một bên khác của con đường lại là những ngôi mộ. Có khi là giá đỡ ba góc do cỏ dại lẫn lộn với cành khô dựng thành, có khi là mộ phần do bia đá sứt mẻ dựng nên, trong tầm nhìn mênh mông bốn phía ngoại trừ một con bò cúi đầu gặm cỏ thì không còn bất kỳ vật gì nữa.
Loại này không giống những chỗ trong thành thị có nhiều chướng ngại vật che khuất tầm nhìn, chúng tớ thường có thể nhìn xa hơn, nhưng tớ chỉ thấy được con bò vừa rồi, cả thôn đừng nói là người, dường như ngay cả thôn xóm nhà cửa cũng không có.
Bên tai thỉnh thoảng xẹt qua chút tiếng gió, ánh mặt trời càng thêm rực rỡ, nhưng không cung cấp chút xíu nhiệt lượng nào, đứng ở loại địa phương này, tớ cảm thấy càng lạnh hơn.
Cuối cùng, tớ thấy được một người, một cụ già, một cụ già tập tễnh đi về hướng tớ.
"Chào cụ, xin hỏi nơi này gọi là gì ạ?" Tớ kéo Lý Đa tới hỏi.
Cụ già cúi đầu còng lưng, mặc một bộ áo khoác da dê đã gần phai màu, nửa dưới là quần bông màu đen to rộng, mang đôi giày vải miệng tròn dày cộm, ông đưa tay cuộn trong ống tay áo, hồi lâu mới trả lời tớ, thời điểm ông ngẩng đầu lên tớ bị dọa giật mình, trên cái đầu gần như khô quắt thành một quả bóng da cũ nát khảm một đôi mắt tam giác nheo lại, khuôn mặt khe rãnh ngang dọc mang theo biểu cảm bi thương khó hiểu, môi ông nứt nẻ, lộ ra từng vệt tia máu, nhưng chẳng chút quan tâm, mái tóc khô xoắn tít với nhau rất dơ, từng mảng dính bệt vào nhau.
"Ở đây gọi là Mộ thôn." Giọng ông cụ đục cực kỳ, giống như ngậm một ngụm nước mà nói chuyện, hơn nữa tớ cũng không nghe ra khẩu âm địa phương nào.
"Mộ thôn?" Lý Đa kinh ngạc hỏi, ông cụ ừ một tiếng xem như trả lời.
"Ở đây không có nhà cửa, có chăng chỉ là mồ mả, mộ người sống, đường kẻ chết." Ông cụ giải thích, chậm rãi đi về phía trước.
Trên con đường hẹp dài kia, ánh mặt trời chiếu xuống bóng lưng hẹp dài của ông cụ, ông hầu như không mục đích đi về phía trước, tớ dường như trông thấy chỗ hông của cụ treo một túi vải màu xám tro.
"Chúng ta đi tiếp về phía trước thôi, có lẽ có thể tìm được những người khác hỏi một chút." Lý Đa đề nghị nói, song quả thực cũng chỉ có thể như thế.
Dù đã đi rất xa, tớ vẫn không nhịn được ngoảnh đầu lại nhìn ông cụ kia một chút.
Thế nhưng đã không thấy ông cụ đâu nữa, cũng không phải đã vượt khỏi tầm mắt tớ, tớ nói rồi, vùng này mênh mông, hơn nữa thị lực của tớ rất tốt, tách ra cũng chưa bao lâu, ông cụ tuyệt đối sẽ không biến mất vào hư không được.
Nhưng trên con đường kia quả thực không thấy ông nữa, chút xíu cũng không có.
Mộ người sống, đường kẻ chết sao? Tớ khẽ thì thầm câu này, dường như nhớ ra gì đó, nhưng cũng không cách nào nhớ lại hoàn toàn, con người luôn như thế, càng muốn nhớ ra cái gì lại càng không nhớ nổi.
Không biết đi bao lâu, chúng tớ thấy chỉ có những ngôi mộ, thế nhưng khiến tớ khó hiểu là, những ngôi mộ này không hề có bất kỳ đồ cúng hoặc dấu vết từng có người tế bái.
