Mỗi Ngày ma Tôn Đều Muốn Đào Hôn

Chương 1.1: Lưu ý cách xưng hô trong truyện




Mình chia sẻ về cách xưng hô trong truyện trước ở đây, để các bạn không phải mắc công hỏi lẻ tẻ.
Trước khi lựa chọn xưng hô, mình sẽ xem xét các yếu tố sau:
1. Xét theo văn hoá của mỗi nước. Vì cái này ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp.
Vd dịch câu "MẸ khỏe không?" sang tiếng Anh. Phải bắt buộc dịch thành "How are YOU?". Không thể vì là truyện Việt nên viết thành "How are/is MOM?", hoặc "How is your MOTHER? sẽ sai ngữ pháp, hoặc làm người đọc hiểu lầm thành ngôi ba.
Có một số chỗ nhân vật xưng "Ta - ngươi" với người lớn hơn. Trong tiếng ANH (you - I) Hoa (ngộ - ni) điều này là bình thường. Nhưng theo văn hoá giao tiếp của VN là vô lễ. Thế nên mình sẽ chuyển về cho hợp lý.
Vd: "Ngươi khóc sao?" Thành "Sư phụ khóc à?" chẳng hạn.
2. Xét tới cổ đại hay hiện đại. Mình đã tìm hiểu, và biết được người Việt thời xưa xưng hô gần giống hiện đại. Nghĩa là vẫn phân cấp bậc, không ngang hàng kiểu "I - You" hoặc là "Ngộ - Nị" như Anh, Hoa. Chỉ có 1 số từ đã mất dần theo thời gian. Chẳng hạn như: Mỗ (tôi), qua, bậu, mạ, u... Người xưa không gọi "chị dâu" = "đại tẩu", "chú" = "thúc phụ", nhi tử, tổ mẫu... Chỉ có trong giới quan trường, vua chúa mới có cách gọi khác. Nhưng vẫn không giống cách gọi của người Hoa.
Cuối cùng, đây là bối cảnh tu tiên (giả tưởng),vậy thì nên chọn cách xưng hô của BÌNH DÂN hay VUA CHÚA thời xưa?
Mình chọn là vế thứ nhất, vì tác giả có nhắc đến ít nhất là 2 lần trong tác phẩm "người tu tiên không nhiều quy củ như người phàm." Như vậy sẽ gần gũi hơn. Cho nên...
❗️Mối quan hệ trong môn phái thì gọi nhau là: huynh/ đệ, lão, sư phụ...
❗️Mối quan hệ trong gia đình thì cứ theo bình thường: Anh, em, cha, mẹ, bà ngoại, chú...
Mình từng đọc nhiều truyện tu tiên, đa phần các nhà dịch khác lựa chọn giữa lại ngôi xưng theo người Hoa. Và mình thấy cái nào cũng được. Vì chuyển ngữ rất khó thay thế 100%, chuyển 1 phần hay giữ nguyên là do lựa chọn của từng nhà.
Thân mến!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.