Chẳng lẽ, đều là mồ hoang sao? Lý Đa nhỏ giọng thầm thì. Thôn này rất lớn, nhưng đi tới đi lui cũng chỉ có hai chúng tớ, vì vậy tớ phát hiện một vấn đề, chúng tớ phải nghỉ trọ thế nào đây. Trời đã bắt đầu dần thấm màu mực, mắt có thể nhìn thấy nguồn sáng cũng càng ngày càng ít.
Lý Đa chợt a một tiếng, tiếp theo kéo tớ, dùng tay chỉ bên cạnh.
Tớ theo ngón tay của con bé nhìn lại, đó là một ngôi mộ.
Phần mộ rất bình thường, dựng một tấm bia đá, phía sau là mả hình tròn, chỉ có điều, lớn hơn so với những cái bình thường tớ thấy.
Thế nhưng bất thường là từ sau mả đưa ra một bàn tay. Tay của phụ nữ, dài nhỏ mà trắng bệch, hoặc giả cũng không trắng lắm, chẳng qua dưới sự đối lập của bóng đêm ở đây có vẻ khá trắng mà thôi.
Xuất hiện sau đó là một cái đầu lông lá, tớ cẩn thận nhìn, hóa ra là một đầu người, hai tay của cô ta chống trên đất, cố gắng kéo lê, như hít đất vậy, cơ thể tuy gầy yếu lại hết sức khỏe mạnh, chưa đầy một lát, cả người cô ta đã từ trong mộ đi ra.
Tớ đột nhiên cảm giác được có gì quái dị, cứ như cô bé kia sinh ra từ nấm mồ vậy.
Sau đó tớ nhìn thấy ánh sáng, tuy mờ đục nhưng tớ khẳng định đó là ánh sáng của ngọn nến chứ không phải người hay động vật nào phát ra.
Quả nhiên, cô bé kia lại kéo ra ngoài một người, hình dáng ục ịch, hơn nữa cầm trong tay một giá cắm nến.
Giống như chơi trò trốn tìm vậy, từ trong ngôi mộ to kia bước ra ba người. Truyện Đam Mỹ
"A, có người ngoài." Cô gái thanh thúy hô lên, giọng nghe vô cùng tốt, như gió thổi chuông, nhưng lại mang theo sự ngang ngạnh dã tính, cứ như quả dại lớn lên trong núi, ngọt giòn bên trong thì chua xót.
"Đừng gào lên, đừng làm người ta sợ." Người đàn ông trung niên khác lại là một người giọng nói trầm ổn, ông ta rất cao, tuy không thấy rõ mặt lắm, nhưng cảm giác được cả người như một tấm ván cửa dày chắc.
Cuối cùng, ngọn nến sáng hơn, tớ bắt đầu có thể thấy rõ ràng bọn họ.
Một cô gái trẻ tuổi, một đôi vợ chồng trung niên, xem ra, họ là người một nhà.
"A Mã (mẹ), họ không phải bị chúng ta hù dọa rồi chứ." Cô gái nhìn hai chúng tớ không nói lời nào, đi tới ôm cánh tay người phụ nữ trung niên, một tay che miệng cười, người phụ nữ trung niên tóc chỉnh tề chải phía sau, tuy rằng cơ thể đã phát tướng, nhưng từ khuôn mặt ngũ quan đoan chính xem ra lúc trẻ chắc chắn cũng xinh đẹp như cô bé này.
Bà mẹ cười một tiếng, có chút trách cứ lắc tay cô bé, nhưng không nói lời nào.
"Các cậu là người vùng khác nhỉ, không biết quy củ của chúng tôi, làm kinh sợ các cậu rồi, thật ngại quá." Tiếng phổ thông của người đàn ông trung niên rất tốt, tớ lập tức gật đầu với ông ấy.
"Không sao, chỉ là có chút khó hiểu mà thôi." Tớ cười nói.
Vì vậy, gia đình này mời chúng tớ vào nhà họ —— Ngôi mộ thật lớn kia.
Tớ tuyệt đối không ngờ rằng mình có thể còn sống đi vào trong mộ, loại cảm giác này khá quái dị, tớ chậm chí có chút hoảng hốt, mình rốt cuộc còn sống hay đã chết.
Có lẽ cũng không quan trọng.
Bên trong càng rộng hơn so với tới tưởng tượng, có chút tương tự hầm trú ẩn của Thiểm Tây, nhưng là hình vòng tròn, giống như một cái chảo sắt thật lớn úp lại, ngôi mộ cao khoảng 2.5m, dài rộng khoảng 4m, xem ra ban đầu đào cái này thực sự rất tốn sức, cửa vào cách bên trong gần 2m, mặc dù có một đống đất lót, leo lên vẫn rất khó khăn. Bốn phía vô cùng trơn trượt, mặc dù làm bằng bùn, nhưng vẫn khô ráo lắm, mang theo màu bụi đất, không có mùi lạ, chỉ là bên trong hơi cảm thấy áp lực và không khí ngột ngạt.
"Em biết anh chắc chắn rất khó hiểu, vì sao nhà em đang êm đẹp lại phải ở trong mộ." Cô bé cười sang sảng nhìn chúng tớ nói, tiếp theo lắc đầu, cả người phát ra tiếng giòn giã, nghe cô bé nói chuyện, như ăn một quả táo ngọt giòn vậy.
Tớ cẩn thận nhìn cô bé toàn thân bọc váy bông màu lam đậm, kèm theo hoa văn rất đẹp, trên người con treo một ít trang sức bạc, thảo nào có tiếng vang. Cô bé rất đẹp, ngũ quan vẫn còn lộ chút non nớt, da cũng rất trắng trẻo, hơn nữa trên cổ tay mang một trang sức màu bạc, vô cùng xinh xắn. Chẳng qua dường như trang sức rất nặng, trên cổ tay cô bé cũng lưu lại một vết bầm xanh tím.
"Chớ có quấy." Bà mẹ lôi cô bé đi, cô bé có chút không bằng lòng, nhưng vẫn phải đi.
Hóa ra bên cạnh còn có một lối đi, đoán chừng là đường đi vào phòng trong, nếu như tớ qua đó còn phải cúi thấp đầu, xem ra đó là phòng của cô bé.
Nơi tạm thời có thể gọi là nhà này đầy đủ mọi vật phẩm sinh hoạt hằng ngày, bàn ghế, thức ăn trà nước, người đàn ông cho chúng tớ hai khối điểm tâm màu trắng cỡ bằng cái hộp quẹt, dường như làm từ gạo nếp, hương vị vô cùng ngọt ngào.
"Chỗ này gọi là Mộ thôn, ở đây có rất nhiều nhà như chúng tôi, mọi người đều ở trong mộ xây thế này, mấy ngày nay ban ngày mọi người sẽ không ra ngoài, đến đêm mới ra ngoài vận động hít thở không khí, ai ngờ có người ngoài đến, không hù các cậu chứ?" Người đàn ông trung niên khuôn mặt rộng mày rậm, mũi cao miệng rộng, vẻ mặt khí khái anh hùng, chẳng qua ánh mắt hơi cô quạnh, dường như có tâm sự gì đó.
"Ban ngày không có ai ở sao?" Tớ hỏi, người đàn ông khẳng định gật đầu.
Tớ lập tức nhớ lại ông cụ kia, ông cụ mặt mũi nói chuyện cổ quái, thoắt cái biến mất trên con đường kia.
"Tại sao có quy củ kỳ lạ này?" Lý Đa tò mò hỏi, kỳ thực tớ cũng rất muốn hỏi, nhưng đôi khi người ta có lẽ không hề muốn kể cho người khác biết, nói cách khác, nếu người ta sẵn lòng nói thì không cần hỏi cũng sẽ tự nói.
Quả nhiên, mặt người đàn ông lộ vẻ khó xử, dường như có chút do dự, ông ấy liếc nhìn bên cạnh, tựa hồ cô gái bên kia vẫn còn đang trò chuyện với mẹ, vì vậy chậm rãi nói.
"Chúng tôi ở thôn này đã nhiều năm, ai cũng không biết quy củ này quyết định từ khi nào, truyền thuyết rằng những ngày trước các Hán nhân muốn trưng binh ở chỗ chúng tôi, các cụ sợ thanh niên trai tráng chết trên chiến trường, vì vậy họ giấu toàn bộ người sống trong mộ, chỉ để lại lỗ thông khí và một ít thức ăn, những chàng trai kia ban ngày không dám ra ngoài, mãi đến tận đêm mới có thể lộ diện, sau này những người này còn sống, vì vậy mới có làng ngày nay. Cho nên thời gian chưa đầy một năm này mọi người trốn ở đó đã sớm xây dựng bên trong mộ biểu thị tưởng niệm, hơn nữa mùa đông ở đây cũng vô cùng ấm áp, dần dà thành thói quen, người ngoài không hiểu rõ, thường sẽ đồn đại nơi này của chúng tôi là Quỷ thôn."
Tớ ồ một tiếng, người đàn ông lại nói cho tớ biết, trên thực tế cả nhà họ có nhà cửa của mình, song cách nơi này một quãng đường, đi bộ khỏe cũng phải hơn một giờ.
Tớ hỏi người đàn ông, mộ người sống, đường kẻ chết có ý gì, người đàn ông lấy làm kinh hãi, hỏi làm sao tớ biết, tớ chưa nói cho ông ấy là cụ kia nói, chỉ là mình nghe được.
"Thời điểm đến, cậu sẽ nhanh biết thôi." Ông ấy nói xong, gọi bên trong một tiếng, cô bé và mẹ mình đi ra.
"Tôi mang các cậu đi cùng, sẽ biết mộ người sống, đường kẻ chết là ý gì. Cậu tới rất đúng lúc, một năm chỉ có lúc này mới có thể thấy." Ông ấy chậm rãi nói, tiếp theo lại lần nữa leo ra ngoài mộ.
Quả nhiên, bên ngoài đã nổi lên những ngọn đuốc lẻ tẻ tốp năm tốp ba như đom đóm vậy, chẳng qua bây giờ là mùa đông, thân lại ở bên mộ, hoàn toàn không có loại ý thơ này.
Từng ngọn lửa dần dần tụ lại, chúng tớ đi theo người đàn ông cùng sang đó, đại khái tụ họp hơn trăm người, phần lớn ăn mặc giống nhau, tuy phong phanh, nhưng họ cũng không có vẻ lạnh.
Nhưng có một ông già, cúi đầu không ngừng ho khan, ông ấy dường như có vài phần tượng tự cụ già đã nhìn thấy lúc sáng.
Tất cả mọi người im lặng, chỉ vây xung quanh ông cụ, chậm rãi di chuyển về phía trước, mà họ cũng đi hai bên con đường kia, chỉ có ông cụ đi một mình giữa đường.
Không biết đi bao lâu, thẳng tới một ngọn núi đá bỏ hoang không cao lắm, con đường nhỏ kia đến đây cũng kết thúc.
Ngọn núi này rất quái dị, chân núi có rất nhiều hang lỗ lớn lớn nhỏ nhỏ, mỗi hang cao khoảng 0.8m, rộng một mét, về phần sâu bao nhiêu thì không thấy rõ lắm, mỗi hang đều bị đá xây lại phong kín. Họ đi tới cạnh một cái hang chưa đóng, ông cụ tự mình đi vào.
Ông không nói gì, chỉ đi vô cùng từ tốn, dưới ánh sáng những cây đuốc của mọi người chiếu sáng rực song bóng lưng cụ già vẫn u ám như cũ.
Ông khom lưng đi vào, ngồi bên trong, bên cạnh có một thanh niên trẻ xếp vào một chai nước và một túi thức ăn. Tớ vẫn không hiểu họ muốn làm gì.
Rất nhanh, tất cả mọi người ôm một tảng đá chồng lên trước mặt ông cụ.
Hóa ra họ muốn đóng kín hang lại, để ông chết bên trong. Khi ông cụ kia uống một ngụm nước cuối cùng, gặm xong một ngụm lương khô cuối cùng, chờ đợi ông chỉ có cái chết, tớ muốn qua đó hỏi vì sao chôn sống ông ấy, kết quả lại bị một bàn tay kéo lại.
Nhìn lại hóa ra là cha của cô gái, dáng vẻ ông rất khó coi, khuôn mặt như bị mấy bàn tay nắn bóp vậy, rất nhọc nhằn kéo tớ và Lý Đa trở về, đồng thời gọi vợ con cùng quay về.
Dọc đường đi tớ chất vấn ông ta đến tột cùng xảy ra chuyện gì, khi tớ chậm rãi bình ổn lại sự kinh ngạc và tức giận của mình, người đàn ông mới từ từ giải thích cho tớ.
"Ở trong thôn, mọi người chỉ cần là sắp chết, đều sẽ được dọn đến đó, mọi người để lại chút nước và thức ăn, phong kín cửa, để người đó trong động đến chết, ai cũng đều như vậy, tôi sau này sẽ như vậy, con gái tôi cũng vậy, cho nên cậu không cần phẫn nộ và khó hiểu."
"Ngay thời điểm này năm ngoái, tôi cũng tự tay chôn ba lạc (cha vợ) của tôi vào." Giọng ông ta rất nhỏ, theo hầu kết lên xuống nhúc nhích mới chảy ra mấy chữ này, cô gái bên cạnh và vợ ông ấy cũng lặng thinh.
Tớ thực sự không cách nào hiểu nổi tập quán của họ, bỗng nhiên tới nhớ lại cụ già ban ngày.
Bởi vì tớ thấy được, ông ấy ngay ở phía trước cách đó không xa, như cũ khom người cuộn tay áo nhìn chằm chằm chúng tớ, không, phải nói là nhìn chằm chằm người đàn ông kia. Ông ấy cứ thế đứng trên con đường nhỏ, con đường nhỏ ông cụ vừa bị vùi vào hang đá kia từng đi qua.
Người đàn ông cũng nhìn thấy, cô bé và mẹ mình cũng nhìn thấy.
Họ không hẹn mà cùng sững sờ tại chỗ. Ông cụ chậm rãi đi về hướng này, mà cả nhà kia lại lui về phía sau.
"A Đại!" Cô bé dường như rất kích động, hô lớn muốn qua đó, lại bị cha mẹ liều mạng kéo lại.
Ông cụ dừng bước, đứng đó không nhúc nhích.
"A Mẫu (cha vợ), là con có lỗi với người, người đừng tìm con con." Người đàn ông bỗng chắn trước vợ con lớn tiếng nói.
Ông cụ như trước không nói gì, nhưng chỉ cô bé được mẹ kéo lại. Ông chậm rãi tiến qua đó, dường như muốn bắt lấy tay cô bé.
"A Đại, a Đại!" Cô bé khóc hô, cũng đưa tay qua, song bị cha mẹ cô kéo xa.
Tớ vội vàng đi tới, ông cụ kia thấy tớ sang, bỗng nhiên chậm rãi lùi về con đường kia, dần dần biến mất.
Cả nhà kia chưa tỉnh hồn, nhất là cô bé khóc gọi ông ngoại mình.
Trở về mộ, bà mẹ thật vất vã mới dỗ cô bé ngủ được.
"Chúng tôi cũng không còn cách nào hết." Người đàn ông đau khổ túm tóc mình, vợ ông dịu dàng vuốt ve tấm lưng dày rộng của chồng, nhưng trong mắt vẫn đầy lệ.
"Nhà rất nghèo, ngay cả Mễ Thải (con gái) đến trường cũng gom không đủ, nó thích ca hát, êm tai như tiếng sơn ca, trẻ con chung quanh đều thích nó, thế nhưng tôi không có bản lĩnh đưa nó đi học, A Đại nó mắc bệnh nặng không rõ nguyên do, tiền như ném vào hang không đáy, chữa cũng không khá lên.
Mắt thấy không sống nổi nữa, tôi đành phải cùng bà ấy quỳ gối trước mặt cụ cầu xin cụ, tôi biết làm như vậy phải gặp báo ứng, người vào mộ sống sẽ không ra được, trừ phi mình tự nguyện đi vào, không ai có thể ép buộc, bị người trong thôn biết chúng tôi cầu xin trưởng bối trong nhà vào mộ sống sẽ bị mắng đến chết, hơn nữa còn đuổi ra ngoài, người Miêu chúng tôi trước giờ có lớn nhỏ, không có tôn ti, người già đều được làng cực kỳ kính trọng, hơn nữa A Đại con bé lúc còn trẻ từng chạy đoàn ngựa thồ, từng buôn bán vàng, vì làng đổ mồ hôi máu, tất cả mọi người tôn kính gọi cụ là Tư Vưu, người cùng vai vế không ai nhận được sự kính trọng của người trong làng hơn ông.
Ông già rồi bị bệnh, ngay cả nói cũng nói không được, nhưng yêu cháu ngoại vô cùng, thích nghe con bé hát, chúng tôi nếu không còn còn cách nào cũng sẽ không làm như vậy, khi chúng tôi cần xin ông ông a a không nói ra lời, chỉ không ngừng dùng tay chỉ cháu ngoại.
Chúng tôi nói với người trong thôn, nói ông đồng ý vào mộ sống, khi họ tới hỏi, ông cũng chỉ thật gian nan mà gật đầu, song vẫn chảy nước mắt.
Tôi tự tay đắp tường đá cho ông, cũng đã một năm rồi, ông không thể nào còn sống được, tôi không sợ gì, chỉ sợ ông bắt mễ thải của tôi đi." Người đàn ông nói đến đây thì khóc không thành tiếng, cùng vợ ôm lấy nhau.
"A Đại!" Bên trong bỗng truyền tới tiếng la sắc nhọn của cô bé, chúng tôi vội vào trong.
Ông cụ kia thế mà lại ở đây, ông một tay xoa đầu cô bé, một tay nắm tay cô bé. Trên mặt không có bất kỳ biểu cảm gì, tớ vô cùng lo lắng, thậm chí muốn xông tới cứu cô bé. Lý Đa lại nắm chặt lấy tớ, cô vừa lắc đầu vừa chỉ cô bé.
Cô bé chảy nước mắt nhìn ông ngoại mình, tớ đột nhiên cảm giác được ông cụ sẽ không thương tổn cô.
"Đừng, đừng mà." Mẹ cô bé quỳ xuống đất, người đàn ông cũng quỳ xuống.
Ông cụ không nói gì, chỉ cởi trang sức trên tay cô bé ra.
Thứ đó vậy mà có thể hoạt động. Ông đặt trang sức bên mép giường. chậm rãi ra khỏi mộ. Qua thật lâu, đôi vợ chồng mới đứng dậy, vội vàng ôm lấy con gái, rất sợ cô bé thiếu mất cái gì.
Tớ cầm trang sức bên mép giường lên, phát hiện trọng lượng không đúng, lấy tay đẩy một cái, không ngờ phát hiện có thể hoạt động.
Hóa ra là rỗng ruột, bên trong chứa toàn là thứ dạng bột, nói chính xác ra, là kim sa.
Hai vợ chồng vô cùng giật mình nhìn những hạt vàng kia, lại lấy những trang sức khác của con gái, những thứ này nghe đâu đều là ông cụ khi còn sống đưa cho cháu ngoại, kết quả bên trong đều chứa kim sa.
Hai vợ chồng giờ mới hiểu được vì sao ông cụ trở về, họ ôm con gái đau đớn khóc ồ lên.
Cách mỗi một năm, người chết đều sẽ dọc theo con đường nhỏ kia trở về quê nhà mình, thăm người thân của mình, cho nên người thôn này vào thời điểm đó đều sẽ trốn trong mộ, ý nói người nhà không ở dương thế không gặp người quá cố nữa. Vả lại như vậy họ cũng sẽ không sợ mà không dám lộ diện.
Tớ hỏi Lý Đa tại sao con bé lại biết ý của ông cụ, cô bé chỉ nhàn nhạt nói trước đây Lê Chính cũng từng nhìn cô bé giống như ánh mắt của ông cụ kia —— Tuy lạnh lùng, nhưng lại không đành rời xa.
Ngày thứ hai, tớ rời khỏi Mộ thôn kia, đôi vợ chồng thì đưa con gái đến chỗ chôn cất ông cụ, đi tế bái đàng hoàng, có lẽ đối với thân nhân mà nói vĩnh viễn sẽ không tồn tại sự thù hận, có chăng chỉ là quan tâm và tha thứ. Về phần con đường kia, có lẽ ai cũng sẽ đều phải bước lên đó, tôi cũng vậy, bạn cũng vậy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.